Nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi có sao không
Tình trạng nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi khiến khách hàng vô cùng lo lắng. Có nhiều nguyên nhân khiến mũi sau nâng bóng đỏ đầu mũi như sử dụng chất liệu độn kém chất lượng, cơ thể phản ứng tự vệ,… Khi gặp tình trạng này bạn cần xử lý kịp thời để hạn chế tối đa rủi ro.
1. Vì sao sau nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi
Bác sĩ PTTM Robert Nguyễn – Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà cho biết, khi xảy ra tình trạng sau nâng mũi bọc sụn, đầu mũi vẫn đỏ rất nhiều chị em lo lắng và căng thẳng. Thế nhưng đây là hiện tượng thường gặp và nó chỉ diễn ra trong khoảng 1 – 2 tuần đầu. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do:
1.1 Phản ứng tự vệ khi cơ thể có tác động xâm lấn
Khi phần sụn được cho vào mũi sẽ khiến cơ thể có phản ứng đào thải vì chưa kịp thích nghi, đây là phản ứng tự vệ của cơ thể. Nó sẽ gây tình trạng đỏ nhẹ đầu mũi. Tuy nhiên hiện tượng này vô cùng bình thường, nó sẽ tự hết khi cơ thể quen với phần sụn đã được cấy vào mũi. Khi đó sụn sẽ tồn tại giống như sụn mũi bình thường.

Nâng mũi bọc sụn xong vẫn bị đỏ đầu mũi là hiện tượng phổ biến
1.2 Cơ thể dị ứng với chất liệu độn
Hiện nay có rất nhiều chất liệu độn mũi khác nhau được sử dụng trong thẩm mỹ nâng mũi. Cơ thể của mỗi người sẽ tương thích và tương khắc với một loại vật liệu khác nhau nên việc xảy ra hiện tượng dị ứng với vật liệu độn không còn xa lạ.
1.3 Giãn tĩnh mạch
Sau khi tiến hành bọc sụn, phần đầu mũi sẽ căng lên, da mũi mỏng đi và xảy ra hiện tượng giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch xảy ra do đầu mũi không đủ sức chứa vật thể lạ được đưa vào mô mũi. Khi cơ thể quen với sụn, hiện tượng đỏ đầu mũi do giãn tĩnh mạch sẽ dần được khắc phục.
1.4 Sử dụng chất liệu độn quá cứng, quá cao hoặc quá dài
Nhằm tăng lợi nhuận rất nhiều cơ sở thẩm mỹ đã sử dụng chất liệu độn bằng silicon cứng, giá rẻ. Bên cạnh đó bác sĩ thực hiện không có tay nghề chuyên môn khiến cho quá trình tạo dáng mũi quá cao, không phù hợp. Đây là những yếu tố dẫn đến tình trạng đầu mũi bị ửng đỏ, bầm tím sau nâng mũi.
2. Nâng mũi 1 tháng bị đỏ đầu mũi có sao không
Khi tình trạng đỏ đầu mũi kéo dài đến 1 tháng thì không còn là hiện tượng bình thường nữa, có thể mũi đã bị nhiễm trùng, gặp các vấn đề nghiêm trọng khác, thậm chí có nguy cơ hoại tử. Bạn phải ngay lập tức đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng và có phương án xử lý phù hợp.
Việc hỗ trợ từ bác sĩ là rất quan trọng, bạn không được tự ý điều trị và hãy tuân thủ các chỉ định của bác sĩ thẩm mỹ. Việc chăm sóc và kiểm tra kịp thời sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe toàn diện và hạn chế các tác động tiêu cực gây ra bởi phẫu thuật nâng mũi.

1 tháng sau nâng mũi vẫn bị đỏ đầu mũi bạn nên thăm khám bác sĩ ngay
3. Cần phải làm gì khi đầu mũi bị bóng đỏ
Khi gặp tình trạng đỏ đầu mũi sau nâng bạn nên chườm lạnh trong 2 ngày đầu tiên, sau đó chuyển sang chườm ấm, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, vệ sinh vết thương nhẹ nhàng và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Cụ thể cách chăm sóc ở từng trường hợp như sau:
3.1 Trường hợp đầu mũi đỏ ít
Với trường hợp này bạn chỉ cần vệ sinh đúng cách, kiêng khem hợp lý theo chỉ dẫn từ bác sĩ để sớm sở hữu chiếc mũi đẹp xinh.
– Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động mạnh trong những ngày đầu sau phẫu thuật.
– Giữ vùng mũi sạch sẽ và khô thoáng.
– Chườm lạnh vùng mũi để giảm sưng, đau.
– Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng cho da.
– Lên thực đơn ăn uống lành mạnh, đầy đủ các nhóm chất, giúp vết thương hồi phục nhanh hơn.
– Không bôi dầu nóng hay bất kỳ loại mỹ phẩm nào lên vùng da bị đỏ.
Sau 10 ngày đầu mũi không giảm đỏ hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và kịp thời xử lý.
3.2 Trường hợp viêm đầu mũi nhiều
Đây là tình trạng đáng báo động vì có thể đã xảy ra biến chứng và bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ thẩm mỹ.
Nếu bị biến chứng nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm để giảm thiểu tình trạng. Sau 3 – 5 ngày tình trạng sẽ thuyên giảm và không còn bất kỳ cảm giác khó chịu nào.
Với trường hợp nặng, trong đó có nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định tháo sụn và tiến hành định hình lại dáng mũi. Lúc này bạn sẽ phải dành một khoảng thời gian dài để chăm sóc hồi phục.

