Nâng mũi bằng sụn tự thân có tốt không? bác sĩ hồng hà giải đáp
Nhiều khách hàng mong muốn sở hữu dáng mũi cao thẳng, hài hòa và cân đối với đường nét gương mặt. Tuy nhiên, nhiều khách hàng lo lắng sụn nhân tạo sẽ bị đào thải sau một thời gian nhất định nên đã tìm hiểu phương pháp nâng mũi sụn tự thân và không biết nâng mũi bằng sụn tự thân có tốt không. Về bản chất, nâng mũi sụn tự thân là phương pháp nâng mũi an toàn, hiệu quả cao, không kích ứng, không đào thải chất liệu sụn. Nhưng không phải ai cũng phù hợp để nâng mũi bằng sụn tự thân, do đó, bạn cần đến cơ sở thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.
1. Nâng mũi bằng sụn tự thân có tốt không
Nâng mũi sụn tự thân là phương pháp thẩm mỹ nâng mũi tốt và đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng chính sụn tự thân từ cơ thể khách hàng để nâng cao sống mũi và bọc lót đầu mũi. Do đó, nâng mũi sụn tự thân có mức độ an toàn cao, không đào thải và hạn chế tình trạng kích ứng chất liệu sụn.
– Ưu điểm
+ Dáng mũi mềm mại, đẹp tự nhiên.
+ Nhờ lớp sụn tự thân có độ tương thích cao với cơ thể nên không gây dị ứng hay hiện tượng đào thải chất liệu sụn.
+ Sụn tự thân không bị bào mòn theo thời gian, ngăn chặn hiện tượng bóng đỏ, lộ sóng mũi… giúp duy trì dáng mũi bền đẹp lâu dài.
+ Phù hợp cho nhiều trường hợp mũi, đặc biệt là mũi hỏng, mũi biến dạng do tai nạn, tạo dáng mũi cao, hài hòa với các đường nét trên gương mặt.
– Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, nâng mũi sụn tự thân vẫn có những hạn chế như sau:
+ Vì sử dụng sụn tự thân nên quá trình thực hiện phức tạp. Bác sĩ sẽ phải tiến hành lấy sụn từ cơ thể khách hàng, sau đó đo vẽ tạo dáng mũi và thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi.
+ Khi nâng mũi sụn tự thân, ngoài vết mổ ở vùng mũi còn có thêm vết mổ ở vị trí lấy sụn tự thân. Do đó, bạn cần chăm sóc vết thương ở cả vùng mũi và vị trí lấy sụn.
+ Kỹ thuật lấy sụn khá phức tạp, để đảm bảo an toàn và không để lại sẹo, bác sĩ thực hiện cần có kỹ thuật và tay nghề cao. Do đó, trước khi quyết định nâng mũi sụn tự thân, bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi.

Nâng mũi bằng sụn tự thân có tốt không
2. Các loại sụn tự thân được sử dụng trong nâng mũi
Nâng mũi sụn tự thân là phương pháp thẩm mỹ sử dụng chính sụn tự thân từ cơ thể khách hàng. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng sụn sườn để nâng cao sống mũi, sụn vách ngăn để dựng trụ mũi, sụn vành tai dùng để bọc lót đầu mũi.
2.1 Sụn vách ngăn
Sụn vách ngăn là loại sụn cũng được lấy từ vách ngăn ở giữa mũi. Sụn vách ngăn chủ yếu được sử dụng để kéo dài mũi hoặc tăng độ cao, nhô của đầu mũi và dựng trụ mũi.
– Ưu điểm:
+ Có độ dày và độ cứng vừa phải, hiếm khi bị cong vênh hoặc biến dạng.
+ Sụn vách ngăn có đặc điểm là thẳng nhưng vẫn đảm bảo độ mềm mại tự nhiên.
+ Lấy sụn vách ngăn thông qua đường rạch nâng mũi, do đó không cần rạch ở vị trí khác trên cơ thể.
+ Có thể khắc phục tình trạng lệch vách ngăn mũi hiệu quả
– Nhược điểm:
+ Sụn vách ngăn thường nhỏ, chiều dài vừa phải (không dài, chắc như sụn sườn), do đó lượng sụn có thể lấy sẽ không nhiều. Do đó, trong một số trường hợp, sụn vách ngăn không đủ để dựng trụ mũi nên cần phải có sự hỗ trợ bằng sụn vách ngăn nhân tạo.
+ Đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ thuật lấy sụn vách ngăn tốt.

Sụn vách ngăn để nâng mũi
2.2 Sụn vành tai
Sụn vành tai là loại sụn được lấy từ xoắn trên và xoắn dưới của vùng tai thông qua đường rạch trên mặt trước hoặc mặt sau của tai. Sụn tai có thể sử dụng để bao bọc đầu mũi giúp hạn chế tình trạng bóng đỏ đầu mũi, lộ sụn.
– Ưu điểm:
+ Sụn vành tai có đặc tính dễ uốn nắn nên khi bọc đầu mũi sẽ đem đến độ tự nhiên, không gây bào mòn da đầu mũi.
+ Khắc phục tình trạng bóng đỏ, lộ sụn đầu mũi.
– Nhược điểm:
+ Sụn tai chỉ có thể sử dụng cho phần đầu mũi, nên vẫn cần sụn nhân tạo để tạo sống mũi, sụn vách ngăn hoặc sụn sườn nếu cần dựng trụ mũi.
+ Sụn vành tai có thể bị co rút.

