Cắt buồng trứng: Phương pháp và ảnh hưởng sau phẫu thuật
Cắt bỏ buồng trứng có thể ngăn ngừa nguy cơ ung thư, u nang, và lạc nội mạc tử cung… Giống như các hình thức phẫu thuật khác, cắt bỏ buồng trứng cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Vì sao phải cắt buồng trứng
1.1 Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là một căn bệnh nguy hiểm và có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của phụ nữ. Người có nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng do đột biến di truyền ở gene BRCA hoặc các bên khác có liên quan đến nguy cơ ung thư buồng trứng thường được chỉ định cắt bỏ buồng trứng. Lợi ích của việc ngăn ngừa nguy cơ ung thư buồng trứng trong trường hợp này được cho là lớn hơn so với các biến chứng lâu dài có thể xảy ra sau khi tiến hành phẫu thuật cắt buồng trứng.
Theo các thống kê, tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng là khoảng 4,6 trên 100.000 phụ nữ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tìm hiểu về căn bệnh này và các phương pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả. Bệnh ung thư buồng trứng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến nhất là phụ nữ ngoài 50.
Các dạng ung thư buồng trứng bao gồm: biểu mô, tế bào mầm, và từ tế bào mô nâng đỡ.
1.2 U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là một loại khối u thường gặp và chiếm khoảng 3,6% các bệnh lý phụ khoa. Đây là một căn bệnh mà khi cơ thể xuất hiện một khối chất rắn hoặc dịch bất thường trong buồng trứng và phát triển một cách không bình thường. Khối u này có thể là sự tích tụ dịch, tạo thành một nang trên buồng trứng, hoặc phát triển từ các mô của buồng trứng.
U nang buồng trứng có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm đau bụng, rối loạn kinh nguyệt, tăng cân, và khó thụ tinh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, U nang buồng trứng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn như vỡ nang và các biến chứng liên quan đến sức khỏe phụ khoa.
1.3 Áp xe buồng trứng
Áp xe buồng trứng là một dạng bệnh mà khi đó cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện một túi chứa mủ hoặc chất lỏng bất thường trong buồng trứng. Đây thường là một biến chứng nặng của bệnh lý viêm đường sinh dục, xảy ra khi không được điều trị hoặc khi đã điều trị nhưng không đạt được hiệu quả mong muốn. Việc không chăm sóc và điều trị áp xe buồng trứng kịp thời có thể gây nguy hiểm và gây tổn hại đến buồng trứng và các cơ quan lân cận trong vùng này.
1.4 Nội mạc tử cung bị lạc tại buồng trứng
Lạc nội mạc tử cung là một tình trạng phổ biến khi các mô nội mạc của tử cung không phát triển đúng vị trí mà “lưu lạc” ở bên ngoài tử cung. Điều này có thể gây nguy cơ phát triển u nang buồng trứng và ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phụ nữ vẫn có thể sinh sản bình thường mà không cần can thiệp y tế.
Xem Thêm : Cắt mí mắt có ăn được hột vịt lộn không? Tìm hiểu ngay
2. Cắt bỏ buồng trứng gây ra những ảnh hưởng gì
Cắt bỏ buồng trứng được đánh giá cao về mức độ an toàn. Thế nhưng sau khi cắt bỏ, người bệnh có thể phải đối mặt với một số ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
2.1 Giảm nồng độ nội tiết tố
Buồng trứng đóng vai trò hỗ trợ sản xuất nội tiết sinh dục, trong đó có estrogen. Với trường hợp chỉ cắt bỏ một bên buồng trứng, bên còn lại vẫn có thể duy trì hoạt động nội tiết tố và kinh nguyệt hàng tháng vẫn có. Các chuyên gia y tế cho rằng việc còn một bên buồng trứng là đủ để tránh những thay d=đổi về chức năng sinh sản, khả năng sản xuất nội tiết tố, nhờ đó tránh những rủi ro sức khỏe của thời kỳ mãn kinh sớm, thậm chí phụ nữ vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường.
Tuy nhiên với trường hợp cắt bỏ cả hai bên buồng trứng, lượng estrogen, testosterone và progesterone trong cơ thể sẽ giảm đáng kể. Điều đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, loãng xương, sa sút trí tuệ và tử vong.
