Logo

Việt Nam công nhận người chuyển giới khi nào và có những quyền gì

Hiện nay đã có rất nhiều nước công nhận người chuyển giới, trong đó có Việt Nam… Việt Nam công nhận người chuyển giới… Người chuyển giới có những quyền gì tại Việt Nam?

1. Hiện nay Việt Nam công nhận người chuyển giới chưa?

Trước đây, theo Nghị định 88/2008/NĐ-CP về quyền xác định lại giới tính có cho biết, những người có giới tính khi sinh ra hoàn thiện, không khiếm khuyết, dị tật không được phép thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính.

Hiện tại, nhờ những nỗ lực giáo dục và nâng cao nhận thức của những Nhà Hoạt động đầy tâm huyết, xã hội hiện đã có cái nhìn tích cực hơn về Cộng đồng LGBT nói chung và Cộng đồng Người Chuyển giới nói riêng, giảm bớt đi những định kiến và kỳ thị, phần nào tác động lên Bộ luật Dân sự 2015 bản mới nhất, cho ra những quy định riêng biệt và cụ thể hơn về vấn đề này.

Theo đó, những người chuyển giới thực hiện chuyển đổi giới tính theo quy định của Pháp luật có quyền nhân thân phù hợp với giới tính của mình sau chuyển đổi. Tức, Pháp luật Việt Nam hiện nay đã nhìn nhận việc chuyển đổi giới tính như quyền nhân thân của mỗi cá nhân. Đây được coi là một bước tiến lớn với quyền của người chuyển giới tại Việt Nam.

Từ đó có thể thấy rằng, người đã thực hiện chuyển đổi giới tính có quyền và nghĩa vụ được đăng ký sửa đổi hộ tịch bao gồm họ tên, quốc tịch,… theo đúng quy định của pháp luật và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận điều đó.

Xem Thêm : 12 Người chuyển giới ở Việt nam: Đẹp, Thành Công, Nổi tiếng nhất

Việt Nam đã công nhận người chuyển giới từ năm 2015

Việt Nam đã công nhận người chuyển giới từ năm 2015

2. Người chuyển giới hiện nay đã được đăng ký kết hôn chưa?

Việc kết hôn của một người chuyển giới chưa thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoàn toàn với một người hợp giới có giới tính khi sinh ra khác với giới tính khi sinh ra của người đó trên giấy tờ vẫn đang được xét vào diện hôn nhân đồng giới (hôn nhân của những người có cùng giới tính khi sinh ra – VD: người chuyển giới nam và nữ giới) và hiện vẫn đang chưa hợp pháp tại Việt Nam.

Luật Hôn nhân & Gia đình 2000 đã từng xếp kết hôn đồng giới vào một trong năm trường hợp bị cấm và đã được loại bỏ nhưng vẫn chưa được chấp nhận hoàn toàn. Qua việc thay đổi này, chúng ta cũng có thể thấy được rằng pháp luật Việt Nam hiện cũng đã có cái nhìn cởi mở và tích cực hơn về hôn nhân của những người trong Cộng đồng LGBT.

Do đó, các cặp đôi trong Cộng đồng LGBT có cùng giới tính khi sinh ra vẫn có quyền được tổ chức đám cưới dưới dạng một bữa tiệc cá nhân và chung sống với nhau theo Luật Dân sự nhưng không được pháp luật thừa nhận đạt tiêu chuẩn Luật Hôn nhân & Gia đình, không được thừa nhận là vợ chồng chính thức.

3. Thực hiện phẫu thuật chuyển giới chưa được phép tại Việt Nam

Theo thống kê từ Bộ Y tế hiện đã được đăng tải trên các báo uy tín, lượng người mong muốn và có nhu cầu được thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính tại Việt Nam lên tới 250.000 – 300.000 người, một con số khá lớn phản ảnh thực tế hiện trạng xã hội cùng thái độ tích cực và tiến bộ hơn của pháp luật với Cộng đồng LGBT, Việt Nam đã có những quy định nhất định về quyền chuyển đổi giới tính và quyền xác định lại giới tính của mỗi cá nhân. Cụ thể: Quyền xác định lại giới tính:

– Đối tượng: Những người có dị tật, khiếm khuyết bẩm sinh ở cơ quan sinh sản, bộ nhiễm sắc thể,… khiến việc xác định giới tính khi sinh ra gặp khó khăn.

– Phẫu thuật: Được phép can thiệp y tế giúp việc xác định giới tính dễ dàng hơn.

– Hộ tịch & Nhân thân: Có quyền và nghĩa vụ sử đổi hộ tịch và hưởng quyền nhân thân phù hợp với giới tính của mình sau khi đã được xác định lại.

Như vậy, có thể thấy rằng cánh cửa hợp pháp hóa chuyển đổi giới tính cũng đang dần được mở ra, những người đã thực hiện phẫu thuật xác định lại giới tính tại Việt Nam hoặc phẫu thuật chuyển đổi giới tính ở nước ngoài – nơi việc phẫu thuật chuyển giới hợp pháp được phép đăng ký sửa đổi giới tính của mình trên giấy tờ.

Phẫu thuật chuyển giới chưa được cho phép thực hiện tại Việt Nam

Phẫu thuật chuyển giới chưa được cho phép thực hiện tại Việt Nam

4. Những quyền người chuyển giới được thực hiện tại Việt Nam

4.1 Thay đổi giấy tờ tùy thân

Pháp luật Việt Nam không công nhận chuyển đổi giới tính cho tới ngày 1 tháng 1 năm 2017, quyền chuyển đổi giới tính đã được thừa nhận theo Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 37). Theo điều luật này, những trường hợp đã thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính có quyền và nghĩa vụ cần đăng ký sửa đổi hộ tịch theo đúng quy định.

Hiện nay, hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa có quy định cụ thể về thay đổi giấy tờ tùy thân cho người chuyển đổi giới tính mà mới chỉ có quy định rõ ràng cho người đã xác định lại giới tính. Tuy nhiên, người chuyển giới vẫn có quyền được thay đổi họ và tên trên giấy tờ theo Bộ luật Dân sự 2015 (Điểm e, Khoản 1, Điều 28) quy định.

4.2 Được phép hoạt động

Người chuyển giới có quyền được tổ chức, tham gia tất cả những hoạt động vì cộng đồng mang tính tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, hay giải trí,… miễn sao những hoạt động đó không vi phạm pháp luật hay gây ảnh hưởng tới bên thứ ba.

4.3 Quyền được tổ chức đám cưới

Quyền chuyển đổi giới tính hiện vẫn chưa hợp pháp tại Việt Nam nên những người chuyển giới nam chưa phẫu thuật hoàn toàn muốn kết hôn với bạn đời là nữ giới hoặc những người chuyển giới nữ chưa phẫu thuật hoàn toàn muốn kết hôn với bạn đời là nam giới sẽ được xếp vào diện “Kết hôn đồng giới” – cũng là một quyền chưa được hợp pháp tại Việt Nam nên không thể đăng ký kết hôn trên giấy tờ như những cặp đôi hợp giới khác.

Tuy nhiên, việc tổ chức đám hỏi, đám cưới dưới hình thức một ngày lễ, một buổi tiệc mừng không hề có ảnh hưởng pháp lý. Vì vậy, những người chuyển giới có quyền được ổ chức lễ cưới như một buổi tiệc gia đình mà hoàn toàn không vi phạm pháp luật. Người chuyển giới có quyền được khiếu nại hoặc khởi kiện cá nhân, tổ chức nào đang cố ý muốn buộc dừng buổi tiệc của mình.

4.4 Quyền được nhận con nuôi

Miễn rằng bạn có đủ điều kiện và khả năng, đạt đủ những yêu cầu nhận nuôi con nuôi mà Pháp luật đề ra thì bạn cũng hoàn toàn có quyền nhận nuôi con nuôi, không phân biệt giới tính, xu hướng tình dục, bản dạng giới…

4.5 Quyền được học tập và phát triển

Cũng như bao công dân khác, Việt Nam công nhận người chuyển giới có quyền được học tập và phát triển toàn diện nhằm phát huy khả năng, năng lực của bản thân, có cơ hội được thể hiện chính mình, được cống hiến cho xã hội, được là một phần có ích cho tổ quốc.

4.6 Quyền được lao động và làm việc bình đẳng

Không quan trọng bạn mang bản dạng giới gì. Là một công dân Việt Nam, bạn có quyền được đi làm, được kiếm tiền bằng bất cứ nghề nghiệp nào mà bạn muốn một cách bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử. Miễn rằng bạn có năng lực, bạn xứng đáng nhận được sự đãi ngộ, thăng tiến và nhận lương phù hợp với khả năng của mình.

4.7 Quyền được khám & chữa bệnh

Không một cá nhân, tổ chức, bệnh viện hay phòng khám nào có quyền được phán xét, kỳ thị và phân biệt đối xử khi khám và chữa bệnh cho bệnh nhân của mình. Những người trong cộng đồng LGBT nói chung và những người chuyển giới nói riêng có quyền được tiếp cận y học một cách tự nguyện và đầy đủ nhằm đảm bảo sức khỏe của bản thân như bao công dân khác.

Xem Thêm : Công việc cho người chuyển giới & những cản trở thường gặp

Khám và chữa bệnh là quyền lợi người phẫu thuật thẩm mỹ Hồng Hà chuyển giới được bình đẳng

Khám và chữa bệnh là quyền lợi người phẫu thuật thẩm mỹ Hồng Hà chuyển giới được bình đẳng

Với thông tin Việt Nam công nhận người chuyển giới, có thể thấy pháp luật đang có chính sách bình đẳng với cộng đồng LGBT hơn. Đây chính là tin vui giúp các bạn trong cộng đồng LGBT cảm thấy hạnh phúc khi sinh sống tại Việt Nam.

Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà chia sẻ bài viết này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo cho cộng đồng transgender nói chung và cho các transgirl nói riêng

Có 0 bình luận bài Việt Nam công nhận người chuyển giới khi nào và có những quyền gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí