Logo

Nâng mũi có bị đau đầu không – Cách hạn chế đau nhức hiệu quả

Nâng mũi có bị đau đầu không? Đây là lo lắng của rất nhiều khách hàng khi thực hiện dịch vụ thẩm mỹ vùng mũi. Thực tế chỉ ra sau nâng mũi khách hàng có thể gặp những cơn đau đầu. Nguyên nhân là do khách hàng bị viêm xoang, cấu trúc mũi bị thay đổi hay nhiễm trùng sụn mũi.

1. Thực hiện nâng mũi có bị đau đầu không

Hậu thẩm mỹ nâng mũi, khách hàng có thể gặp tình trạng đau đầu, mắt, mũi nhẹ trong 2 – 3 ngày đầu tiên. Tuy nhiên, hiện tượng trên sẽ giảm dần sau ngày thứ 4 trở đi.

Theo bác sĩ Robert Nguyễn – Chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ, Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà, hiện tượng đau đầu xảy ra là do hiệu ứng lan truyền của hệ thống neuron thần kinh. Nói cách khác, quá trình can thiệp sửa đổi cấu trúc mũi gây tác động đến dây thần kinh vùng mũi, dẫn đến sự kéo giãn và tạo áp lực cho các dây thần kinh quanh mắt và trên đầu.

Bên cạnh đó, các loại thuốc gây tê/gây mê sử dụng trong quá trình thẩm mỹ mũi cũng có thể gây ra những tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt và cảm giác khó chịu. Nếu cơn đau chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, bạn không cần quá lo lắng.

Thế nhưng, khi cơn đau kéo dài sau nâng mũi, kèm theo đó là các hiện tượng sưng nề, chảy máu, bầm mắt, căng cứng mũi… thì bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay để xử lý kịp thời.

Nâng mũi có bị đau đầu không? Câu trả lời là có

Nâng mũi có bị đau đầu không? Câu trả lời là có

--

2. Nâng mũi xong nhức đầu có nguy hiểm không

Cũng theo bác sĩ Robert Nguyễn, nâng mũi xong bị nhức đầu là tình trạng rất bình thường, không gây nguy hiểm cho khách hàng. Hầu hết khách hàng sẽ cảm thấy đau đầu hoặc nghẹt mũi nghiêm trọng do cuốn mũi bị dựng. Tuy nhiên, nếu bạn tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ thì hiện tượng trên sẽ sớm được loại bỏ.

3. Nguyên nhân gây đau đầu sau khi nâng mũi

Mặc dù đau đầu chỉ là biểu hiện bình thường nhưng có nhiều trường hợp trở thành biến chứng nghiêm trọng. Do đó, bạn cần biết rõ nguyên nhân gây ra để có biện pháp khắc phục phù hợp, tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

3.1 Viêm xoang

Người bị viêm xoang mãn tính vẫn có thể tiến hành nâng mũi thẩm mỹ. Tuy nhiên trong quá trình phẫu thuật phải hết sức cẩn thận để không làm cho mô sụn bị chèn ép vào xoang mũi.

Trong trường hợp khách hàng thực hiện nâng mũi tại các đơn vị kém chất lượng, bác sĩ tay nghề non yếu, mũi sau nâng rất dễ bị tụ dịch, chảy nước mũi dẫn đến ngạt thở, đau nhức đầu.

Các triệu chứng trên nếu không được khắc phục kịp thời sẽ sớm gây ra nhiều bất tiện cho quá trình hồi phục , vết thương khó lành và sụn mũi cần nhiều thời gian để tương thích với mô mềm.

Vì vậy, với những khách hàng có bệnh nền viêm xoang cần phải thăm khám kỹ lưỡng, lựa chọn địa chỉ uy tín, đảm bảo nâng mũi an toàn. Tất nhiên, khi quy trình phẫu thuật tuân thủ theo đúng quy định, bạn sẽ không phải đối mặt với những cơn đau hay khó chịu, thậm chí tình trạng viêm xoang cũng được cải thiện tốt hơn.

Nguyên nhân bị đau đầu khi nâng mũi có thể do viêm xoang

Nguyên nhân bị đau đầu khi nâng mũi có thể do viêm xoang

3.2 Thay đổi cấu trúc của mũi

Ở những khách hàng cần sửa đổi toàn bộ cấu trúc mũi, phương pháp can thiệp sẽ phức tạp hơn và phạm vị xâm lấn cũng rộng hơn. Vì thế, các phản ứng hậu phẫu xảy ra thường biểu hiện rõ rệt (căng tức, sưng, đau…).

Hơn nữa, việc thay đổi đột ngột cấu trúc mũi còn làm đường dẫn khí bị thu hẹp, quá trình trao đổi khí oxy và cacbonic khó khăn gây nghẹt mũi, đau đầu.

Trường hợp bác sĩ thực hiện kỹ thuật sai sót làm vách ngăn mũi bị lệch, khách hàng cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng khó thở, nhức đầu, nặng mũi… Lúc đó, bắt buộc bạn phải tiến hành phẫu thuật tái chỉnh sửa lại lần nữa.

3.3 Nhiễm trùng sụn mũi

Nhiều khách hàng bị đau đầu và nhức mắt sau nâng mũi nhiều ngày cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân bác sĩ đặt sụn nâng làm chèn ép hệ thống dây thần kinh. Người mang cơ địa nhạy cảm có thể phải chịu đựng trong vài tháng mới trở lại bình thường.