Với tình trạng đầu mũi bị đỏ nhiều cần đến sự hỗ trợ từ bác sĩ
4. Nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi nguy hiểm không
Theo Bác sĩ PTTM Robert Nguyễn, nâng mũi bọc sụn đỏ đầu mũi hoàn toàn không gây nguy hiểm cho khách hàng. Bởi như đã thông tin ở trên, đây là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên đầu mũi bị đỏ sau nâng gây mất thẩm mỹ và cần phải khắc phục nhanh chóng nhằm tránh biến chứng mũi hoại tử.
Tốt nhất, để tránh tình trạng đầu mũi đỏ sau thẩm mỹ nâng mũi bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín, bác sĩ có tay nghề cao và kỹ thuật tốt. Ngoài ra, cần chọn loại chất liệu sụn nâng có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng. Một điều quan trọng nữa là phải tuân thủ hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu từ bác sĩ.
5. Phòng tránh nâng mũi bọc sụn đỏ đầu mũi như thế nào
Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi bằng những cách sau:
5.1 Chọn cơ sở nâng mũi uy tín
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Lựa chọn địa chỉ an toàn không chỉ đảm bảo cho sức khỏe của bạn mà còn giúp tránh được những biến chứng không đáng có để sở hữu chiếc mũi hoàn hảo như ý.

Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín
5.2 Chú ý chăm sóc sau phẫu thuật
Quá trình chăm sóc hậu phẫu ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nâng mũi. Do đó, sau phẫu thuật bạn nên tránh các hoạt động gây tác động đến mũi, đặc biệt là vùng đầu mũi. Ngoài ra, bạn cần lên thực đơn dinh dưỡng phù hợp, vệ sinh vùng mũi hàng ngày.
5.3 Chọn phương pháp nâng mũi phù hợp
Để tránh tình trạng nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi, bạn nên tìm hiểu thật kỹ và chọn phương pháp nâng mũi phù hợp. Nếu da đầu mũi của bạn ít hoặc mỏng, bạn cần tránh nâng mũi quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chức năng của chiếc mũi.
6. Nâng mũi bọc sụn bị đỏ đầu mũi sau bao lâu có thể sửa lại
Cũng theo Bác sĩ PTTM Robert Nguyễn thông thường khách hàng phải đợi khoảng 3 tháng mới có thể nâng mũi lại. Bởi mũi mới nâng cần có thời gian để hồi phục và ổn định dáng mũi.
Để khắc phục tình trạng mũi bóng đỏ, bác sĩ Robert Nguyễn khuyên khách hàng nên lựa chọn phương pháp nâng mũi từ sụn tự thân, giúp hạn chế tối đa các nhược điểm của nâng mũi truyền thống. Sụn tự thân có khả năng tương thích cao với cơ thể, bảo vệ vùng đầu mũi. Mũi sau nâng cũng sẽ mềm mại hơn, da đầu mũi không bị kéo căng và bóng đỏ.

Thường sau 3 tháng có thể thực hiện chỉnh sửa lại mũi bị hỏng sau nâng
Trên đây là những thông tin lý giải vì sao nâng mũi bọc sụn xong vẫn bị đỏ đầu mũi và cách khắc phục tình trạng hiệu quả. Hơn nữa, bạn có thể phòng tránh tình trạng bóng đỏ đầu mũi khi thực hiện thẩm mỹ bằng cách chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, chọn phương pháp nâng mũi phù hợp và chú ý chăm sóc hậu phẫu.
.
Hiển thị nguồn
benhvienthammygangwhoo: “Red Nose Tip After Cartilage Rhinoplasty – How To Prevent”
Vinmec: “Is rhinoplasty with ear cartilage permanent”
Bài viết liên quan

Nâng mũi bọc sụn giá bao nhiêu – Bảng giá cập nhập mới

6 Mẹo chăm sóc sau nâng mũi bọc sụn bạn nên biết

Nâng mũi bọc sụn có tốt không? – 3 Ưu điểm vượt trội

Quy trình nâng mũi bọc sụn và những điều cần biết

Nâng mũi bọc sụn: Mũi đẹp hoàn hảo, không bóng đỏ lộ sóng

Nhập thông tin của bạn
×