Sẹo rỗ ở mũi có tự khỏi được không? Cách điều trị hiệu quả
Sẹo rỗ ở mũi không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Đây là những vết sẹo sâu và thường không thể tự khỏi. Do đó, bạn nên học cách chăm sóc và phòng ngừa sẹo rỗ để sở hữu diện mạo hoàn hảo nhất.
1. Nguyên nhân gây ra sẹo rỗ ở mũi
Nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng sẹo rỗ ở mũi là do da bị tổn thương bởi những vết mụn để lại. Đây là yếu tố chính góp phần vào quá trình hình thành sẹo, gây ra những vết lõm trên bề mặt mũi.
1.1 Do mụn trứng cá
Mũi là vị trí tập trung nhiều tuyến bã nhờn, lỗ chân lông và cũng là nơi thường xuyên tiết ra nhiều dầu nhờn. Khi có sự tác động bởi các tác nhân từ môi trường bên ngoài như: Khói bụi, ô nhiễm, thay đổi thời tiết… Lúc đó mũi sẽ có nhiều bụi bẩn bám vào nên dễ nổi nhiều loại mụn.
1.2 Nặn mụn không đúng cách
Việc thường xuyên nặn, cạy mụn trứng cá không đúng cách, có thể khiến các sợi liên kết collagen và elastin bị đứt gãy. Nếu không điều trị trong thời gian ngắn những vết sẹo rỗ trên da và mũi sẽ hình thành.
1.3 Dùng mỹ phẩm kém chất lượng
Sử dụng những loại mỹ phẩm không phù hợp, chất lượng không đảm bảo, thay đổi liên tục trong giai đoạn da đang bị mụn nhưng không tẩy trang và vệ sinh đúng cách sẽ khiến tình trạng mụn nặng hơn. Từ đó gây ra sẹo rỗ trên mũi.
1.4 Do bệnh thủy đậu
Các nốt viêm đỏ, bọng nước trên da vùng mũi do bị thủy đậu vỡ ra khiến vị trí này hình thành sẹo rỗ. Đây cũng là nguyên nhân gây ra sẹo rỗ khá phổ biến.
2. Sẹo rỗ ở mũi có tự khỏi không
Sẹo rỗ ở mũi hoàn toàn không thể khỏi được bởi sẹo rỗ được coi là dạng tổn thương vĩnh viễn, nằm sâu dưới da nên không thể tự khỏi được. Cách điều trị dứt điểm là phải cắt hoàn toàn chân sẹo ở dưới da. Khi đó các chân sẹo bị đứt gãy, các sợi tế bào trên chúng bị xơ hóa dần do không được nuôi dưỡng từ máu và các dưỡng chất khác.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị tình trạng sẹo có thể chữa lành đến 90% sẹo rỗ. Bạn không phải đau đầu lo lắng sẹo lõm có tự khỏi được không.
3. Điều trị sẹo rỗ ở mũi có khó không
Theo các bác sĩ da liễu, sẹo rỗ trên mũi nếu mới xuất hiện, chưa hình thành xơ cứng thì việc điều trị không khó và khả năng chữa khỏi hoàn toàn là khá cao.
Tuy nhiên, đối với những vết sẹo xơ cứng, có cấu trúc chân sẹo đã hoàn thiện thì việc chữa trị sẽ khó khăn, mất nhiều thời gian và tiền bạc hơn. Do đó, để đạt hiệu quả, bạn nên tiến hành chữa trị càng sớm, càng tốt.
4. Cách điều trị sẹo rỗ ở trên mũi hiệu quả
Bạn có thể áp dụng một số cách điều trị sẹo rỗ trên mũi dưới đây để lấy lại diện mạo xinh đẹp và cuốn hút.
4.1 Sử dụng mặt nạ vitamin E
Vitamin E có tác dụng xóa mờ sẹo rỗ, cấp ẩm, phục hồi và cải thiện bề mặt da. Đặc biệt, vitamin E còn chống oxy hóa, kích thích sản sinh collagen. Từ đó, da sẽ đàn hồi, mịn màng và khỏe mạnh hơn.
Cách thực hiện:
– Làm sạch da mũi với sữa rửa mặt.
– Cắt đôi viên vitamin E, dùng tăm bông chấm lấy tinh chất bên trong và thoa đều lên mũi.
– Đợi khoảng 20 phút cho dưỡng chất thấm sâu vào da và khô lại.
– Tiếp tục thoa thêm 1 lần vitamin E rồi chờ thêm 20 phút.
– Rửa sạch mặt với nước ấm.
4.2 Trị sẹo rỗ ở vùng mũi với nghệ và sữa chua
Hoạt chất curcumin trong nghệ giúp điều trị sẹo rỗ, sẹo thâm, chống oxy hóa, ức chế sự hình thành của sắc tố melanin, kháng khuẩn, giảm viêm và tăng sinh collagen hiệu quả. Kết hợp thêm với sữa chua sẽ đạt hiệu quả trị sẹo rỗ ở trên mũi tối đa.
Cách thực hiện:
– Làm sạch vùng mũi.
– Trộn đều 2 thìa sữa chua không đường, 1 thìa tinh bột nghệ để tạo hỗn hợp.
– Thoa vào vùng da có sẹo và chờ trong khoảng 20 phút, rửa lại với nước ấm.
