Xỏ khuyên mũi có để lại sẹo không? Cách vệ sinh ngăn ngừa hình thành sẹo
Xỏ khuyên mũi có để lại sẹo hay không phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: địa chỉ uy tín, vị trí xỏ khuyên, loại khuyên và cách chăm sóc. Nếu bạn có cách chăm sóc hoặc kiêng cữ không đúng rất dễ xảy ra biến chứng nhiễm trùng, chảy máu, dị ứng, tổn thương thần kinh, sẹo…
I- Xỏ khuyên mũi có để lại sẹo không?
Xỏ khuyên mũi sẽ để lại sẹo khi vết thương không được chăm sóc đúng cách (1). Chỉ cần xỏ khuyên tại địa chỉ uy tín, chăm sóc kỹ lưỡng thì sẽ không để lại sẹo xấu. Ngược lại, tự thực hiện tại nhà, sử dụng kim chưa được sát trùng sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và để lại sẹo.
Vết sẹo để lại sau khi xỏ khuyên có thể là sẹo lõm hoặc sẹo lồi. Sẹo lõm là loại sẹo hình chóp nhọn ở mũi do kim xỏ xé rách vùng da. Còn sẹo lồi sẽ có hình viên bi hoặc hạt đậu nổi rõ trên da, hình thành do vi khuẩn hoặc khuyên.
II- Xỏ khuyên mũi bao lâu mới lành?
Với những xỏ khuyên ở cánh mũi thì thời gian lành hoàn toàn trong khoảng từ 2 – 4 tháng. Còn trường hợp xỏ khuyên ở vách ngăn mũi thì cần từ 3 – 4 tháng mới lành hoàn toàn. Khi mới xỏ khuyên mũi thì bạn sẽ cảm thấy hơi đau, ban đầu có thể chảy máu, sưng, bầm tím nhưng những cảm giác đó chỉ tồn tại khoảng 3 tuần.
III- Một số rủi ro có thể xảy ra khi xỏ khuyên mũi?
Mũi thuộc vùng tam giác nguy hiểm trên gương mặt nên có thể mang đến nhiều rủi ro. Đặc biệt, khu vực giữa môi trên có tĩnh mạch kết nối với khoang xoang. Vì vậy, bất kỳ thủ thuật nào thực hiện ở vị trí này đều có thể gây ra nhiễm trùng, chảy máu, dị ứng, thần kinh tổn thương, sẹo…
– Nhiễm trùng tại vết thương: Những vi khuẩn tồn tại bên trong mũi dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng. Khi xỏ khuyên, vi khuẩn HIV, viêm gan B hoặc C, uốn ván do thiết bị khử trùng không sạch sẽ dễ xâm nhập vào máu gây ra nhiều vấn đề (2).
– Chảy máu: Xỏ khuyên ở vùng vách ngăn sẽ khiến máu chảy nhiều hơn vùng cánh mũi. Không chỉ thế, khi máu chảy quá nhiều sẽ làm hình thành những khối tụ máu hoặc sưng tấy do nhiễm trùng. Thậm chí khuôn mặt còn bị biến dạng nặng nề nếu không có cách khắc phục kịp thời.
– Dị ứng: Nhiều người cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng với chất liệu của khuyên.
– Tổn thương thần kinh: Mũi thuộc vùng tam giác nguy hiểm trên gương mặt với nhiều dây thần kinh. Do đó, khi xâm lấn quá sâu có thể làm tổn thương dây thần kinh gây ra cảm giác tê hoặc đau đớn.
– Sẹo: Tại mũi sẽ xuất hiện tình trạng sẹo lồi hoặc sẹo lõm. Khi da ở mũi bị rách do kim xỏ sẽ dẫn đến hình thành sẹo lõm. Còn mũi bị nhiễm vi khuẩn sẽ làm xuất hiện sẹo lồi hình viên bi hoặc hạt đậu.
IV- Cách vệ sinh lỗ xỏ khuyên để ngăn ngừa hình thành sẹo
Có thể thấy, việc vệ sinh lỗ khuyên tai thường sẽ ngăn chặn được tình trạng viêm nhiễm và tránh sẹo lồi hình thành. Nếu bạn vừa xỏ khuyên ở mũi thì nên thực hiện các bước vệ sinh như sau:
Bước 1: Rửa sạch vùng mũi
Bạn hãy dùng tăm bông thấm dung dịch oxy già hoặc cồn 70 độ để sát trùng vết thương vài lần trong ngày.
Bước 2: Thoa tinh dầu tràm trà
Tận dụng tinh dầu tràm trà trắng để thoa lên lỗ đeo khuyên 1 lần/ ngày và thực hiện đều đặn khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, trước khi thoa cần phải vệ sinh mặt và vùng mũi sạch sẽ.
Bước 3: Thoa dung dịch muối và hoa cúc
Tại vị trí đeo khuyên, hãy sử dụng dung dịch điều chế từ muối và trà hoa cúc đặc để sát khuẩn và làm dịu vết sưng. Bạn chỉ cần pha một tách trà hoa cúc đặc và thêm vào nửa thìa muối. Tiếp đó, dùng bông thấm dung dịch đắp lên mũi khoảng 5 phút. Sử dụng 1 – 2 lần/ ngày sẽ thấy vết thương giảm sưng đỏ đáng kêr.
Bước 4: Thoa thuốc ngoài da
Loại thuốc được khuyên dùng chính là hydrocortisone giúp vết thương nhanh lành và giảm nguy cơ hình thành sẹo (3).
V- Những hoạt động cần tránh sau khi xỏ khuyên mũi
Mặc dù xỏ khuyên mũi hạn chế xâm lấn nhưng vẫn cần tránh một số hoạt động như: bơi lội, trang điểm, chơi thể thao, gãi mũi… để hạn chế viêm nhiễm và khiến mũi nhanh lành (4). Cụ thể:
– Bơi lội: Tắm sau khi xỏ khuyên mũi là hoàn toàn bình thường nhưng nên hạn chế đi bơi ở hồ bơi hoặc biển trong khoảng 2 tuần. Bởi khi tiếp xúc hóa chất có trong nước bể bơi sẽ gây ra nhiễm trùng.
– Trang điểm: Muốn tránh nguy cơ nhiễm trùng, bạn không nên trang điểm ít nhất 2 tháng sau khi xỏ khuyên. Nếu công việc của bạn phải trang điểm thường xuyên thì hãy tránh xa chỗ xỏ khuyên.
– Chơi thể thao: Sau khi xỏ khuyên mũi, không nên chơi bất kỳ môn thể thao nào. Vì khi chơi thể thao không thể tránh khỏi những tác động đến vùng vừa xỏ khuyên. Tốt nhất nên dừng chơi thể thao ít nhất 1 tháng.
– Gãi mũi: Thời gian đầu mới xỏ khuyên, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy hoặc khó chịu ở mũi. Tuy nhiên, dù khó chịu đến đâu cũng không nên gãi mũi cho đến khi vết thương lành hoàn toàn.
VI- Lưu ý sau khi xỏ khuyên mũi phòng sẹo
Muốn tránh sẹo và biến chứng khi xỏ khuyên ở mũi cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
– Xỏ khuyên tại những cơ sở uy tín, không tự ý làm tại nhà hoặc ở những spa không đảm bảo về chất lượng.
– Tùy từng vị trí xỏ mà chọn loại khuyên phù hợp, tốt nhất nên chọn chất liệu khuyên từ thép không gỉ, titan, bạc, vàng để ngăn ngừa dị ứng cũng như nhiễm trùng.
– Nếu mũi bạn đang có vết thương thì cần chờ da mũi hoàn toàn khỏe mạnh mới xỏ khuyên để tránh viêm nhiễm.
– Trước khi thực hiện xỏ khuyên cần khử trùng kim xỏ sạch sẽ. Hơn nữa, hạn chế súng bấm khuyên để bảo đảm vệ sinh.
– Muốn lỗ xỏ khuyên không bị viêm sưng, bạn cần rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào mũi.
Bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc : “Xỏ khuyên mũi có để lại sẹo không?” và gợi ý cách chăm sóc để không xuất hiện sẹo ở mũi. Hãy tuân thủ những lưu ý trên đây sẽ giúp bạn có được khuyên mũi đẹp và an toàn.
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×