Cắt bỏ sẹo xấu: Phương pháp giảm 80% sẹo hiệu quả
Sẹo xấu trên cơ thể khiến nhiều người tự ti, bỏ lỡ cơ hội mặc các trang phục đẹp. Do đó, cắt bỏ sẹo xấu là giải pháp thẩm mỹ hoàn hảo giúp tìm lại vẻ đẹp cho diện mạo, body, khôi phục lại sự tự tin của bản thân.
1. Tại sao cần phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ sẹo xấu
Cắt bỏ sẹo xấu là giải pháp hoàn hảo giúp loại bỏ đi “điểm xấu xí” trên cơ thể và đảm bảo tính thẩm mỹ, đặc biệt là ở những vị trí dễ nhìn thấy như trên khuôn mặt. Cắt bỏ sẹo xấu cần thiết nên thực hiện đối với những trường hợp sau:
Sẹo lồi: Đây là những vết sẹo dày hơn bình thường, có kết cấu và màu sắc khác với phần da còn lại. Sẹo lồi thường kéo dài ra ngoài rìa của vết thương và có khả năng tái phát trở lại. Chúng thường tạo ra hiệu ứng dày, lõm xuống trong giống khối u.
Sẹo nằm trên các đường nếp gấp của da.
Vết sẹo làm biến dạng các vùng cơ, da xung quanh và cản trở các hoạt động bình thường.
Cắt bỏ sẹo xấu đảm bảo tính thẩm mỹ và giúp bạn tìm lại vẻ đẹp tự nhiên của diện mạo và cơ thể, khôi phục lại sự tự tin của bản thân.
2. Những lưu ý trước khi cắt bỏ sẹo xấu
Trước khi cắt bỏ sẹo xấu, có một số lưu ý quan trọng như sau:
– Đánh giá tình trạng sẹo: Bạn cần đánh giá kỹ tình trạng sẹo như vị trí, kích thước, màu sắc, độ lồi… để quyết định liệu phương pháp cắt sẹo thẩm mỹ có phù hợp hay không.
– Tìm hiểu về phương pháp cắt sẹo: Có nhiều phương pháp khác nhau để cắt bỏ sẹo. Trước khi quyết định, hãy tìm hiểu kỹ về từng phương pháp và nhận tư vấn từ bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng sẹo của bạn.
– Lựa chọn cơ sở uy tín: Đảm bảo chọn một cơ sở thẩm mỹ có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và trang thiết bị y tế tốt. Điều này giúp đảm bảo an toàn và khắc phục triệt để tình trạng sẹo một cách tốt nhất.
3. Các phương pháp cắt sẹo xấu
Với nhiều phương pháp cắt sẹo hiện nay, bác sĩ sẽ căn cứ và tình trạng và mong muốn của từng khách hàng để tư vấn phương pháp cụ thể.
Dưới đây là một số phương pháp được ứng dụng phổ biến trong điều trị sẹo:
3.1 Cắt sẹo xấu và khâu thẩm mỹ
Đối với những vết sẹo nhỏ, các bác sĩ sẽ tiến hành luồn chỉ khâu dưới bề mặt da. Bước này làm cho vết thương nhanh liền miệng và đảm bảo không lộ dấu vết thẩm mỹ.
Đồng thời, bác sĩ tiến hành gắn keo sinh học chuyên dụng đối với vết sẹo cắt trên mặt. Biện pháp trêb khá hiệu quả, đảm bảo tính an toàn và hạn chế tình trạng sẹo xấu cũng như tái phát sau này.
3.2 Chuyển vạt da
Kỹ thuật chuyển vạt da được áp dụng cho các mô có kích thước trung bình. Theo đó bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng, tiến hành cắt bỏ sẹo. Sau khi nhân sẹo được cắt bỏ bác sĩ sẽ tạo một khoảng cách, tại vị trí vết cắt không đủ vùng da giữa 2 miệng vết thương để tiến hành khâu sao cho không co kéo.
