Logo

Căng tức ngực sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý 

Căng tức ngực sau sinh là hiện tượng không hiếm gặp ở phụ nữ sau sinh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn gây khó khăn cho việc bú sữa của con. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện và cách phục căng tức ngực sau sinh.

1. Căng tức ngực sau sinh là gì

Căng tức ngực là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ sau sinh, thường xảy ra vào khoảng 2 – 5 ngày sau sinh. Lúc này, bầu ngực của mẹ có cảm giác đau nhức, nóng, chạm vào thấy cứng. Dù ngực đang đầy sữa nhưng mẹ không thể hút sữa được hoặc hút được rất ít sữa. Một số trường hợp có thể xuất hạch ở vùng nách. 

Căng tức ngực sau sinh là gì

Căng tức ngực sau sinh là gì

2. Những dấu hiệu khi bị căng tức vùng ngực sau sinh

Khi bị căng tức sữa sau sinh, mẹ có thể có một số biểu hiện sau đây: 

– Vùng bầu ngực đau nhức, cương cứng. Tình trạng nặng: ngực rất to, nóng rát, sờ vào có cảm giác hơi sần sùi do các cục sữa gây ra. 

– Núm vú sưng đỏ, quầng vú cứng khiến con khó ngậm ti và ngậm không đúng khớp

– Một số trường hợp nổi hạch ở vùng nách

– Mẹ có thể sốt trên 38 độ

– Có thể bị căng đau ở 1 hoặc cả 2 bên ngực. 

– Một số người có thể nhìn thấy rõ tĩnh mạch dưới da vú. Tình trạng này là do tăng lưu thông máu và căng da ngực. 

Dấu hiệu căng sữa sau sinh

Dấu hiệu căng sữa sau sinh

3. Nguyên nhân gây căng tức ngực sau sinh

Căng tức sữa sau sinh là hiện tượng bình thường do nhiều nguyên nhân gây nên: 

–  Sữa và lưu lượng máu tăng lên đột ngột:  Sau khi sinh, sữa và lưu lượng máu đổ về ngực của bạn tăng lên đột ngột, khiến ngực căng cứng. Phải mất vài ngày cơ thể bạn mới quen với việc sản xuất sữa và tiết sữa. Khi con đã bú tốt, sữa chảy ra dễ dàng bạn sẽ bớt cảm thấy căng cứng và đau nhức hơn.

Lúc này cơ thể bạn sẽ thích nghi và tự điều chỉnh lượng sữa sản xuất ra theo nhu cầu từ con. Tuy nhiên, nếu cữ bú của con cách nhau quá lâu, ngực của bạn vẫn có thể bị căng tức. 

– Chênh lệch giữa hormone prolactin và oxytocin: Prolactin có tác dụng kích thích tạo sữa, oxytocin có chức năng tạo co bóp tuyến sữa để giải phóng sữa ra ngoài qua núm vú.

Thời gian đầu sau sinh, hormone prolactin được sản sinh nhiều nhưng oxytocin lại chưa được sản xuất kịp thời gây ra tình trạng sữa ứ đọng hoặc nặng hơn là tắc tia sữa, sữa không được dẫn ra ngoài, khiến mẹ đau nhức, căng tức ngực. 

– Cho con bú không đúng cách: Những ngày đầu sau sinh, nếu mẹ không cho con bú thường xuyên và đúng cách, con bú không đúng khớp ngậm có thể gây ra tình trạng căng ngực do sữa không được lấy ra hết. Vì vậy, mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt và tích cực cho con bú. 

– Áo ngực của mẹ quá chật: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bầu ngực của mẹ bị căng tức, thậm chí là tắc tia sữa. Do đó, mẹ nên chọn loại áo ngực có thiết kế thoải mái, kích thước vừa vặn với cơ thể. 