– Thực hiện 3 – 4 lần/tuần, liên tục trong 2 – 3 tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
4.3 Sử dụng chanh và hành tây chữa sẹo rỗ ở mũi
Phương pháp này phù hợp với những người có da dầu. Vì hành tây có tác dụng giảm tiết dầu nhờn hiệu quả. Trong khi đó, chanh tươi có tác dụng loại bỏ da chết, kích thích tái tạo tế bào da non, làm thông thoáng lỗ chân lông và lấy đầy sẹo rỗ nhanh chóng.
Cách thực hiện:
– Làm sạch vùng điều trị.
– Hành tây đem xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt.
– Sử dụng tăm bông chấm nước cốt và thoa đều lên vùng có sẹo.
– Chờ khoảng 20 phút để dưỡng chất thẩm thấu vào sâu trong da, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
– Kiên trì thực hiện cách trị sẹo rỗ này 3 lần/tuần.
4.4 Kết hợp chanh và mật ong chữa sẹo rỗ trên mũi
Chanh kết hợp với mật ong là giải pháp phù hợp với da hỗn hợp. Hỗn hợp chanh và mật ong có tác dụng kiềm dầu, cấp ẩm cho da. Đồng thời có khả năng làm đầy vết sẹo rỗ trên mũi hiệu quả.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị 2 muỗng mật ong, 1 muỗng dầu oliu, 1 muỗng nước cốt chanh. Trộn các nguyên liệu đều với nhau.
– Làm sạch da vùng mũi, thoa hỗn hợp lên chỗ bị sẹo. Massage nhẹ nhàng.
– Chờ 15 – 20 phút sau đó rửa lại vùng mũi bằng nước sạch.
– Thực hiện tối đa 3 lần/tuần.
5. Hướng dẫn cách chăm sóc và phòng ngừa sẹo rỗ trên mũi
Bạn có thể ngăn ngừa và điều trị sẹo rỗ ở vùng mũi khi nắm được cách chăm sóc đúng đắn. Bạn có thể tham khảo một số bí quyết dưới đây.
5.1 Không tự ý nặn mụn
Khi da đang bị mụn, bạn cần làm sạch da mặt kỹ càng, nhất là khi vừa ra ngoài, tiếp xúc với khói bụi để làn da thông thoáng, giảm tiết nhờn. Đặc biệt bạn không nên tự ý nặn mụn, cạy mụn trên mặt khi tay chưa được vệ sinh hoặc sử dụng dụng cụ chưa được khử trùng sạch sẽ.
Lưu ý, tuyệt đối không được nặn các loại mụn viêm, mụn bọc,… vì dịch mụn khi vỡ ra có thể làm cho mụn lây lan, viêm nhiễm tạo thành mụn dạng nang và sau đó dễ để lại sẹo.
5.2 Không bôi thuốc khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem trị mụn không nhãn mác, hàng giả, hàng kém chất lượng tại các chợ, cửa hàng mỹ phẩm, spa không được cấp phép hoạt động. Đây là nguyên nhân khiến tình trạng mụn ngày càng nặng và tồi tệ hơn, dễ hình thành sẹo rỗ.
Ngoài ra, bạn cũng tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc trị mụn không rõ nguồn gốc, dược mỹ phẩm không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nhất là các loại kem tự trộn, pha chế từ các thương hiệu không được kiểm duyệt và không có đầy đủ giấy tờ kiểm định.
5.3 Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên bổ sung nhiều rau xanh, vitamin A, C từ trái cây tươi như bưởi, cam, chanh, ổi, kiwi, súp lơ xanh, cà rốt, ngũ cốc… để làn da luôn tươi trẻ. Đồng thời uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể, cho làn da mịn màng và căng bóng.
Ngoài ra, chú ý hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như bia rượu, cafe,… đây là nguyên nhân chính gây nên các triệu chứng nóng trong, nổi mụn trứng và hình thành sẹo rỗ.
5.4 Thăm khám ngay khi thấy tình trạng mụn nặng
Khi gặp phải mụn dạng nặng, bạn cần đến gặp trực tiếp bác sĩ da liễu để được tư vấn về tình trạng da và cung cấp phác đồ điều trị phù hợp. Tránh để triệu chứng mụn nặng quá lâu khiến viêm sâu vào trong da và gây sẹo rỗ. Đặc biệt, không tự ý cạy, chích mụn, lấy nhân mụn hay rạch mụn lấy mủ tại nhà hoặc các spa kém chất lượng, không đảm bảo chuyên môn và kỹ thuật.
5.5 Trị sẹo trên mũi hiệu quả tại các thẩm mỹ viện
Các thẩm mỹ viện với công nghệ hiện đại có thể giúp khách hàng trị sẹo rỗ trên mũi hiệu quả nhanh chóng, lâu dài.
Đội ngũ kỹ thuật viên, bác sĩ thẩm mỹ có kinh nghiệm chuyên môn cùng kỹ thuật cao giúp khách hàng loại bỏ sẹo rỗ an toàn, không gây ra biến chứng.
Đồng thời chế độ bảo hành được các đơn vị thẩm mỹ đưa ra cũng mang đến sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng khi điều trị sẹo rỗ.
Trên đây là những phương pháp khắc phục tình trạng sẹo rỗ ở trên mũi hiệu quả và an toàn. Tốt nhất trước khi điều trị bạn nên tới khám trực tiếp với bác sĩ có chuyên môn để được điều trị theo phác đồ chuẩn xác và hiệu quả nhất.
Medicalnewstoday: “Nose acne: Causes, treatment, and remedies”
Buoyhealth: “What Causes a Pimple or Bump in or on the Nose?”
Clearskin: “Nose Acne Treatment: How to Get Rid of Pimples on Nose”
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×