Tiếp đến bác sĩ tiến hành chuyển vạt da bên cạnh để tiến hành khâu thẩm mỹ nhanh chóng. Quy trình thực hiện đảm bảo không làm xô lệch hoặc co kéo vùng da mới phẫu thuật.
3.3 Ghép da tự thân (nhân tạo)
Đối với trường hợp vết sẹo có kích cỡ lớn, nếu kéo căng sẽ làm biến dạng các mô xung quanh. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kỹ thuật ghép da tự thân hoặc nhân tạo. Các bước tiến hành như sau:
- Ghép da tự thân: Bác sĩ lấy một phần da từ vùng mông hoặc đùi của khách hàng và tiến hành cấy trực tiếp lên vùng da sẹo. Thủ thuật ghép da tự thân được ứng dụng khá nhiều, mang lại hiệu quả đến 80%. Bên cạnh đó khi áp dụng cắt sẹo lồi ở vùng mặt, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp ghép da toàn bộ. Đây là kỹ thuật cắt bỏ toàn bộ vùng da thừa không cần thiết gồm bó cơ và mạch máu, sau đó tiến hành khâu lại để tiếp tục đảm bảo hoạt động của các mô tế bào.
- Ghép da nhân tạo: Bác sĩ tiến hành chiết tách một phần mô sợi nguyên bào tự thân, sau đó đem nuôi cấy tạo thành tế bào da mới. Tương tự như phương pháp trên, các tế bào mô mới được cấy trực tiếp lên miệng hở của vết thương và bác sĩ tiến hành đóng vết mổ.
3.4 Vi phẫu
Kỹ thuật được áp dụng cho các vùng sẹo lồi có đặc điểm phức tạp ở vùng đầu, cổ, tay, chân… sau khi tiến hành cắt sẹo có thể gây ra những khó khăn nhất định trong các hoạt động di chuyển cũng như sinh hoạt của khách hàng.
Phương pháp vi phẫu được bác sĩ thực hiện như sau: Sử dụng thiết bị y khoa hiện đại, khâu nối trực tiếp các bộ phận như mao mạch, dây thần kinh…. lại với nhau. Đây là phương pháp giúp khách hàng nhanh chóng nhận được kết quả điều trị sẹo tối ưu và và không ảnh hưởng đến chức năng vật lý của các mô mềm.
3.5 Giãn da
Giãn da được áp dụng với những trường hợp khách hàng có vết sẹo quá lớn và không đủ da để khâu/ghép. Phương pháp được thực hiện với thao tác đặt túi nước chuyên dụng vào vùng da cạnh vết sẹo mổ, kích thích cho mô tế bào tại đó phát triển mạnh mẽ cho đến khi có đủ lượng da để ghép.
Kỹ thuật giãn da áp dụng trong điều trị sẹo được xem là bước tiến lớn của nền y học thẩm mỹ, giúp khắc phục được những vết sẹo nặng do bỏng mà rất nhiều trường hợp khách hàng đang gặp phải.
4. Quy trình xóa sẹo xấu
Toàn bộ quy trình xóa sẹo xấu được thực hiện đảm bảo theo tiêu chuẩn các bước an toàn của Bộ Y tế.
4.1 Chuẩn bị trước khi phẫu thuật thẩm mỹ xóa sẹo
Trước khi tiến hành cắt bỏ sẹo xấu, khách hàng cần làm một số thủ tục sau:
– Xét nghiệm, kiểm tra, đánh giá sức khỏe.
– Sử dụng một số loại thuốc hay thay đổi liệu trình dùng thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
– Ngừng hút thuốc lá.
– Không sử dụng aspirin, các loại thuốc và dược liệu làm loãng máu, tăng nguy cơ chảy máu khi phẫu thuật.
4.2 Thực hiện thẩm mỹ xóa sẹo xấu
Bước 1: Gây tê/gây mê
Bác sĩ thực hiện gây tê/gây mê giúp khách hàng thoải mái trong quá trình phẫu thuật. Một số lựa chọn được áp dụng như: Gây tê cục bộ, tiêm thuốc an thần qua đường tĩnh mạch hoặc gây mê toàn thân.