Nguyên nhân gây căng ngực sau sinh

Nguyên nhân gây căng ngực sau sinh

4. Căng tức vùng ngực sau sinh có gây ảnh hưởng không

Căng tức ngực sau sinh gây ra không ít ảnh hưởng cho cả mẹ và bé: 

Ảnh hưởng tới bé: 

– Gây khó khăn khi cho con bú. Do quầng vú, núm vú mẹ cứng và sưng to, thậm chí bé không thể ngậm được núm vú của mẹ. 

– Trẻ sợ, từ chối bú mẹ: Sữa về quá ít hoặc quá nhanh, mạnh,… do bầu ngực mẹ căng đau khiến con chán nản hoặc bị sặc, sợ bú mẹ. 

Ảnh hưởng tới mẹ: 

– Tình trạng căng tức sau sinh gây ra những cơn đau nhức. Có thể dẫn đến mất sữa hay nghiêm trọng hơn là áp xe vú, viêm tuyến vú,…

– Nguồn sữa mẹ giảm: Tình trạng sưng đau không giảm kết hợp với việc con bỏ bú sẽ khiến sữa không tiết ra ngoài được. Dẫn đến việc sản xuất sữa giảm, lượng sữa ít dần. 

Căng tức vùng ngực sau sinh gây ảnh hưởng cho cả mẹ và con

Căng tức vùng ngực sau sinh gây ảnh hưởng cho cả mẹ và con

5. Căng tức ngực sau sinh bao lâu thì hết

Căng tức ngực sau sinh xuất phát từ nguyên nhân sinh lý nên sẽ hết sau 1 – 2 ngày nếu cho con bú hoặc mẹ hút sữa ra ngoài. Vì vậy, mẹ nên cho bé bú thường xuyên và đúng cách.

Mẹ cũng nên cho trẻ bú trực tiếp để kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn. Nếu mẹ dùng cách hút sữa, nên hút cạn sữa với tần suất 2 -3 giờ một lần. Sau khi hết căng sữa, ngực mẹ sẽ dễ chịu và mềm mại hơn. 

6. Cách xử lý khi bị căng tức vòng 1 sau sinh

Để xử lý tình trạng căng tức vòng 1 sau sinh, các mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây: 

Cho con bú thường xuyên: Đây là giải pháp hiệu quả nhất vì con bú càng nhiều, nang sữa càng trống. Sữa không bị tắc nghẽn, về nhiều hơn giúp đảm bảo nhu cầu sữa cho con.

Thay đổi tư thế bú: Bầu ngực của mẹ có rất nhiều ống dẫn sữa ở vị trí khác nhau. Mỗi lần cho con bú bạn có thể thay đổi tư thế bú nằm, ngồi,… khác nhau để bé bú hết sữa ở các ống dẫn sữa, tránh hiện tượng ứ đọng gây căng ngực. 

Dùng máy hút sữa: Ngoài ra, mẹ có thể dùng máy hút sữa để hút hết sữa trong bầu ngực để cải thiện tình trạng căng tức. Ngoài ra, trong trường hợp núm vú tụt, mẹ có thể dùng máy hút sữa để núm vú nhô ra giúp bé ngậm đúng khớp hơn. 

Tuy nhiên, cần lưu ý về thời gian hút sữa. Mẹ không nên hút quá lâu, chỉ nên hút khi hết cảm giác căng tức vì càng hút nhiều, sữa càng về nhiều. Trường hợp mẹ bị ít sữa, nên hút 20 – 30 phút mỗi cữ để kích sữa về thêm, đáp ứng nhu cầu sữa cho con. 

Chườm nóng: Nếu mẹ cảm thấy ngực đau tức và tắc sữa, có thể dùng khăn cho vào chậu nước ấm rồi đặt lên đầu vú. Cách này giúp ngực mềm hơn, sữa chảy ra ngoài dễ dàng hơn. Mẹ nên massage nhẹ nhàng trong quá trình chườm ấm để kích thích sữa chảy nhanh hơn. 

Chườm nóng giúp giảm căng tức ngực

Chườm nóng giúp giảm căng tức ngực

Dùng thuốc giảm đau: Trong trường hợp mẹ đau quá nặng, không thể chịu đựng có thể sử dụng thuốc giảm đau nhẹ được kê bởi bác sĩ, bởi bạn đang trong thời gian cho con bú, chất lượng sữa sẽ thay đổi khi dùng thuốc. 

