Giải đáp: Nâng mũi cấu trúc có bị tụt sụn không
Khi đi nâng mũi cấu trúc ngoài mối quan tâm về giá cả, địa chỉ thực hiện, rất nhiều khách hàng còn băn khoăn nâng mũi cấu trúc có bị tụt sụn không? Thực chất đây là phương pháp thẩm mỹ tái cấu trúc lại toàn bộ dáng mũi, đảm bảo an toàn, không lo tụt sụn, mang đến kết quả như ý.
1. Thực hiện nâng mũi cấu trúc có bị tụt sụn không
Bác sĩ Daniel Nguyễn, Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà cho biết, sau nâng mũi xong mũi của khách hàng không bị tụt sụn nếu thực hiện tại cơ sở thẩm mỹ uy tín, biết cách kiêng khem đúng chỉ dẫn.
Trên thực tế nâng mũi bị tụt sụn là biến chứng thường gặp do nâng mũi sai hoặc trong quá trình chăm sóc khách hàng vô tình va đập làm lệch vị trí.
Thông thường biến chứng xảy ra rất nhanh, sau khi nâng khoảng 2 – 3 ngày phẫu thuật, kèm theo đó là các phản ứng nghiêm trọng khác. Nếu để tình trạng này kéo dài nhiều ngày, form mũi biến dạng sẽ gây ra cảm giác vô cùng khó chịu.
--
2. Hình ảnh mũi bị tụt sụn
Những hình ảnh khách hàng bị tụt sụn sau nâng mũi dưới đây là hậu quả của việc nâng mũi giá rẻ, vội vàng trong việc lựa chọn địa chỉ làm đẹp kém chất lượng…
3. Tại sao nâng mũi cấu trúc bị tụt sụn
Sở dĩ có những trường hợp nâng mũi cấu trúc xong bị tụt, lộ sụn là do những nguyên nhân sau:
3.1 Bác sĩ tay nghề kém
Tay nghề bác sĩ yếu kém thường dẫn tới những tới sai sót như: Bóc tách khoang mũi quá mức, vị trí đặt sụn sai, mũi khâu không đúng kỹ thuật… khiến cấu trúc của mũi không chắc chắn.
Hơn nữa, bác sĩ thiếu kiến thức và năng lực chuyên môn sẽ không biết cách tư vấn cho khách hàng loại sụn phù hợp, dễ gây ra những biến chứng khi cấy ghép.
Khách hàng thường gặp phải bác sĩ yếu kém khi đến những địa chỉ thẩm mỹ giá rẻ, thương hiệu không có tên tuổi và uy tín trên thị trường.
Đăng kí tư vấn cùng bác sĩ nâng mũi trên 10 năm kinh nghiệm
3.2 Do lựa chọn sụn nâng không phù hợp
Việc lựa chọn sụn nâng quá dày/cứng/dài, tỷ lệ không phù hợp sẽ làm cho làn da ở đầu mũi bị căng giãn, không đủ khả năng nâng đỡ toàn bộ sụn.
Đặc biệt với những người có làn da mỏng yếu, đầu sụn lộ ra ngoài, có nguy cơ cao bị thủng đầu mũi. Ngoài ra, sụn nâng nhân tạo kém chất lượng, độ tương thích không cao với cơ thể cũng gây nên những phản ứng đào thải, dần dần khiến mũi bị biến dạng, cong vẹo xấu xí.
3.3 Công nghệ nâng mũi cấu trúc lỗi thời
Yếu tố công nghệ cũng tác động lớn đến kết quả chỉnh sửa và những phản ứng sau nâng mũi. Nếu quy trình nâng mũi áp dụng công nghệ tiên tiến, thao tác chính xác thì nguy cơ bị sụt sụn rất thấp.
Ngược lại, quá trình phẫu thuật không được sự trợ giúp từ các thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ lỗi thời sẽ khó kiểm soát được rủi ro, phạm vi tổn thương lớn và khó giữ được mũi ổn định.
Nhan sắc thăng hạng với dáng mũi cao chuẩn Thái -
3.4 Do vận động mạnh gây chấn thương mũi
Sau thẩm mỹ, chiếc mũi vừa nâng vẫn chưa ổn định form dáng, sụn chưa có độ gắn kết bền chắc nên dễ lệch vẹo hay xê dịch khi chịu tác động lớn. Nếu khách hàng chú ý chăm sóc mũi cẩn thận, tham gia các môn thể thao cường độ cao trong 7 ngày sau nâng mũi thì tình trạng sụt sụn xảy ra là điều khó tránh.
4. Cách nhận biết tụt sụn ở mũi
Bạn có thể nhận biết biến chứng sụt sụn sau phẫu thuật nâng mũi thông qua những dấu hiệu sau:
– Phần đầu mũi dài nhọn, hơi cứng và sờ thấy nốt sần.
– Làn da quanh mũi bị kéo căng, sưng tấy, khó chịu.
– Đầu mũi lệch, phần sống mũi bị hạ thấp, hình dáng xiêu vẹo.
– Mũi bị bóng đỏ, bầm tím, chóp mũi thủng, nhìn thấy rõ sụn cấy ghép.
Khi thấy các dấu hiệu bất thường sau nâng mũi, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ và tiến hành tái khám để can thiệp kịp thời, tránh để tình trạng chuyển biến nặng.
5. Nâng mũi cấu trúc bị tụt sụn có nguy hiểm không
Theo bác sĩ Daniel Nguyễn, nâng mũi bị sụt sụn nếu không được xử lý kịp thời, sống mũi bị tụt xuống gây đau nhức, sưng tấy, thậm chí gây hoại tử mũi, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Do đó, nếu chẳng may nâng mũi gặp biến chứng sụt sụn bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín để tháo và tiến hành chỉnh sửa lại mũi, đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho gương mặt.
6. Làm thế nào khắc phục nâng mũi bị tụt sụn
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng lộ sụn của mũi để đưa ra phương án khắc phục phù hợp: Nắn chỉnh lại vị trí sụn hoặc tiến hành phẫu thuật để tháo bỏ.
Quá trình khắc phục sụt sụn mũi khá phức tạp, đòi hỏi nhiều khâu kết hợp như xử lý vùng viêm, loại bỏ mô hư hỏng và điều chỉnh lại cấu trúc mũi…
Trong quá trình chăm sóc tại nhà, khách hàng được bác sĩ kê thuốc kháng sinh, tiêu viêm, đồng thời hướng dẫn chế độ ăn uống, vệ sinh và vận động để mũi mau chóng hồi phục.
Đa phần khách hàng đều phải chờ sau khoảng 3 – 6 tháng điều trị mới có thể cấy ghép sụn mới tùy theo tốc độ hồi phục của mỗi người.
Với trường hợp nâng mũi sửa lại, bác sĩ thường chỉ định dùng 100% sụn tự thân (sụn sườn) nhằm đạt được kết quả chỉnh sửa tối ưu nhất.
Đặc biệt khách hàng cần lưu ý lựa chọn địa chỉ sửa mũi cẩn thận, tránh phải can thiệp quá nhiều lần khiến vùng mũi bị tổn thương nghiêm trọng.
Dựa vào những thông tin trong bài viết, chắc hẳn bạn đã biết nâng mũi cấu trúc bị tụt sụn không rồi chứ? Do đó, để hạn chế tụt sau nâng mũi Thái Lan bạn cần lưu ý lựa chọn đơn vị thẩm mỹ uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và chăm sóc hậu phẫu đúng cách.
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×