Bước 2: Tiến hành cắt sẹo
Sau khi hoàn thành gây tê, bác sĩ tiến hành cắt bỏ sẹo xấu. Kỹ thuật được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, am hiểu về các phương pháp điều trị và dày dặn kinh nghiệm.
Bước 3: Khâu đóng vết thương thẩm mỹ
Một số vết sẹo yêu cầu cần phải khâu nhiều lớp. Khâu thẩm mỹ được sử dụng khi vết cắt kéo dài đến mô bên dưới bề mặt da hoặc ở những khu vực có mức độ di chuyển cao. Lớp khâu đầu tiên là lớp bên dưới da có thể là chỉ khâu tự tiêu. Thực hiện khâu đóng các vết thương tiếp theo.
Bước 4: Hồi sức và theo dõi
Kết thúc phẫu thuật cắt bỏ sẹo, khách hàng được đưa về phòng hồi sức để ổn định sức khỏe. Trong thời gian đó bác sĩ sẽ theo dõi và chăm sóc hậu phẫu chu đáo.
5. Các biến chứng và tác dụng phụ khi thẩm mỹ xóa sẹo
Để giúp quý khách hàng phòng ngừa nguy cơ tái phát sẹo xấu sau điều trị, chúng tôi xin chia sẻ một số khuyến cáo từ Bác sĩ PTTM Dr Robert Nguyễn – Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Bệnh viện Thẩm mỹ Hồng Hà:
– Đối với vết thương nhẹ và vết thương hở nhỏ, cần vệ sinh tại chỗ bằng nước muối, cồn hoặc thuốc sát khuẩn để tránh nhiễm trùng vết thương. Giữ vết thương luôn khô thoáng và bôi thuốc sẹo để thúc đẩy quá trình tái tạo da.
– Đối với vết thương sau phẫu thuật và da bỏng, hạn chế ăn những thực phẩm gây lồi thịt như rau muống, hải sản, trứng. Đồng thời, giữ vết thương luôn khô thoáng và vệ sinh vùng da bị thương cẩn thận. Bôi thuốc lành sẹo khi được bác sĩ cho phép sử dụng.
– Đối với những người có cơ địa sẹo lồi, cần chú ý kiêng khem và có chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế hình thành sẹo.
6. Những lưu ý sau khi điều trị sẹo xấu
Một số lưu ý bạn cần ghi nhớ sau khi cắt bỏ sẹo xấu:
6.1 Chế độ sinh hoạt
- Tránh mang vác vật nặng hoặc tác động lên vùng sẹo như đeo vòng cổ (đối với sẹo ở ngực), vòng tay (sẹo ở tay).
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, mặc quần áo, đeo găng tay hay khẩu trang che chắn vùng sẹo.
- Không để nước dính vào vết sẹo sau khi vừa cắt bỏ. Nước có thể khiến vết thương nhiễm trùng và tình trạng sẹo ngày càng tồi tệ hơn.
- Không sử dụng mỹ phẩm sau khi điều trị sẹo tránh gây kích ứng.
Bôi thuốc trị sẹo hoặc miếng dán SCG để tăng hiệu quả điều trị.
- Đảm bảo cho vùng điều trị được vệ sinh sạch sẽ.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ cho đến khi sẹo tiến triển hoàn toàn.
6.2 Chế độ ăn uống
- Hạn chế các loại đồ ăn: Thịt gà, đồ nếp, rau muống, hải sản sẽ khiến vết thương mưng mủ, lâu lành, tái phát sẹo lồi, làm da bị loang lổ sắc tố.
- Sử dụng các loại thực phẩm: Theo bác sĩ đối với các làn da cần tái tạo thì nên ăn nhiều thịt lợn hơn.
