Ăn mực có bị sẹo lồi không- Các thực phẩm cần kiêng tránh sẹo lồi
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình lành vết thương sau thẩm mỹ hoặc tai nạn… Vậy ăn mực có bị sẹo lồi không? Nên ăn và kiêng những thực phẩm nào khi có vết thương hở để tránh sẹo lồi?
1. Ăn mực có bị sẹo lồi không
Ăn mực sau phẫu thuật có thể làm vết mổ gây sẹo lồi. Bởi mực là thực phẩm giàu hàm lượng protein kích thích quá trình tăng trưởng collagen quá mức trong quá trình liền sẹo. Đồng thời một số chất khác ở trong mực cũng có thể là thành phần kích ứng khiến vết thương lâu lành.
2. Vì sao ăn mực lại bị sẹo lồi
Có 2 nguyên nhân chính dẫn tới ăn mực bị sẹo lồi đó là:
– Hàm lượng protein trong mực khá dồi dào, nếu ăn trong giai đoạn vết thương chưa lành sẽ kích thích sản sinh collagen quá mức, dẫn tới hình thành sẹo lồi.
– Ăn mực và các loại hải sản khác cũng làm tăng tình trạng dị ứng. Khi dị ứng sẽ dẫn đến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nhất là ở những người có cơ địa xấu. Do đó, sẽ kéo dài thời gian hồi phục và tạo điều kiện cho sẹo xuất hiện.
Bên cạnh đó, ăn mực có nguồn gốc không rõ ràng còn làm tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, đau bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Điều này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn tới vết thương lâu khỏi hơn.
3. Sau phẫu thuật nên kiêng ăn mực trong bao lâu
Đối với những vết thương hở nhỏ bạn nên kiêng ăn mực trong thời gian 5 – 10 ngày. Còn những vết thương có kích thước lớn như vết thương sau phẫu thuật thì cần kiêng mực lâu hơn từ 20 – 30 ngày. Tuy nhiên, thời gian trên có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào một số yếu tố như:
– Cách chăm sóc vết thương: Nếu bạn vệ sinh vết thương để loại bỏ vi khuẩn gây hại mỗi ngày thì sẽ đảm bảo an toàn và thời gian hồi phục nhanh hơn.
– Tình trạng của vết thương: Những vết thương nhẹ, trung bình thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn vết thương sâu, nặng. Đặc biệt, những vết thương do phẫu thuật thẩm mỹ hỏng thì thời gian hồi phục có thể kéo dài lâu hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng.
– Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Nếu bạn kết hợp kiêng khem và ăn uống đúng cách, thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, từ đó giúp vết thương ổn định và mau lành hơn.
4. Ngoài mực, người sau phẫu thuật nên kiêng ăn gì tránh sẹo lồi
Ngoài mực, bạn cũng cần chú ý kiêng một số thực phẩm dưới đây để đảm bảo tính thẩm mỹ cho vết thương.
4.1 Thịt bò
Thịt bò có chứa hàm lượng các dưỡng chất như protein, sắt,… giúp bổ sung và tái tạo tế bào hồng cầu, tăng cường tuần hoàn máu, đồng thời đưa chất dinh dưỡng đi nuôi vết thương.
Thế nhưng việc tăng nhanh các tế bào hồng cầu có thể khiến chúng tích tụ nhiều ở vết thương, gây ra hiện tượng thâm.
Bên cạnh đó, ăn thịt bò cũng khiến vết thương bị ngứa, rát, bong vảy do phản ứng của cơ thể đối với protein “lạ”. Chính vì thế bạn nên tuyệt đối kiêng thịt bò trong quá trình hồi phục vết thương và cả giai đoạn trị sẹo về sau.
4.2 Thịt gà
Giống như thịt bò, thịt gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, những thành phần dinh dưỡng trong thịt gà lại gây cản trở quá trình liền sẹo cả cơ thể, ảnh hưởng xấu đến các tế bào da mới hình thành.
Ngoài ra, việc sử dụng thịt gà trong giai đoạn này cũng khiến vết thương căng nhức, ngứa và kéo da non. Do đó, bạn nên loại thịt gà trong danh sách thực phẩm hằng ngày khi đang có vết thương.
4.3 Đồ nếp
Những món ăn chế biến từ gạo nếp như xôi, chè, bánh chưng… dù rất hấp dẫn nhưng lại cấm kỵ đối với những người có cơ địa nhạy cảm, dễ nổi mụn hoặc đang có vết thương.
