Hướng dẫn làm thủ tục thay đổi giấy tờ cho người chuyển giới
Khi người chuyển giới trải qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính, những giấy tờ tùy thân trước đây không còn phù hợp để sử dụng, khiến họ gặp nhiều khó trong công việc và thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến thông tin cá nhân. Thủ tục thay đổi giấy tờ cho người chuyển giới là việc làm cần thiết, đã được Pháp luật Việt Nam công nhận theo điều 37, Bộ luật dân sư.
1. Thay đổi giấy tờ cho người chuyển giới góc độ luật sư
Theo các luật sư, nhận dạng giới và hình dáng bên ngoài của những người chuyển giới đã có sự thay đổi rất lớn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người chuyển giới có thể sống, làm việc và thực thi các quyền nhân thân của mình, Bộ luật dân sự của Việt Nam ban hành năm 2015 ở điều 7, cho phép người chuyển giới có quyền thay đổi giấy tờ tùy thân. Cụ thể nội dung của điều luật như sau:
Như vậy, sau khi được đã thực hiện xác định lại giới tính, người chuyển đổi có nghĩa vụ đăng ký thay đổi lại hộ tịch theo quy định của pháp luật, đổi lại các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư (căn cước công dân) để phù hợp với giới tính và tên đã được đổi.
Xem Thêm : Người chuyển giới là gì? Thông tin về người chuyển giới
2. Có được phẫu thuật chuyển giới ở Việt nam không
Mặc dù Việt Nam đã ban hành điều luật công nhận người chuyển đổi giới tính được quyền thay đổi giấy tờ tùy thân nhưng hiện Pháp luật nước ta vẫn chưa cho phép phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Chỉ có một số bệnh viện thực hiện phẫu thuật xác định lại giới tính nếu cơ quan sinh dục bị khiếm khuyết bẩm sinh hay tai nạn.
Do đó, cộng đồng LGBT muốn thực hiện chuyển đổi giới tính phải sang nước ngoài phẫu thuật. Chi phí để có thể thực hiện một ca phẫu thuật chuyển đổi giới hoàn thiện có thể lên tới hàng trăm thậm chí hàng tỷ đồng. Sau chuyển giới, những người này cũng phải thực hiện quá trình chăm sóc cẩn thận.
Theo thống kê của Bộ Y Tế số lượng người có nhu cầu chuyển đổi giới tính của Việt Nam từ 250.000 đến 300.000 người. Như vậy, số lượng rất lớn này đang phản án một nhu cầu thực tế của của nhóm người này trong cộng đồng LGBT.
3. Mới chỉ tiêm hormone có được chuyển đổi giấy tờ không
Người chuyển giới chưa qua phẫu thuật xác định giới tính, chỉ tiêm hormone trong thời gian dưới 2 năm liên tục, không đủ điều kiện để làm thủ tục chuyển đổi giấy tờ. Quy định này được đưa ra trong dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính. Cụ thể, người chuyển giới phải thực hiện tiêm hormone liên tục trong vòng 2 năm và có 24 giấy xác nhận từ phía cơ sở y tế được phép thực hiện điều trị nội tiết.
4. Người chuyển giới được phép thay đổi các loại giấy tờ nào
Người chuyển giới được pháp thay đổi các loại giấy tờ sau:
– Thay đổi họ tên trên giấy khai sai
– Thay đổi họ tên trên sổ hộ tịch (hộ khẩu)
– Thay đổi họ tên trên chứng minh thư/căn cước công dân
5. Pháp luật Việt nam có cho phép kết hôn cùng giới không
Việt Nam không cho phép kết hôn đồng giới nhưng không cấm kết hôn đồng giới. Trong luật hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 có hiệu lực từ 1/1/2015 (khoản 2, điều 8) nêu: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng không cấm kết hôn giữa những người cùng giới.
Theo báo Tuổi trẻ, những người đồng giới vẫn có thể chung sống với nhau như vợ chồng nhưng pháp luật sẽ không xử lý nếu xảy ra tranh chấp giữa họ. Điều này có nghĩa rằng, người đồng giới không được phép đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay được công nhận là vợ chồng hợp pháp với các quyền và nghĩa vụ tương ứng.
Những nhìn nhận tích cực của nhà nước về quyền kết hôn, bình đẳng giới của người chuyển đổi giới tính là kết quả của quá trình vận động, thảo luận xã hội trong suốt những năm qua.
6. Thủ tục thực hiện thay đổi giấy tờ người chuyển giới
Ở nước ta hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào về trình tự thực hiện thay đổi giấy tờ cho người chuyển giới mà chỉ có quy định cho phép những người này được xác định lại giới tính. Tuy nhiên, người chuyển giới có quyền thay đổi họ tên trong đăng ký thay đổi hộ tịch, quy định tại Điểm e khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015.
Cụ thể, trình tự thay đổi hộ tịch được thực hiện như sau:
Người cải chính hộ tịch, yêu cầu đăng ký thay đổi khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch, bao gồm:
– Mẫu tờ khai theo quy định;
– Giấy khai sinh bản chính của người cần thay đổi hoặc cải chính hộ tịch;
– Các giấy tờ liên quan khác theo yêu cầu để làm căn cứ cho việc cải chính thay đổi, hộ tịch.
– Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận giấy tờ đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu yêu cầu trên phù hợp với quy định của luật pháp dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp- hộ tịch, ghi thông tin vào sổ hộ tịch, đính kèm yêu cầu thay đổi/cải chính, và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.
– Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến các loại giấy tờ: Giấy khai sinh, giấy đăng kí kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi lại nội dung thay đổi/cải chính hộ tịch vào những loại giấy tờ này.
– Với những trường hợp cần phải xác minh thì thời gian gia hạn có thể kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Thay đổi giấy tờ cho người chuyển giới là thủ tục cần thiết để công nhận giới tính, tên của những người đã thực hiện xác định lại giới tính của mình. Điều này sẽ giúp họ có được quyền công dân, thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống của mình.
Xem Thêm : Người chuyển giới nam là ai? Những điều bạn cần biết về Trans Guy
Tạo nét đẹp mới và tự tin với Thẩm mỹ Hồng Hà! Với đội ngũ chuyên gia tận tâm và dịch vụ thẩm mỹ hàng đầu, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn kết quả đáng mơ ước. Hãy đặt lịch hẹn ngay và trải nghiệm sự thay đổi tích cực tại Thẩm mỹ Hồng Hà!
Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà chia sẻ bài viết này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo cho cộng đồng transgender nói chung và cho các transgirl nói riêng
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×