Khuyến cáo: Những trường hợp không được nâng mũi cần biết
Nâng mũi là kỹ thuật chỉnh sửa giúp chị em sở hữu dáng mũi cao, đẹp chuẩn tỉ lệ vàng gương mặt. Tuy nhiên, không phải ai cũng nâng được mũi. Các chuyên gia khuyến cáo, những trường hợp không được nâng mũi dưới đây cần cân nhắc thực hiện phương pháp này.
1. Những trường hợp không được nâng mũi mà bạn cần biết
Nâng mũi là kỹ thuật thẩm mỹ giúp khách hàng nhanh chóng sở hữu chiếc mũi cao, thon gọn và đẹp tự nhiên. Bác sĩ tiến hành rạch một đường nhỏ bên trong khoang mũi, sau đó đưa sụn nâng vào vị trí chính xác và chỉnh sửa để tạo dáng mũi như ý. Sụn nâng có thể là sụn nhân tạo, sụn tự thân, hoặc kết hợp cả 2 loại sụn với nhau.
Nâng mũi được xếp vào nhóm tiểu phẫu nhưng vẫn chống chỉ định cho một số trường hợp đặc biệt.
Chuyên gia PTTM BS RoBert Nguyễn (Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà) chỉ ra những trường hợp không được phép nâng mũi:
1.1. Những trường hợp không được nâng mũi: Người bị bệnh huyết áp
Người bị huyết áp không nên nâng mũi vì khả năng xảy ra rủi ro khi phẫu thuật cao hơn nhiêu so với người bình thường. Không chỉ riêng nâng mũi, người bị bệnh huyết áp cũng không được chỉ định bất kỳ dịch vụ thẩm mỹ nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Huyết áp cao dễ gây trở ngại hoặc biến chứng không đáng có trong quá trình phẫu thuật.
Trong một số ít trường hợp bị huyết áp thể nhẹ, hoặc bệnh lý đã ổn định mới được cân nhắc thực hiện nâng mũi. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, người bệnh phải được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng và được sự đồng ý và theo dõi của bác sĩ trong suốt quá trình nâng mũi.
--
1.2. Người bị máu khó đông
Bệnh máu khó đông là tình trạng vết thương không thể cầm máu do máu không có khả năng đông lại. Người bệnh dễ bị mất máu và đe dọa đến tính mạng. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, người bị bệnh máu khó đông chống chỉ định nâng mũi để phòng ngừa rủi ro đáng tiếc.
Trước khi thực hiện bất kỳ ca phẫu thuật nào, bao gồm cả nâng mũi, khách hàng sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng về chức năng đông máu thông qua xét nghiệm. Chức năng đông máu là yếu tố đảm bảo cho ca phẫu thuật diễn ra an toàn. Chức năng này ổn định và hoạt động tốt thì khách hàng mới được phép nâng mũi. Ngược lại, nếu chức năng không tốt thì khách hàng được khuyến cáo không nên nâng mũi.
Sau quá trình điều trị và uống thuốc, chức năng đông máu ổn định, khách hàng có thể quay lại để kiểm tra và thực hiện nâng mũi nếu đáp ứng đủ điều kiện.
1.3. Người mắc bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường không được nâng mũi. Bởi những mắc tiểu đường thường bị máu khó đông. Các vết thương rất cầm máu và lâu lành, nguy cơ nhiễm trùng rất cao khi vết thương hở kéo dài.
Nhiều cơ sở thẩm mỹ hiện nay quảng cáo dịch vụ nâng mũi không đau, không chảy máu. Tuy nhiên, không có bất kỳ khẳng định 100% nào với người mắc bệnh tiểu đường khi phẫu thuật sẽ không chảy máu. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, người bị tiểu đường được cảnh báo không được phép nâng mũi.
Tuy nhiên, nếu lượng đường huyết đã được kiểm soát đáng kể và hiện ở mức chấp nhận được, người tiểu đường vẫn có thể nâng mũi. Trong suốt quá trình phẫu thuật phải có bác sĩ chuyên khoa điều trị tiểu đường giám sát, theo dõi để xử lý tình huống bất ngờ xảy ra.
1.4. Những trường hợp không được nâng mũi: Người mắc bệnh tim mạch
Người bệnh tim mạch được cảnh báo không nên thực hiện nâng mũi. Mặc dù kỹ thuật nâng mũi hiện đại được đánh giá cao về tính an toàn, nhưng phương pháp thẩm mỹ này thực sự không phù hợp với người bị bệnh tim mạch. Bởi trong quá trình phẫu thuật, khách hàng có nguy cơ cao bị sốc phản vệ, ngừng tim, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
1.5. Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên nâng mũi
Bà bầu, phụ nữ đang cho con bú hoặc sau sinh con trên 6 tháng thuộc những trường hợp không nên nâng mũi. Bởi trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ cần sử dụng thuốc tê để chị em không cảm thấy đau đớn, khó chịu. Sau khi nâng, chị em buộc phải sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau kê đơn. Các loại thuốc này có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi và sữa mẹ.