Khi nồng độ hormone giảm mạnh làm tăng nguy cơ gây ra các triệu chứng giống như thời kỳ mãn kinh bao gồm khô âm đạo, khó ngủ, thay đổi tâm trạng, tăng cân, thay đổi làn da… Để khắc phục những ảnh hưởng khi cắt buồng trứng hai bên, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng liệu pháp hormone thay thế.
2.2 Gây loãng xương
Estrogen có liên quan rất lớn đến chiều cao của con người. Chính vì thế khi cắt bỏ buồng trứng, nồng độ estrogen bị sụt giảm, dẫn đến chiều cao và mật độ xương của phụ nữ cũng bị ảnh hưởng theo. Điều đó góp phần làm tăng nguy cơ gây loãng xương và gãy xương.
2.3 Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ tiền mãn kinh, cắt bỏ buồng trứng ở tuổi 35 trở xuống có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch cao hơn 7 lần và nguy cơ đau tim cao hơn 8 lần so với những người khác.
2.4 Tăng nguy cơ bị trầm cảm
Phụ nữ cắt bỏ buồng trứng trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh có nguy cơ bị trầm cảm cao. Cũng vì nguy cơ đấy mà nhiều người phải cân nhắc khi lựa chọn phương pháp này. Thế nhưng nếu sau khi cắt bỏ buồng trứng, bệnh nhân được điều trị bằng estrogen có thể làm giảm nguy cơ bị trầm cảm.
2.5 Giảm trí nhớ
Nguy cơ giảm trí nhớ ở phụ nữ bị cắt bỏ buồng trứng ở tuổi 35 trở xuống tăng gấp đôi. Nguyên nhân là do sự suy giảm đột ngột nồng độ estrogen trong cơ thể làm đẩy nhanh tốc độ lão hóa và ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ của người bệnh.
2.6 Tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính
Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ dưới 46 tuổi bị cắt bỏ buồng trứng có nguy cơ cao mắc 18 bệnh mãn tính (trừ ung thư), bao gồm trầm cảm, viêm khớp, bệnh mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và loãng xương… Tuy nhiên, việc sử dụng liệu pháp estrogen sau phẫu thuật có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
2.7 Kinh nguyệt bị ảnh hưởng
Khi cắt bỏ 1 bên buồng trứng thì chị em vẫn có kinh nguyệt như bình thường. Nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng, rất có thể phải cắt cả hai bên buồng trứng, khi ấy người phụ nữ không còn kinh nguyệt nữa. Đồng thời, cũng tăng cảm giác bực bội, bốc hỏa, khó chịu ở người phụ nữ.
2.8 Ảnh hưởng đến đời sống tình dục
Những chị em phụ nữ mà buộc phải cắt bỏ hai bên buồng trứng thì đời sống tình dục bị ảnh hưởng rất lớn. Việc thiếu hụt estrogen trong cơ thể khiến cho người phụ nữ ít có ham muốn tình dục hơn. Tuy nhiên nếu chị em phụ nữ vẫn còn một bên buồng trứng hoạt động với chức năng bình thường thì không bị ảnh hưởng nhiều trong chuyện chăn gối.
Xem Thêm : Cắt tinh hoàn: Những ảnh hưởng sức khỏe nam giới sau khi cắt bỏ
3. Quy trình phẫu thuật nội soi cắt bỏ buồng trứng
Quy trình phẫu thuật nội soi cắt bỏ buồng trứng bao gồm các bước sau:
3.1 Chuẩn bị trước khi phẫu thuật
Để chuẩn bị cho phẫu thuật các bác sĩ yêu cầu người bệnh những vấn đề sau:
– Không ăn bất cứ thứ gì trước phẫu thuật, hạn chế tối đa uống nước.
– Ngưng tất các các loại thuốc đang sử dụng.
– Thực hiện một số xét nghiệm cùng với các phương tiện hình ảnh như siêu âm, hỗ trợ phẫu thuật.
Bên cạnh đó, người bệnh cần có kế hoạch rõ ràng về việc mang thai. Có thể cân nhắc đến phương án bảo tồn mô buồng trứng để có thai tự nhiên nếu sức khỏe sau này đảm bảo. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến tư vấn từ bác sĩ hiếm muộn để có lựa chọn phù hợp.
