Nâng mũi cấu trúc có nguy hiểm không – 4 yếu tố ảnh hưởng
Nhiều người lo ngại không biết nâng mũi cấu trúc có nguy hiểm không. Thực tế bất kỳ tác động nào đến cơ thể, cụ thể là nâng mũi cấu trúc cũng tiềm ẩn những rủi ro, điều quan trọng là phải lựa chọn được địa chỉ thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có tay nghề cao và công nghệ hiện đại.
1. Có nên nâng mũi cấu trúc không
Khách hàng nên nâng mũi cấu trúc đó là lời khuyên của bác sĩ Daniel Nguyễn, Chuyên khoa thẩm mỹ mắt, Bệnh viện Hồng Hà. Bởi nâng mũi cấu trúc có nhiều ưu điểm vượt trội như:
– Phù hợp với nhiều khuyết điểm mũi (mũi ngắn, hếch, thấp, mũi gồ, da vùng mũi mỏng, cánh mũi to bè…).
– Khắc phục mọi biến chứng nâng mũi hỏng (bóng đỏ đầu mũi, sụp đầu mũi, lộ sóng, mũi bị lệch…).
– Hiệu quả lâu dài, có thể duy trì trọn đời nếu không có vấn đề gì xảy ra.
--
2. Phương pháp nâng mũi cấu trúc có nguy hiểm không
Phẫu thuật nâng mũi cấu trúc chỉ là phương pháp xâm lấn nhỏ nên không gây nguy hiểm cho khách hàng. Về bản chất, nâng mũi cấu trúc chỉ can thiệp ở phần mô mềm, sụn mũi và bề mặt da nên tất cả các chức năng của mũi cũng như các bộ phận khác đều không bị tác động.
Hơn nữa tất cả các công nghệ nâng mũi đều được kiểm định, thử nghiệm, đảm bảo an toàn cho khách hàng khi thực hiện.
Kỹ thuật được bác sĩ tiến hành tuân thủ theo các bước tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế:
– Đường rạch nhỏ, ngắn hình chữ Z dưới chân trụ mũi, đảm bảo hạn chế tổn thương xuống mức thấp nhất, giấu sẹo sau nâng.
– Tác động bóc tách tại mô sụn phía trên xương mũi, không xâm lấn đến các tế bào hay dây thần kinh tại cấu trúc mũi.
– Ứng dụng công nghệ hiện đại đảm bảo thao tác nhanh chóng, chính xác đến từng milimet, hạn chế tối đa tác động mô cơ.
Tuy nhiên, giống như bất kỳ ca phẫu thuật thẩm mỹ nào khác, nâng mũi sẽ tiềm ẩn những rủi ro khi tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, khách hàng không nên quá hoang mang vì tỷ lệ trên rất nhỏ nếu thực hiện tại các đơn vị thẩm mỹ uy tín. Đồng thời sự cố phẫu thuật được kiểm soát chặt chẽ, kịp thời, đảm bảo an toàn trong suốt thời gian diễn ra.
Sự cố phẫu thuật chỉ xảy ra với kỹ thuật công nghệ cũ, bác sĩ tay nghề yếu kém, không có chuyên môn thẩm mỹ mũi. Ngoài ra, các yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng phẫu thuật cũng là tác nhân gây ra rủi ro phẫu thuật.
Trong quá trình phẫu thuật, một số nguy hiểm có thể xảy ra là:
– Chảy máu: Do kỹ thuật kém, thao tác không chính xác, tổn thương các vùng khác, khách hàng mắc bệnh lý máu khó đông…
– Phản ứng với thuốc gây tê: Không nhiều nhưng vẫn xảy ra, do cơ sở thực hiện sai quy định, không test phản ứng thuốc trước khi phẫu thuật dẫn tới nguy cơ này.
3. Nâng mũi cấu trúc có ảnh hưởng tới sức khỏe không
Theo bác sĩ Daniel Nguyễn bất kỳ tác động nào đến cơ thể, trong đó có nâng mũi cấu trúc đều tiềm ẩn rủi ro và gây những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe về sau nếu thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ hoạt động chui, không giấy phép, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, bác sĩ yếu kém về chuyên môn, tay nghề…
Ngược lại nếu như bạn thẩm mỹ nâng mũi tại những bệnh viện uy tín, trang thiết bị hiện đại và được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn nghiệp vụ thì sẽ đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh.
Chúng ta cần hiểu rằng, nâng mũi chỉ tác động đến hình dạng, cấu trúc của mũi mà không gây thoái hóa hay chuyển đổi tế bào bên trong cơ thể.
Để đảm bảo an toàn, trước khi phẫu thuật bạn cần kiểm tra sức khỏe tổng quát, tuân thủ theo đúng các chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn. Nếu không đảm bảo sức khỏe, đang trong quá trình điều trị bệnh lý hoặc sử dụng thuốc phải thông báo để bác sĩ có chỉ định xử lý phù hợp.