7. Phòng ngừa nguy cơ để lại sẹo xấu sau điều trị như thế nào
Như đã chia sẻ ở trên, sẹo xấu sau khi được cắt bỏ vẫn có nguy cơ tái phát. Do đó, để phòng ngừa nguy cơ tái phát, bác sĩ đưa ra một số khuyến cáo sau:
– Đối với vết thương nhẹ, vết thương hở nhỏ: Cần vệ sinh tại chỗ với nước muối, cồn hoặc thuốc sát khuẩn để tránh nhiễm trùng vết thương, giữ vết thương luôn khô thoáng, bôi thuốc sẹo để thúc đẩy tái tạo da nhanh hơn.
– Đối với vết thương sau phẫu thuật, da bỏng: Hạn chế ăn những thực phẩm gây lồi thịt như rau muống, hải sản, trứng… Giữ vết thương luôn khô thoáng, vệ sinh vùng da bị thương thật kỹ. Bôi thuốc lành sẹo khi được bác sĩ cho phép sử dụng.
– Người có cơ địa sẹo lồi: Những trường hợp có cơ địa sẹo lồi cần chú ý kiêng khem cẩn thận và có chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế hình thành này.
8. Thời gian hồi phục sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ sẹo xấu
Thời gian hồi phục sau khi cắt bỏ sẹo xấu có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần, tuy nhiên, đây là một con số tương đối và có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Mỗi người có cơ địa khác nhau và cuộc phẫu thuật cắt sẹo cũng có tính chất riêng. Để đẩy nhanh quá trình hồi phục, chúng tôi khuyên bạn tuân thủ các chỉ dẫn sau đây:
– Uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ: Để giảm sưng và đau sau phẫu thuật, bạn nên tuân thủ uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Những loại thuốc này có tác dụng hỗ trợ quá trình hồi phục và giảm các tác động không mong muốn.
– Chăm sóc vùng điều trị chữa lành sẹo: Để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình hồi phục, bạn nên kê cao vùng đang điều trị để chữa lành sẹo. Điều này giúp cung cấp tuần hoàn máu tốt hơn và tăng cường quá trình tái tạo da.
– Sử dụng phương pháp chườm lạnh: Chườm lạnh là một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giảm sưng và đau sau phẫu thuật. Bạn có thể sử dụng túi lạnh hoặc gói đá đã được bọc kín để áp lên vùng điều trị trong khoảng thời gian ngắn.
– Giữ vết thương luôn khô thoáng và vệ sinh kỹ: Để đảm bảo quá trình lành của vết thương suôn sẻ, hãy giữ vùng da bị thương luôn khô thoáng và vệ sinh kỹ. Bạn có thể vệ sinh vùng da bằng nước muối, cồn hoặc thuốc sát khuẩn để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, bôi thuốc sẹo có thể giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da nhanh hơn.
– Tránh các hoạt động căng thẳng tinh thần và tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ: Để giữ cho vùng da điều trị yên tĩnh và không gặp tác động tiêu cực, hạn chế các hoạt động gây căng thẳng tinh thần và tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ. Điều này giúp giảm nguy cơ gây tổn thương hoặc làm chậm quá trình lành của vết thương.
– Bôi kem chống nắng thường xuyên: Để đảm bảo vết sẹo không bị rám nắng và tránh thay đổi màu da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chúng tôi khuyên bạn nên bôi kem chống nắng thường xuyên. Kem chống nắng sẽ giúp bảo vệ vùng da điều trị khỏi tác động có hại của tia UV
Tóm lại, sẹo xấu tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại đánh mất tính thẩm mỹ trên cơ thể. Có nhiều phương pháp điều trị sẹo lồi khác nhau đang được áp dụng mang lại hiệu quả cao. Bạn nên tới thẩm mỹ viện Thái Lan tại Việt Nam để được tư vấn phương pháp phù hợp nhất.
Associatedskincare”WHAT IS SCAR REVISION SURGERY?”
Term Care”Scar Revision Surgery: Preparation, Recovery, Long”
Dr. Sidle”Scar Removal and How It Can Change Your Life”
Ncbi”Surgical Scar Revision: An Overview – PMC – NCBI”
WikiHow”6 Ways to Get Rid of Self Harm Scars”
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×