Với bà mẹ đang cho con bú, việc sử dụng các loại thuốc có thể truyền qua sữa mẹ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe em bé. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất, các bà mẹ sau sinh chỉ nên nâng mũi khi đã cai sữa cho con hoàn toàn.
1.6. Phụ nữ đang có kinh nguyệt
Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt được khuyến cáo lên lùi lịch thực hiện, không nên nâng mũi cho đến khi kết thúc. Bởi trong những ngày đèn đỏ, nội tiết tố của chị em không ổn định, lượng máu tiết ra nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Tâm trạng thay đổi, dễ nổi cáu do các cơn đau co bóp tử cung để tống máu ra ngoài. Việc nâng mũi trong thời gian này khiến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Vết thương lâu lành và sưng bầm kéo dài hơn so với bình thường.
1.7. Người chưa đủ 18 tuổi
Người chưa đủ 18 tuổi chống chỉ định nâng mũi và tất cả các ca phẫu thuật thẩm mỹ khác. Cơ thể trẻ lúc này vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Cấu trúc mũi vẫn đang tiếp tục thay đổi. Sức đề kháng vẫn còn yếu nên khó thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng về mặt thể chất do tác động dao kéo.
Mặc dù chỉ là 1 cuộc tiểu phẫu nhưng nâng mũi vẫn tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm với trẻ dưới 18 tuổi. Trường hợp cố tình thực hiện, kết quả có thể thay đổi không theo mong muốn trong thời gian dậy thì.
1.8. Người bị mắc các bệnh về truyền nhiễm
Những người mắc bệnh truyền nhiễm như HIV, AIDS tuyệt đối không được phẫu thuật nâng mũi. Với những trường hợp này, hệ miễn dịch rất yếu ớt. Việc nâng mũi có can thiệp phẫu thuật ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Chưa kể, trong quá trình thực hiện rất dễ truyền nhiễm bệnh cho những người xung quanh. Vì vậy, trước khi nâng mũi, khách hàng bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm máu để đảm bảo sức khỏe ổn định, không mắc các bệnh truyền nhiễm .
2. Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà – địa chỉ nâng mũi đẹp, an toàn, hiệu quả
Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà là địa chỉ nâng mũi uy tín, được các tín đồ làm đẹp lựa chọn và cho đánh giá rất tích cực. Hoạt động trên nguyên tắc “an toàn của khách hàng là số 1”,Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà luôn tuyển chọn những bác sĩ vừa có tài vừa có tâm, giàu kinh nghiệm thực tiễn. 100% bác sĩ PTTM đều tốt nghiệp các trường ĐH Y Dược nổi tiếng và tu nghiệp tại Thái Lan.
Đến với Hồng Hà, khách hàng sẽ được thăm khám tổng quát để xác định có đủ điều kiện tham gia phẫu thuật hay không. Với những trường hợp không nên phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và tư vấn phương pháp làm đẹp khác phù hợp hơn với tình trạng sức khỏe.
Khách hàng khi nâng mũi tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà hoàn toàn yên tâm về độ an toàn và hài lòng về kết quả thẩm mỹ đạt được.
Nhan sắc thăng hạng với dáng mũi cao chuẩn Thái -
3. Giải đáp một số thắc mắc của khách hàng về nâng mũi tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà
3.1. Viêm mũi dị ứng có nên nâng mũi được không
Cũng theo bác sĩ Robert Nguyễn, viêm mũi dị ứng hoàn toàn có thể nâng mũi. Nâng mũi không ảnh hưởng đến chức năng mũi và không làm nặng hơn tình trạng viêm mũi dị ứng, Kỹ thuật chỉ xử lý bề mặt da và xương sống mũi, hoàn toàn không tác động đến xoang hay ống mũi.
Đặc biệt, nâng mũi còn giúp cải thiện tình trạng viêm mũi với những trường hợp mũi hếch, ống mũi lộ ra nhiều. Bác sĩ sẽ chỉnh sửa lại dáng mũi, thu nhỏ đầu mũi giúp mũi kín hơn hạn chế khói bụi, vi khuẩn xâm nhập gây viêm xoang, cải thiện hiệu quả tình trạng viêm mũi, viêm xoang.
3.2. Nâng mũi để được cả đời không
Nâng mũi có để được cả đời không còn phụ thuộc vào từng phương pháp nâng mũi và cơ địa của mỗi người. Với nâng mũi cấu trúc và siêu cấu trúc, kết quả có thể duy trì hơn 20 năm, thậm chí cả đời nếu như được chăm sóc tốt. Với kỹ thuật nâng mũi bằng filler, nâng mũi chỉ duy trì từ 1- 3 năm, sau đó phải thực hiện lại.
Trường hợp không nên nâng mũi là phụ nữ có thai, đang cho con bú, phụ nữ sau sinh con trên 6 tháng, đang trong kỳ kinh nguyệt, người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, máu khó đông, người chưa đủ 18 tuổi. Nếu thuộc các trường hợp này, chị em cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×