Sụn vành tai
2.3 Sụn sườn
Trong quá trình nâng mũi sụn sườn tự thân, bác sĩ sẽ tiến hành lấy sụn sườn tại 1 trong 3 vị trí xương sườn số 6,7 hoặc 8 ở bên ngực phải. Vị trí rạch da để lấy sụn sẽ nằm ở nếp gấp dưới ngực. Khi sử dụng sụn sườn nâng mũi sẽ có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
– Ưu điểm:
+ Sụn to, dài, dày và cứng cáp nhất trong các loại sụn nâng mũi. Do đó, sụn sườn có thể sử dụng để dựng trụ mũi.
+ Sụn sườn có thể tồn tại lâu trong cơ thể mà không bị tiêu đi nên giữ được kết quả thẩm mỹ lâu bền với thời gian.
+ Quá trình lấy sụn sườn nhẹ nhàng và ít đau thông qua đường rạch siêu mảnh.
+ Là lựa chọn tuyệt vời cho khách hàng có cơ địa nhạy cảm hoặc lo lắng biến chứng dị ứng sụn nhân tạo.
– Nhược điểm:
+ Chi phí cao.
+ Đòi hỏi bác sĩ thực hiện có trình độ chuyên môn cao.

Sụn sườn nâng mũi
3. So sánh nâng mũi sụn tự thân và nâng mũi sụn nhân tạo
Phương pháp nâng mũi sụn tự thân là phương pháp tạo độ cao cho mũi bằng sụn lấy từ cơ thể khách hàng (sụn sườn, vành tai, vách ngăn) và bọc lót đầu mũi để tạo hình dáng mũi mong muốn.Tuy nhiên, không phải tất cả khách hàng đều thích hợp để sử dụng sụn tự thân vì một số có vấn đề về sức khỏe, như sụn vành tai hoặc vách ngăn mỏng, không đủ cứng để dựng sóng mũi. Do đó, việc bọc đầu mũi hoặc dựng sóng mũi bằng sụn sườn ngắn có thể là một giải pháp thay thế. Còn việc sử dụng sụn nhân tạo để nâng mũi có khả năng điều chỉnh hình dạng toàn bộ cấu trúc của mũi, giúp nâng cao độ cao của mũi, tạo độ dựng trụ và hình dạng thon gọn cho đầu. Tùy vào từng tình trạng mũi và mong muốn của khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp nâng mũi và loại sụn phù hợp.
Để hiểu rõ hơn về nâng mũi sụn tự thân và nâng mũi sụn nhân tạo, bạn có thể tham khảo bảng so sánh như sau:
Nâng mũi sụn tự thân | Nâng mũi sụn nhân tạo | |
Loại sụn | Sụn vách ngăn, sụn vành tai, sụn sườn. | Sụn silicon, Surgiform, Nanoform, sụn Thái Lan, sụn Megaderm… |
Quá trình thực hiện | – Bác sĩ thực hiện lấy sụn tự thân từ chính cơ thể của khách hàng. – Bóc tách khoang mũi và đưa chất liệu sụn vào đúng vị trí. Thông thường, sụn sườn dùng để nâng cao sống mũi, sụn vách ngăn để dựng trụ mũi, sụn vành tai dùng để bọc lót đầu mũi. | Bác sĩ bóc tách khoang mũi, đưa sụn nhân tạo đặt vào giữa vùng da và phần cơ mũi để nâng cao sống mũi hiệu quả. |
Độ tương thích với cơ thể | 100% | 99% |
Chi phí | Nâng mũi sụn tự thân có chi phí cao hơn sụn nhân tạo vì quá trình thực hiện phức tạp. | Nâng mũi sụn nhân tạo có chi phí thấp hơn sụn tự thân. |
Ưu điểm | – Không gây ra các phản ứng đào thải, không gây dị ứng. – Tránh lộ sóng mũi, bóng đỏ đầu mũi, sưng viêm… – Tạo dáng mũi mềm mại, tự nhiên. – Cấu trúc mũi bền vững, nhanh chóng gắn chặt chất liệu sụn với các mô mềm vùng mũi. | – Đa dạng chủng loại, kích thước và có độ bền cao. – Nâng cao sống mũi hiệu quả. – Quá trình thực hiện nhanh chóng, đơn giản. |
Nhược điểm | – Quá trình thực hiện phức tạp vì cần lấy sụn từ cơ thể khách hàng sau đó mới thực hiện nâng mũi. – Không phù hợp với người có sụn vành tai quá mỏng, không đủ để bọc đầu mũi hoặc sụn sườn quá ngắn. | – Đầu mũi không được bảo vệ nên rất dễ gây ra tình trạng bóng đỏ đầu mũi. – Có thể bị lộ sóng mũi, thủng da đầu mũi. – Trong trường hợp mũi có nhiều khuyết điểm như: Lỗ mũi to, đầu mũi to, cánh mũi to… cần can thiệp chỉnh sửa toàn bộ cấu trúc mũi thì nâng mũi sụn nhân tạo khó có thể đem đến kết quả như mong muốn. – Nếu sử dụng sụn kém chất lượng sẽ gây ra tình trạng: Kích ứng, ngứa ngáy, đau nhức, khó chịu, hoại tử… |
Việc sử dụng sụn nhân tạo hay sụn tự thân trong nâng mũi sẽ phụ thuộc vào khuyết điểm của từng người, bác sĩ sẽ linh động xử lý dáng mũi theo đúng mong muốn của khách hàng.
Nâng mũi sụn tự thân là phương pháp thẩm mỹ có độ tương thích cao, không đào thải, không dị ứng và phù hợp với những khách hàng có cơ địa nhạy cảm. Tùy vào từng tình trạng mũi của khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn loại sụn và phương pháp nâng mũi Thái Lan phù hợp nhất.
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×