Tắm nước ấm: Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen cũng là một cách rất hiệu quả. Trước khi cho con bú, mẹ có thể tắm dưới vòi hoa sen bằng nước ấm để giảm đau ngực, tăng cường lưu thông sữa khiến sữa chảy ra dễ dàng hơn khi cho con bú. 

Chườm lạnh: Chườm lạnh cũng là một trong những giải pháp giúp mẹ giảm cơn đau ngực do căng tức sữa. Mẹ có thể dùng khăn lạnh đắp lên ngực trong 10 phút trước và sau khi cho con bú. 

Massage nhẹ nhàng: Trước khi cho con bú, mẹ nên dùng tay bóp một ít sữa ra ngoài để giảm căng sữa. Bên cạnh đó, thao tác này  còn có tác dụng làm mềm vú khiến con dễ mút hơn. 

Khi cho con bú, mẹ hãy massage nhẹ nhàng bên ngực mà con đang bú. Mẹ có thể xoa bóp vùng dưới cánh tay và dưới núm vú. Việc này giúp kích thích sữa chảy ra. 

Lựa chọn áo phù hợp: Khi bị căng ngực sau sinh, mẹ không nên mặc áo quá chật sẽ khiến tình trạng này khó chịu hơn. Bạn nên mặc áo thoải mái, tránh cọ xát lên vùng ngực. 

Về áo ngực, bạn nên chọn loại áo dành riêng cho mẹ đang cho con bú, size vừa vặn. Không nên mặc áo có gọng và mặc áo có chất liệu vải mềm mại, dễ chịu. 

Chọn áo ngực phù hợp và vừa vặn với cơ thể

Chọn áo ngực phù hợp và vừa vặn với cơ thể

Uống nhiều nước: Mẹ nên uống từ 2,5 – 3 lít sữa mỗi ngày (nhiều hơn so với người bình thường). Giúp thanh lọc cơ thể và tạo sữa cho bé, mẹ nên uống nước ấm để kích thích sữa dễ dàng hơn. 

7. Lưu ý phòng ngừa căng sữa sau sinh

Để phòng tránh căng tức ngực sau sinh, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau đây: 

– Sau sinh, mẹ nên cho con bú sớm nhất có thể (bác sĩ khuyến cáo trong vòng 2 giờ sau sinh) 

– Cho bé bú trực tiếp là tốt nhất, hạn chế bú bình. 

– Cho con bú mẹ thường xuyên (2 – 3 giờ/ lần) 

– Cho con bú cạn 1 bên ngực rồi mới chuyển sang ngực bên kia. Thông thường, con bú trong khoảng 10 – 20 phút mỗi cữ. Nếu con không bú được bên ngực còn lại trong cữ đó thì cữ sau mẹ cho con bú ngực này. 

– Nếu con bú không tốt hoặc bỏ bú, mẹ vắt sữa để làm cạn bầu sữa, tránh bị căng tức và tắc tia sữa. 

– Mẹ nên cai sữa con từ từ vì nếu cai sữa quá nhanh khiến ngực của bạn còn quá nhiều sữa. Hãy từ từ cai sữa con để cơ thể có thời gian thích nghi theo nhu cầu bú của con.

 Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết về hiện tượng căng tức ngực sau sinh. Đây là tình trạng hay gặp ở phụ nữ sau sinh, nhưng không vì vậy mà chủ quan, bạn nên tìm phương pháp chữa dứt điểm. Nếu áp dụng các biện pháp trên mà không có dấu hiệu cải thiện, bạn nên tìm các cơ sở y tế và bệnh viện để được điều trị. 

Hiển thị nguồn

Healthline:”Breast Engorgement: Is It Normal? What Can I Do About It?”

What to expect:”Is Breast Engorgement Normal After Giving Birth?”

Cleveland Clinic:”Breast Engorgement”

Có 0 bình luận bài Căng tức ngực sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí