Logo

Nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi do đâu? Cách xử lý triệt để

Nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi là tình trạng nhiều người gặp phải. Đỏ đầu mũi sau nâng có thể là biểu hiện bình thường. Đôi khi tình trạng này lại là dấu hiệu biến chứng nguy hiểm sau thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân gây bóng đỏ đầu mũi do đâu? Nên xử lý đầu mũi đỏ thế nào cho hiệu quả? 

1. Nguyên nhân chính gây ra nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi

1.1. Nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi do gặp phải biến chứng

Biến chứng bóng đỏ đầu mũi thường xuất hiện ngay sau hoặc vào 1 – 2 năm sau đó. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng có thể do mũi nâng quá cao, chất liệu sụn nâng kém chất lượng, thô cứng hoặc do da đầu mũi quá mỏng không đủ dày để che sụn nâng. Theo thời gian, da đầu mũi bị bào mòn, căng tức dẫn đến bóng đỏ, thậm chí tụt sụn. 

Bóng đỏ đầu mũi sau nâng là biến chứng thường gặp

Bóng đỏ đầu mũi sau nâng là biến chứng thường gặp

1.2. Nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi do da bị căng quá mức

Bóng đỏ đầu mũi sau nâng là biến chứng phổ biến ở các ca thẩm mỹ mũi. Nguyên nhân khiến mũi bị đỏ là do da bị căng kéo quá mức do chỉ đặt sóng nên không đủ máu để muôi. Cơ thể tự xử lý bằng cách tăng cường số lượng mạch máu đến nuôi da vùng đầu mũi. Điều này khiến da đầu mũi bị đỏ.

1.3. Mũi nhiễm trùng

Biểu hiện rõ nét nhất của tình trạng nhiễm trùng sau nâng mũi đó là mũi sưng đỏ. Ngày sau nâng mũi, biến chứng nhiễm trùng gây bóng đỏ đầu mũi có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào, thậm chí 10 – 20 năm sau mới xảy ra. 

Các chuyên gia thẩm mỹ chỉ ra các nguyên nhân gây nhiễm trùng sưng đỏ đầu mũi bao gồm: 

– Kỹ thuật nâng mũi kém

– Quy trình nâng mũi không đảm bảo an toàn theo quy định của Bộ Y tế

– Người bị dị ứng với chất liệu sử dụng để nâng mũi

– Các hoạt động chăm sóc sau phẫu thuật như vệ sinh, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi… không đúng cách. 

– Vệ sinh mũi và vết thương không sạch sẽ gây nhiễm trùng

– Khách hàng thường xuyên sờ nắn và va chạm lực mạnh vào mũi sau nâng. 

Ngoài sưng đỏ đầu mũi, nhiễm trùng do nâng mũi còn kèm các triệu chứng như sưng tấy, vết thương chảy dịch, mủ đau đớn, phù nề, thậm chí là rỉ máu. 

Mũi bị nhiễm trùng sau nâng

Mũi bị nhiễm trùng sau nâng

1.4. Phản ứng ngay sau phẫu thuật

Bác sĩ PTTM Robert Nguyễn – Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Bệnh viện Thẩm mỹ Hồng Hà cho biết :”Sau phẫu thuật nâng mũi, đỏ đầu mũi là một phản ứng bình thường của cơ thể”.

Do mũi được nâng cao nhanh chóng, da đầu mũi chưa kịp co giãn và hiện tượng này thường kéo dài từ 5-7 ngày sau phẫu thuật, sau đó tự giảm dần. Tuy nhiên, nếu bóng đỏ đầu mũi kéo dài hơn 1 tuần mà không giảm đi, có thể mũi đã gặp biến chứng. Trong trường hợp đó, bạn nên đi thăm khám để được xử lý kịp thời.

2. Cách xử lý trường hợp nâng mũi đầu mũi bị đỏ

Bác sĩ PTTM Robert Nguyễn khuyến cáo, nếu tình trạng bóng đỏ đầu mũi sau nâng kéo dài hơn 1 tháng và không có dấu hiệu thuyên giảm, việc đầu tiên cần làm là lập tưc đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa giải pháp xử lý phù hợp. 

Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc uống trong vòng 1 – 2 tháng sau nâng để cải thiện tình trạng bóng đỏ vùng sóng và đầu mũi. Nếu không thuyên giảm, khách hàng buộc phải hạ thấp sóng mũi và chóp mũi. Nếu vẫn muốn giữ đúng form mũi, khách hàng cần chỉnh sửa mũi với kỹ thuật cao hơn. 

Tùy thuộc vào sự nghiêm trọng của tình trạng và mức độ bóng đỏ chóp mũi và bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp xử lý khác nhau. 

2.1. Đầu mũi bị đỏ ít

Những trường hợp nhẹ, mũi chỉ đỏ trong khoảng 1 – 4 ngày đầu. Để đảm bảo quá trình phục hồi tốt nhất, khách hàng cần vệ sinh mũi sạch sẽ theo hướng dẫn của bác sĩ (2 lần/ngày). Khách hàng cũng nên loại bỏ các thực phẩm như trứng, rau muống trong chế độ ăn uống. Trong 1 đến 3 tuần đầu tiên, hạn chế sử dụng mỹ phẩm và tránh bôi dầu nóng lên mũi.

2.2. Đầu mũi đỏ nhiều

Sau 4-7 ngày, nếu mũi vẫn đỏ và tình trạng chuyển biến nặng hơn, chúng tôi khuyến nghị quý khách nên thăm khám ngay tại các đơn vị thẩm mỹ uy tín để được xử lý kịp thời và tránh biến chứng nguy hiểm.

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và chống viêm để theo dõi trong vòng 7 ngày. Nếu tình trạng không giảm, bác sĩ có thể đề xuất tháo sụn hoặc phẫu thuật lại.

2.3. Sau 1,2,3 tháng đầu mũi vẫn đỏ

Nếu đầu mũi tiếp tục sưng đỏ kéo dài 3 tháng, có nguy cơ cao bị nhiễm trùng và hoại tử. Trong trường hợp này, bác sĩ buộc phải tháo sụn và thực hiện phẫu thuật tạo lại hình dáng mũi, cắt bỏ phần mô bị tổn thương bên trong mũi.

Bên cạnh đó, việc xử lý tương ứng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng mũi đỏ. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến để giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng:

– Với trường hợp đầu mũi đỏ nguyên nhân do sống mũi quá cao, bác sĩ sẽ thực hiện việc lấy sụn cũ ra và đặt sụn mới có độ cao và kích thước phù hợp hơn.

– Với trường hợp da đầu mũi quá mỏng, bác sĩ sẽ điều chỉnh độ cao của mũi và tư vấn sử dụng loại sụn mỏng và mềm dẻo hơn để hạn chế áp lực lên da, tránh hiện tượng lộ sóng hoặc thủng đầu mũi.

– Với mũi quá ngắn, khách hàng cần nâng mũi bằng sụn nhân tạo kết hợp với sụn vách ngăn để kéo dài đầu mũi. Bọc đầu mũi bằng sụn tự thân giúp hạn chế tối đa tình trạng mũi bóng đỏ.

Sử dụng sụn tự thân để bọc đầu mũi là giải pháp khắc phục mũi bóng đỏ hiệu quả

Sử dụng sụn tự thân để bọc đầu mũi là giải pháp khắc phục mũi bóng đỏ hiệu quả

3. Nâng mũi bị đỏ đầu mũi sau bao lâu có thể sửa được

Bác sĩ PTTM Robert Nguyễn cho biết: Đầu mũi bị bóng đỏ sau nâng, có thể sửa lại sau ít nhất 10 ngày. Trong thời điểm này, khách hàng nên đến đơn vị thẩm mỹ uy tín để được tư vấn bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn. Việc chỉnh sửa mũi bị bóng đỏ tại thời điểm này thường tương đối đơn giản.

Tuy nhiên, nếu đã để đầu mũi bị bóng đỏ kéo dài từ 3-4 tháng, việc sửa chữa sẽ trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Khi đó, các mô tế bào và mạch máu trong khoang mũi đã liên kết mật thiết với sụn nâng. Việc tách ra trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian. Liên tục chỉnh sửa mũi trong một khoảng thời gian ngắn cần được cân nhắc kỹ lưỡng, vì nó có thể xâm lấn vào các mô lân cận.

Vì vậy, quan trọng để tránh tình trạng đầu mũi bị đỏ sau nâng là chọn một cơ sở thẩm mỹ uy tín và có bác sĩ giàu kinh nghiệm để thực hiện quá trình nâng mũi.

Đăng kí tư vấn cùng bác sĩ nâng mũi trên 15 năm kinh nghiệm

4. Lưu ý quan trọng nâng mũi an toàn, không sợ bị đỏ

4.1. Thực hiện nâng mũi ở địa chỉ thẩm mỹ uy tín

Để tránh gặp biến trứng bóng đỏ đầu mũi sau nâng, khách hàng cần tìm hiểu kỹ lưỡng và cân nhắc khi chọn cơ sở thực hiện. Nên ưu tiên lựa chọn các đơn vị thẩm mỹ uy tín sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn có tay nghề cao.

Dưới đây là các tiêu chí giúp bạn lựa chọn đơn vị thẩm mỹ tốt nhất: 

– Bác sĩ chuyên sâu về dịch vụ nâng mũi, đã từng thực hiện thành công cho nhiều khách hàng, kể cả những ca khó.

– Quy trình phẫu thuật chuyên nghiệp và an toàn: Đơn vị thẩm mỹ cần có quy trình chuẩn, từ khâu đón tiếp, thăm khám, phẫu thuật đến chăm sóc hậu phẫu, đảm bảo sự an toàn và chất lượng trong quá trình điều trị.

– Cơ sở vật chất, thiết bị y tế đáp ứng tiêu chuẩn về vệ sinh, vô khuẩn và an toàn, theo quy định của Bộ Y tế.

– Công nghệ thẩm mỹ hiện đại, vật liệu sử dụng trong thẩm mỹ cao cấp, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. 

Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà là một trong những đơn vị đi đầu về chất lượng dịch vụ tại Việt Nam, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kể trên. Khách hàng có thể an tâm gửi gắn niềm tin và nhan sắc khi nâng mũi tại đây. 

Nâng mũi tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà uy tín

Nâng mũi tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà uy tín

4.2. Ứng dụng công nghệ phù hợp nâng mũi

Mỗi đơn vị thẩm mỹ sẽ ứng dụng những công nghệ nâng mũi khác nhau. Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà hiện đang ứng dụng công nghệ nâng mũi chuẩn Thái, nâng mũi cấu trúc và siêu cấu trúc hiện đại.Các kỹ thuật nâng mũi sử dụng linh hoạt sụn tự thân và sụn nhân tạo giúp tạo form đẹp tự nhiên, không gây bóng đỏ hay lộ, tụt sóng.

Công nghệ đem lại dáng mũi chuẩn tỷ lệ vàng. Sau nâng mũi đẹp tự nhiên, cấu trúc ổn định. Kết quả thẩm mỹ có thể duy trì bền đẹp đến hơn 40 năm. Chất liệu sụn chính được sử dụng trong nâng mũi là sụn tự thân kết hợp sụn nhân tạo nên khả năng tương thích sinh hoạt cao, khó bị đào thải gây biến chứng nguy hiểm. 

Nâng mũi bị đỏ đầu thường xuất hiện ở những khách hàng chỉ đặt sống, thậm chí ngay ở người đặt sống kết hợp bọc sụn tự thân hoặc megaderm. Ngay sau nâng mũi, bị đỏ đầu mũi là chuyện bình thường. 

Mức giá nâng mũi Thái Lan cạnh tranh số 1 tại Việt Nam chính là thế mạnh vượt trội nhất của Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, khách hàng có thể tiếp cận với các kỹ thuật nâng mũi tân tiến chuẩn Thái Lan nhưng với mức giá vô cùng “dễ chịu”, đảm bảo an toàn, kết quả thẩm mỹ hoàn hảo sau nâng. 

Ứng dụng công nghệ phù hợp nâng mũi

Ứng dụng công nghệ phù hợp nâng mũi

Tóm lại biến chứng đỏ đầu mũi do nhiều nguyên nhân gây nên như chất độn quá cứng và dày, da đầu mũi mỏng, kỹ thuật và tay nghề nâng của bác sĩ yếu kém, nâng quá cao… Tùy thuộc vào mức độ bóng đỏ và nguyên nhân, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp xử lý phù hợp..

Có 0 bình luận bài Nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi do đâu? Cách xử lý triệt để

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí