4 Dấu hiệu nhận biết mũi tụt sụn sau nâng mũi – Cách khắc phục
Trong quá trình tạo hình thẩm mỹ mũi, dáng mũi sẽ được chỉnh sửa lại và nâng cao hơn nhờ vào chất liệu sụn độn mũi. Thông thường, hiện tượng tụt sụn mũi thường xảy ra ở những khách hàng dùng sụn nhân tạo để nâng mũi. Một số dấu hiệu nhận biết mũi tụt sụn sau nâng là: Đầu mũi đỏ, sưng tấy, đầu mũi nhọn hoắt hoặc dài ra bất thường kèm theo các biểu hiện khó thở, nghẹt mũi, nhiễm trùng, đau nhức. Nếu tình trạng tụt sụn kéo dài mà không được khắc phục sẽ gây ra tình trạng thủng đầu mũi, lòi sụn, mũi bị lệch vẹo, hoại tử mũi.
1. Dấu hiệu nhận biết mũi tụt sụn sau nâng
Bác sĩ PTTM Robert Nguyễn – Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà cho biết, những dấu hiệu nhận biết mũi bị tụt sụt sau nâng bao gồm hình dáng mũi bất thường, mũi sưng tấy, đau nhức, mất cảm giác, khó thở, ngẹt mũi, nhiễm trùng.
Nâng mũi bị tụt sụn là biểu hiện thường thấy sau khi nâng mũi. Khi sụn nâng mũi không nằm đúng vị trí ban đầu mà tụt xuống đầu mũi, khiến đầu mũi bị kéo dài ra, thủng đầu mũi hoặc bị biến dạng.
Bạn có thể nhận biết mũi bị tụt sụn qua những dấu hiệu như sau:
– Dáng mũi bất thường: Mũi có hình dạng không tự nhiên sau khi nâng, như đầu mũi dài ra, nhọn hoắt hoặc bị lệch vị trí. Điều này khiến dáng mũi trở nên không cân đối và không hài hòa với khuôn mặt.
– Sưng tấy, đau nhức và mất cảm giác: Mũi có thể sưng tấy, đau nhức và gây mất cảm giác sau phẫu thuật nâng mũi. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này kéo dài hoặc không giảm đi sau thời gian hồi phục, có thể là dấu hiệu của mũi tụt sụn.
– Khó thở, nghẹt mũi: Khó thở và nghẹt mũi sau nâng mũi cũng là dấu hiệu phổ biến của mũi tụt sụn. Nếu mũi bị tụt sụn, có thể xảy ra cản trở trong đường thoái khí, gây khó khăn trong việc thở qua mũi.
– Biến dạng mũi: Mũi tụt sụn có thể dẫn đến biến dạng về hình dạng, chẳng hạn như đầu mũi bị lõm, gồ lên hoặc thậm chí thủng đầu mũi. Những biến dạng này là dấu hiệu rõ ràng của mũi tụt sụn.
Khi thấy các dấu hiệu bất thường sau khi nâng mũi, khách hàng cần liên hệ ngay với bác sĩ và tiến hành tái khám để được kiểm tra và khắc phục kịp thời, tránh các biến chứng chuyển biến nặng.

Dấu hiệu nhận biết mũi tụt sụn sau nâng
2. Nguyên nhân gây tụt sụn sau khi nâng mũi
Có 6 nguyên nhân phổ biến gây tình trạng tụt sụn sau khi nâng mũi là do:
– Bác sĩ không đủ kinh nghiệm: Khi nâng mũi, bác sĩ thẩm mỹ sẽ tiến hành bóc tách tạo khoang mũi để đưa chất liệu sụn cần cấy ghép vào trong. Nếu bác sĩ có tay nghề kém, kinh nghiệm chuyên môn ít, các thao tác thực hiện không chuẩn khiến dáng mũi bị lệch và tụt sụn sau một thời gian nâng mũi. Trong trường hợp bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, quá trình thực hiện sẽ đảm bảo chính xác và an toàn tối đa. Những bác sĩ giỏi còn có khả năng xử lý hiệu quả các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện, mang đến cho khách hàng kết quả tốt nhất.
– Sử dụng công nghệ kém hiện đại: Yếu tố công nghệ cũng sẽ tác động đến kết quả thẩm mỹ và phản ứng sau nâng mũi. Nếu áp dụng công nghệ và kỹ thuật nâng mũi cũ sẽ không kiểm soát được rủi ro, quá trình bóc tách dễ gây tổn thương diện rộng và khó giữ được cấu trúc mũi ổn định. Trong trường hợp sử dụng công nghệ hiện đại, quá trình tái cấu trúc mũi sẽ diễn ra nhanh chóng, hạn chế tổn thương và tránh nguy cơ tụt sụn.
– Sụn nâng mũi không phù hợp: Khi sử dụng sụn quá dài hoặc quá ngắn, chất liệu sụn cứng, vùng da mũi không đủ khả năng để nâng đỡ, dẫn đến việc sụn không thể bám chắc và gây ra tình trạng tụt sụn, lộ sụn và thậm chí là thủng da đầu mũi. Bên cạnh đó, chất liệu sụn nâng mũi không tương thích sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Dị ứng, bóng đỏ đầu mũi, đau nhức kéo dài…
– Không chăm sóc vết mổ đúng cách: Dáng mũi sau khi nâng tương đối yếu, sụn mũi chưa có độ gắn kết nên rất dễ bị xô lệch sụn và gây mưng mủ, nhiễm trùng bên trong mũi. Khi bạn chăm sóc vết thương không đúng cách, trong vòng 7 – 10 ngày sau khi nâng, tình trạng tụt sụn có thể xảy ra.
– Viêm nhiễm: Nhiễm trùng kéo dài sẽ gây ra tình trạng tụt sụn và kèm theo cảm giác đau nhức, sưng tấy, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
– Phẫu thuật nhiều lần: Khi thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa mũi nhiều lần, lớp da vùng mũi sẽ bị bào mòn và yếu dần dẫn đến tình trạng tụt sụn, lộ sụn hoặc thủng đầu mũi. Do đó, bạn nên nâng mũi tại cơ sở thẩm mỹ uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn để tránh phải thực hiện nâng mũi nhiều lần.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt sụn
3. Nâng mũi bị tụt sụn có nguy hiểm không
Bác sĩ PTTM Robert Nguyễn cho biết, nâng mũi bị tụt sụn có thể gây nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách. Tình trạng tụt sụn sau khi nâng mũi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng của mũi, gây ra các vấn đề như khó thở, nghẹt mũi, nhiễm trùng, đau nhức, hoặc biến dạng về hình dạng của mũi.
Khi sụn nâng mũi không nằm đúng vị trí ban đầu mà tụt xuống đầu mũi, đầu mũi có thể bị kéo dài ra, thủng đầu mũi hoặc bị biến dạng. Nguyên nhân gây tụt sụn sau khi nâng mũi có thể do sử dụng sụn nhân tạo không phù hợp, kỹ thuật thực hiện không chuẩn, hoặc kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ không đủ.
Để khắc phục tình trạng tụt sụn sau khi nâng mũi, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ. Bác sĩ sẽ tiến hành xem xét tình trạng của mũi, đánh giá mức độ tụt sụn, và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, việc khắc phục sẽ liên quan đến việc loại bỏ sụn cũ, khôi phục các cấu trúc mũi và điều chỉnh lại hình dạng mũi.

Nâng mũi bị tụt sụn có nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời
4. Cách xử lý khi bị tụt sụn sau khi nâng mũi
Để khắc phục tình trạng tụt sụn sau khi nâng mũi, bác sĩ sẽ tập trung vào việc loại bỏ sụn cũ, khôi phục các mô da bị tổn thương và tái tạo lại hình dáng mũi. Toàn bộ quá trình tái tạo mũi đòi hỏi bác sĩ thẩm mỹ nhiều năm kinh nghiệm, có tay nghề cao mới có thể xử lý một cách an toàn. Thông thường, khách hàng phải chờ đợi khoảng 3 – 6 tháng sau khi nâng mũi mới được cấy ghép sụn mũi mới.
Cách xử lý tụt sụn sau khi nâng mũi được diễn ra theo 4 bước như sau:
– Bước 1: Bác sĩ tiến hành kiểm tra mức độ tụt sụn và tư vấn phương pháp khắc phục phù hợp cho khách hàng.
– Bước 2: Phẫu thuật chỉnh sửa mũi và xử lý tụt sụn
Bác sĩ tiến hành vệ sinh khoang mũi sạch sẽ và gây tê để loại bỏ cảm giác đau trong quá trình thực hiện.
Bác sĩ thực hiện thao tác cắt rạch để mở khoang mũi, loại bỏ sụn cũ và khắc phục các mô da bị tổn thương. Tiếp theo, bác sĩ sẽ thay thế sụn mới là sụn nhân tạo hoặc sụn tự thân (sụn sườn). Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng sụn tự thân để đảm bảo độ tương thích 100% với cơ thể, tránh các phản ứng viêm, dị ứng.
– Bước 3: Khâu đóng vết thương.
– Bước 4: Khách hàng được đưa tới phòng nghỉ dưỡng và sử dụng thuốc kháng sinh Augmentin, thuốc chống phù nề Alpha Choay, thuốc giảm đau Efferalgan… theo đơn kê của bác sĩ. Trước khi ra về, bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc tại nhà để vết thương nhanh chóng phục hồi.

Cách xử lý khi bị tụt sụn sau khi nâng mũi
Nâng mũi bị tụt sụn là một trong những biến chứng có thể xảy ra khi nâng mũi tại cơ sở không uy tín. Do đó, bạn nên cẩn trọng trong việc lựa chọn địa chỉ làm đẹp và bác sĩ thẩm mỹ để đảm bảo sở hữu dáng mũi đẹp như mong muốn mà không gây biến chứng nguy hiểm.
Bài viết liên quan

Giải đáp: Nâng mũi cấu trúc có bị tụt sụn không

Khuyến cáo: Những trường hợp không được nâng mũi cần biết

7 Ngày sau nâng mũi vẫn sưng do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

Hút dịch sau khi nâng mũi có đau không – Giải đáp bác sĩ thẩm mỹ

5 Biến chứng sau nâng mũi và cách xử lý hiệu quả

Nhập thông tin của bạn
×