Lý do là đồ nếp có tính nóng, ăn vào có thể khiến vết thương mưng mủ, sưng tấy, từ đó dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng, dễ xuất hiện sẹo lồi, sẹo xấu khi hồi phục.
4.4 Rau muống
Hàm lượng folate cao trong rau muống là nguyên nhân hình thành sẹo lồi khi cơ thể có vết thương. Khi ăn loại rau này, có khả năng kích thích sản sinh collagen trong cơ thể quá mức cần thiết, dẫn đến hiện tượng sẹo lồi.
4.5 Các loại hải sản khác
Ngoài mực, bạn cũng cần kiêng một số loại hải sản như tôm, cua, cá biển, bạch tuộc… Khi ăn bạn có thể bị nổi mề đay, mẩn ngứa, sưng tấy, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết thương.
5. Những thực phẩm nên ăn để vết thương nhanh lành, không bị sẹo lồi
Ngoài mực, bạn cũng cần kiêng một số loại hải sản như tôm, cua, cá biển, bạch tuộc… Khi ăn bạn có thể bị nổi mề đay, mẩn ngứa, sưng tấy, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết thương.
5.1 Bổ sung thực phẩm giàu sắt
Sắt là khoáng chất vô cùng quan trọng trong việc tái tạo tế bào hồng cầu, bổ sung máu đi nuôi toàn bộ cơ thể.
Đặc biêt, sắt còn kết thúc quá trình liền sẹo, kích thích cơ thể sản sinh các tế bào mới để vết thương nhanh liền miệng hơn.
Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm giàu sắt nào cũng nên bổ sung vào thực đơn khi có vết thương, chẳng hạn như thịt bò. Thay vào đó, bạn nên tăng cường ăn thịt lợn, các loại ngũ cốc, đậu hũ…
5.2 Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp kháng viêm, chống nhiễm trùng hiệu quả. Bạn có thể bổ sung vitamin C trong các loại rau củ, trái cây như bông cải xanh, rau ngót, rau bina, chanh, ổi, ớt…
Không những thế những loại thực phẩm này còn giàu chất xơ, cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
5.3 Thực phẩm giàu kẽm
Một số thực phẩm giàu kẽm như gan lợn, sữa, các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều… nên bổ sung cho người có vết thương hở để phòng tránh sẹo lồi.
Đây là những thành phần quan trọng trong việc tái tạo và chỉnh sửa mô tế bào. Bạn cũng đừng quên liệt các thực phẩm giàu kẽm trong thực đơn hàng ngày khi đang điều trị vết thương hở.
5.4 Thực phẩm giàu vitamin E
Vitamin E có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa, ngăn chặn sẹo lồi và rút ngắn thời gian hồi phục của vết thương.
Vì thế, bạn hãy tích cực bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình những thực phẩm giàu vitamin E như quả bơ, hạt hướng dương, đu đủ, bông cải xanh…
6. Cách chăm sóc vết thương nhanh hồi phục và tránh sẹo lồi
Để tránh sẹo lồi, ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng trong quá trình chăm sóc vết thương như sau:
– Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vết thương. Đây là bước chăm sóc vết thương vô cùng quan trọng, hạn chế nhiễm trùng.
– Đối với vết thương lớn và cơ địa nóng, dễ mưng mủ, nhiễm trùng thì có thể uống và bôi thêm thuốc kháng sinh để ngăn ngừa tối đa hiện tượng nhiễm trùng gây nên sẹo lồi.
– Sử dụng băng gạc y tế để che vết thương nhằm loại bỏ các tác động từ môi trường bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu nghỉ dưỡng trong môi trường sạch khuẩn và miệng của vết thương không quá lớn thì bạn vẫn có thể để vết thương khô tự nhiên mà không cần quấn băng gạc.
– Thường xuyên thay băng, tránh để vết thương bị bí, nhiễm trùng.
Thông qua bài viết thắc mắc ăn mực có bị sẹo lồi không đã được làm sáng tỏ. Ngoài mực bạn cũng nên kiêng một số loại thực phẩm đã liệt kê để đảm bảo vết thương nhanh lành, tránh sẹo lồi đánh mất thẩm mỹ.
Myth Buster: “Can Eating Squid Cause Keloids”
Myth/Fact: “Does Chicken or Seafood slow down wound healing”
Healthxchange: “No Chicken and Seafood After Surgery: Myth or Fact?”
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×