3.2 Thực hiện phẫu thuật
Khi thực hiện phẫu thuật bạn được bác sĩ gây mê và thực hiện theo một trong 2 cách sau:
– Phẫu thuật mở bụng: Bác sĩ rạch một đường khoảng 5 – 10 cm để tiếp cận buồng trứng. Sau đó thực hiện cắt bỏ buồng trứng khỏi các cấu trúc liên kết xung quanh.
– Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ rạch đường rạch rất nhỏ trên bụng, đưa dụng cụ nội soi vào trong bụng. Thông qua thiết bị camera siêu nhỏ sẽ đưa hình ảnh lên màn hình giúp bác sĩ cơ thể quan sát và tiến hành phẫu thuật. Buồng trứng sau đó được tách khỏi các mô xung quanh và lấy ra ngoài thông qua đường rạch đó.
3.3 Sau khi phẫu thuật
Sau cắt buồng trứng bạn cần nghiêm túc thực hiện những lưu ý của bác sĩ:
– Nằm theo dõi tại phòng hồi sức để thuốc mê hết tác dụng.
– Lưu viện theo dõi giờ hoặc vài ngày, tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật.
– Cố gắng ngồi dậy và vận động sớm để cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Riêng với trường hợp phẫu thuật nội soi buồng trứng, bệnh nhân có thể xuất viện sớm trong vòng 2 – 3 ngày.
4. Sau khi cắt bỏ buồng trứng có cần bổ sung thêm estrogen không
Trong quá trình hình thành và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, estrogen đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể phụ nữ. Hormone này không chỉ phát triển giới tính và cơ quan sinh dục như âm đạo, nội mạc tử cung và vòi trứng, mà còn tạo nên những đặc tính đặc trưng của nữ giới như giọng nói thanh thoát, ngực nở, bờ vai nhỏ và phân bố mỡ cơ thể mang lại hình dáng phụ nữ quyến rũ.
Trong cơ thể nữ giới, buồng trứng và nhau thai sản xuất các dạng estrogen như estron, estriol và estradiol. Tuy nhiên, trong trường hợp cắt bỏ cả hai buồng trứng, cơ thể sẽ mất đi nguồn cung cấp estrogen quan trọng, dẫn đến tình trạng tương tự như mãn kinh, được gọi là mãn kinh do phẫu thuật (surgical induced menopause). Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết trong việc bổ sung estrogen sau khi thực hiện phẫu thuật cắt buồng trứng.
Việc bổ sung estrogen sau cắt buồng trứng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng hormone trong cơ thể. Estrogen không chỉ giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và duy trì các bộ phận sinh dục nữ. Bằng cách bổ sung estrogen, chúng ta có thể giảm bớt những tác động tiêu cực của thiếu hụt estrogen như triệu chứng tương tự mãn kinh, rối loạn tiêu hóa và nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú.
Lưu ý, bổ sung hormone sau khi cắt buồng trứng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Hormone sinh dục này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, căng ngực, vàng da, ứ mật, tăng calci máu, tăng cân và nghiêm trọng hơn là ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú.
Xem Thêm : Cắt tử cung: Những ảnh hưởng và phục hồi sau phẫu thuật
Với những thông tin ở trên, chắc hẳn bạn đã có thêm những hiểu biết về phương pháp cắt buồng trứng. Để không phải cắt buồng trứng, tốt nhất bạn nên phòng tránh các bệnh lý về buồng trứng và nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào liên quan, bạn nên thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa uy tín để điều trị kịp thời.
Thực hiện cuộc biến hóa và tìm lại sự tự tin tại Thẩm mỹ Hồng Hà! Với đội ngũ chuyên gia đam mê và dịch vụ thẩm mỹ hàng đầu, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn kết quả vượt ngoài mong đợi. Khám phá các dịch vụ nâng mũi, nâng mặt, nâng ngực, hút mỡ và tiêm filler để tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo. Đừng chần chừ, hãy đặt lịch hẹn ngay để trải nghiệm sự thay đổi tích cực tại Thẩm mỹ Hồng Hà!
My.clevelandclinic”Oophorectomy: Purpose, Surgery, Risks & Recovery”
MyHealth Alberta”Hysterectomy: Should I Also Have My Ovaries Removed”
Mayo Clinic”Oophorectomy (ovary removal surgery) “
MyHealth Alberta”Laparoscopic Oophorectomy”
Cleveland Clinic “Oophorectomy: Purpose, Surgery, Risks & Recovery”
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×