4. Những yếu tố tác động nâng mũi cấu trúc nguy hiểm không
Bác sĩ Daniel Nguyễn chỉ ra nâng mũi cấu trúc có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể:
4.1 Nâng mũi cấu trúc có nguy hiểm không phụ thuộc chất liệu sụn nâng
Đây là yếu tố hàng đầu quyết định đến hiệu quả và sự an toàn khi nâng mũi. Nếu sụn nâng đạt chất lượng tốt đúng như kiểm định thì sẽ tương thích với cơ thể, từ đó tuổi thọ sẽ lâu bền hơn, sụn nhanh thích ứng với cơ thể, hạn chế các hiện tượng dị ứng, tụt sóng, bóng đỏ đầu mũi.
4.2 Nâng mũi cấu trúc có nguy hiểm không phụ thuộc tay nghề bác sĩ
Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của bác sĩ chính là yếu tố quan trọng giúp tạo nên diện mạo hoàn hảo cho khách hàng, đồng thời hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
Do đó, phải là các bác sĩ thẩm mỹ nâng mũi được đào tạo chuyên sâu, có kinh nghiệm dày dặn mới có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình trước và sau phẫu thuật được hiệu quả và an toàn tuyệt đối.
Đăng kí tư vấn cùng bác sĩ thẩm mỹ trên 15 kinh nghiệm
4.3 Công nghệ nâng mũi hiện đại
Hiện nay có nhiều công nghệ nâng mũi đang được ứng dụng tại nước ta. Tuy nhiên những phương pháp thẩm mỹ hiện đại, công nghệ tân tiến mới hạn chế được các rủi ro cho khách hàng. Vì thế khi đi nâng mũi bạn cần tìm hiểu rõ ràng, chọn công nghệ mới để thực hiện.
4.4 Chăm sóc hậu phẫu sau nâng mũi
Chăm sóc hậu phẫu là yếu tố quan trọng không kém góp phần giúp chiếc mũi đạt được hiệu quả tối đa. Nếu như bạn không chú tâm tới vấn đề chăm sóc thì dễ để lại biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, cong vẹo…
5. Nâng mũi cấu trúc có để được cả đời không
Nâng mũi cấu trúc có khả năng kéo dài thời gian duy trì kết quả vĩnh viễn cho bạn. Thông thường kết quả của phương pháp nâng mũi cấu trúc có thể kéo dài tới 20 – 30 năm và trọn đời với những người có cơ địa tốt.
6. Chăm sóc đúng cách sau nâng mũi cấu trúc nhanh lành, hạn chế biến chứng
Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc đúng cách sau nâng mũi cấu trúc theo chỉ dẫn từ bác sĩ thẩm mỹ để vết thương nhanh lành, hạn chế biến chứng.
– Chườm đá lạnh trong 48 giờ đầu giúp giảm sưng
Sau khi có tác động can thiệp dao kéo, chiếc mũi thường có hiện tượng sưng tấy. Đây là điều rất bình thường của cơ địa mỗi người. Do vậy, bạn không cần quá lo lắng, hãy chườm đá lạnh vào vết mổ, tình trạng sưng đau sẽ thuyên giảm. Lưu ý: Không để nước tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở.
– Vệ sinh vết thương sạch sẽ bằng nước muối
Để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng hậu thẩm mỹ, bạn cần vệ sinh vùng mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng. Sau đó dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng và bôi thuốc nhanh lành thương theo chỉ định của bác sĩ.
– Tránh vận động mạnh hậu nâng mũi
Một trong những lưu ý quan trọng trong chế độ chăm sóc hậu nâng mũi cấu trúc là bạn không nên vận động mạnh hoặc nằm nghiêng nhằm hạn chế tác động đến mũi. Vì mũi cần thời gian hồi phục và ổn định dáng mũi nên những hoạt động mạnh rất dễ gây va chạm, dẫn đến nguy cơ cong vẹo mũi.
– Chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học
Sau nâng mũi cấu trúc để rút ngắn thời gian lành thương và không để lại sẹo, bạn cần kiêng một số thực phẩm như: Thịt bò, thịt gà, hải sản, rau muống, đồ nếp… vì chúng sẽ gây ra tình trạng vết thâm và sẹo lồi ở vùng phẫu thuật.
Ngoài ra, trong 7 ngày đầu tiên sau nâng mũi Thái Lan cần hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, cafe, thuốc lá… Thay vào đó bạn hãy bổ sung nhiều nước cho cơ thể và các loại Vitamin như rau xanh, trái cây.
– Uống thuốc theo đơn và tái khám đúng thời gian bác sĩ đã hẹn
Để vết mổ không bị nhiễm trùng, bạn cần uống thuốc kháng sinh đúng liều lượng. Đặc biệt bạn nên ghi nhớ lịch hẹn tái khám của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn và kết quả nâng mũi như ý.
Như vậy bài viết đã giải đáp thắc mắc nâng mũi cấu trúc có nguy hiểm không và những lưu ý cách chăm sóc đúng chuẩn từ bác sĩ giúp loại bỏ rủi ro, đảm bảo an toàn. Bạn hãy tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ để có thể sở hữu chiếc mũi đẹp như ý.
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×