Tốt nhất, bạn vẫn nên đến bệnh viện tái khám và nhờ bác sĩ kiểm tra sớm nhằm tránh để lại biến chứng về sau và đảm bảo sức khỏe tốt.

Đây là một trong những biến chứng rất nguy hiểm hậu nâng mũi, biểu hiện là đau đầu, ù tai, chảy dịch, sưng đỏ…

Lý do là chất liệu sụn không đảm bảo chất lượng, quy trình phẫu thuật sai sót, tay nghề bác sĩ non kém hoặc có thể do khách hàng chăm sóc không tốt.

Trong trường hợp đó, cơ thể sẽ sinh ra cơ chế tự đào thải, làm toàn bộ vùng mô mềm quanh mũi bị sưng, tự máu, dẫn đến khí oxy lưu thông kém và gây choáng đầu trầm trọng.

Nếu tình trạng nhiễm trùng không được xử lý kịp thời, vùng mũi rất dễ bị hoại tử, tổn thương mô nặng nề và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ.

Thông thường, bác sĩ sẽ giúp bạn khắc phục bằng cách loại bỏ vùng mô bị hư và tiến hành tháo bỏ sụn nâng, tái phẫu thuật sửa mũi nếu cần thiết.

Nhiễm trùng sụn cũng là nguyên nhân gây đau đầu

Nhiễm trùng sụn cũng là nguyên nhân gây đau đầu

4. Cần phải làm gì khi bị đau đầu sau nâng mũi

Tùy vào từng mức độ đau và triệu chứng theo kèm mà bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau sau:

4.1 Nâng mũi có bị đau đầu không – Trường hợp đau nhẹ, ngắn ngày

– Uống thuốc giảm đau: Với những khách hàng có cơ địa dữ cần phải sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ.

– Đắp gừng tươi: Tác dụng của gừng là làm ấm và lưu thông máu tốt. Khi bị đau đầu sau nâng mũi bạn hãy ngâm một chiếc khăn mỏng trong nước gừng tươi rồi đắp lên trán trong khoảng 5 – 10 phút.

– Chườm lạnh: Lấy đá lạnh đắp lên trán, má, mắt, mũi cũng là giải pháp hiệu quả đẩy lùi cơn đau nhức và ê ẩm. Tốt nhất bạn nên chườm đá trong 24 – 48 giờ đầu tiên hậu phẫu. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày để cải thiện nhanh chóng tình hình.

– Uống đủ nước: Bổ sung đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày giúp quá trình tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn, thúc đẩy hô hấp dễ dàng mà không gây tắc nghẽn các luồng khí, giảm tình trạng đau nhức đầu, chóng mặt.

– Theo dõi các biểu hiện: Khách hàng cần theo dõi sát sao các biểu hiện của cơ thể để kịp thời phát hiện bất thường.

Bổ sung nước đầy đủ giúp làm giảm tình trạng sưng đau

Bổ sung nước đầy đủ giúp làm giảm tình trạng sưng đau

4.2 Nâng mũi có bị đau đầu không – Trường hợp đau đầu nghiêm trọng

Nếu bạn bị đau đầu thành cơn kéo dài và tiếp diễn liên tục trong nhiều ngày (từ 10 ngày trở lên) kèm theo đó là các dấu hiệu lạ trên mũi thì cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra kịp thời.

Lưu ý: Bạn không nên tự áp dụng các mẹo giảm đau tại nhà để tránh gây tổn thương cho mình và khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

Đăng kí tư vấn cùng bác sĩ thẩm mỹ trên 15 kinh nghiệm

5. Chăm sóc đúng cách để hạn chế tình trạng nhức đầu sau nâng mũi

Bạn hãy tuân thủ hướng dẫn chăm sóc phục hồi sau nâng mũi từ bác sĩ thẩm mỹ để giảm tình trạng đau nhức đầu.

– Vệ sinh vùng mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

– Uống thuốc theo đúng liều lượng kê đơn từ bác sĩ và tuyệt đối không tự ý thay đổi thuốc.

– Ngủ đúng tư thế nằm ngửa, kê cao đầu để giảm sưng nề. Ngoài ra nên hạn chế cúi đầu.

– Không luyện tập thể thao cường độ cao như bơi lội, bóng đá, cầu lông, bóng chuyền…

– Tăng cường bổ sung Vitamin A, C, kẽm, protein trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp thúc đẩy quá trình hồi phục tự nhiên.

– Kiêng các thực phẩm dễ gây mưng mủ, ngứa ngáy, kéo dài thời gian lành thương như thịt gà, thịt bò, hải sản, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất kích thích…

– Bảo vệ mũi, mắt và đầu khi ra ngoài đường nhằm làm giảm tác động xấu từ các tác nhân bên ngoài môi trường.

Bảo vệ mũi cẩn thận khi ra ngoài

Bảo vệ mũi cẩn thận khi ra ngoài

Như vậy, thắc mắc nâng mũi bị đau đầu không đã được bác sĩ Thẩm mỹ bệnh viện Hồng Hà giải đáp. Tình trạng đau đầu xảy ra sau nâng mũi Thái Lan rất phổ biến, chỉ cần bạn thực hiện nghiêm ngặt một số cách chăm sóc phục hồi từ bác sĩ thẩm mỹ, những cơn đau đầu sẽ nhanh chóng biến mất..

Có 0 bình luận bài Nâng mũi có bị đau đầu không – Cách hạn chế đau nhức hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí