Logo

Ngực sau sinh có cục cứng và những điều mẹ bỉm cần biết

Ngực sau sinh có cục cứng, lượng sữa tiết ra ít hơn là tình trạng tắc nghẽn ống dẫn sữa dẫn đến sữa bị vón cục.Với những mẹ bỉm chưa có kinh nghiệm rất dễ gặp phải tình trạng này gây ra những cảm giác đau đớn và khó chịu. Khi mới phát hiện tắc tia ở mức độ nhẹ nên có biện pháp can thiệp để không bị biến chứng. 

I- Ngực sau sinh có cục là dấu hiệu của vấn đề gì?

Sau sinh ở phần ngực của mẹ bỉm xuất hiện cục cứng là dấu hiệu cho thấy bị tắc tia sữa ở mức trung bình. Những cục cứng đó gây đau đớn do ống dẫn sữa bị tắc khiến cho sữa vón cục. 

Khi mẹ bỉm gặp vấn đề này sẽ thấy lượng sữa tiết ra ít hơn và bầu ngực có những cục có màu hồng. Tình trạng nặng sẽ thấy đau đớn, nóng ở bầu ngực và có thể sốt. 

Ngực sau sinh có cục cứng do tắc tia sữa

Ngực sau sinh có cục cứng do tắc tia sữa

II- Nguyên nhân gây ra chứng tắc tia sữa ở mẹ bỉm sau sinh 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa ở người mẹ sau sinh. Điều đó có thể xảy ra do cho em bé bú sai cách, sữa tiết ra nhiều, em bé không bú thường xuyên, mặc áo ngực không đúng size, vệ sinh không sạch sẽ. 

1/ Mẹ cho bé bú sai cách 

Khi em bé bú nhưng không đúng khớp ngậm thì rất khó để bú hết lượng sữa mẹ tiết ra. Khi sữa bị ứ đọng lại sẽ làm tắc tia sữa. Vấn đề này xảy ra do người mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc con trong lần đầu tiên mang thai. 

Mẹ cho bé bú sai cách khiến sữa ứ đọng lại

Mẹ cho bé bú sai cách khiến sữa ứ đọng lại

2/ Lượng sữa tiết ra quá nhiều 

Sau sinh, nhiều mẹ tiết ra lượng sữa lớn nhưng em bé lại không bú hết được. Lượng sữa còn lại không được hút ra cũng là nguyên nhân làm cho ống dẫn sữa tắc. Lâu dần trên ngực nổi những cục cứng. 

3/ Em bé không bú mẹ thường xuyên 

Trong những tháng đầu sau sinh, thường em bé sẽ được bú mẹ từ 5 – 6 cữ/ ngày. Việc mẹ không cho em bé bú đủ cữ hoặc không vắt sữa đi thì nguy cơ cao tia sữa tắc. 

4/ Người mẹ bị căng thẳng sau sinh 

Khi em bé chào đời, các bà mẹ phải chịu nhiều áp lực từ việc nuôi con, ngủ không đủ giấc, con quấy khóc. Mọi thứ diễn ra trong thời gian dài khiến cho người mẹ ảnh hưởng đến tinh thần cũng là nguyên nhân gây tắc tia. 

5/ Mẹ bỉm mặc áo ngực không đúng size 

Phụ nữ đang cho con bú sẽ có kích thước ngực phát triển hơn rõ rệt so với thời con gái. Tuy nhiên nhiều mẹ không nhận thấy điều đó vẫn mặc áo ngực cũ. Điều đó khiến vòng 1 bị bó sát dẫn đến tắc nghẽn tia sữa. 

6/ Không vệ sinh bầu ngực đúng cách 

Quá trình trước và sau khi cho em bé bú, người mẹ không vệ sinh sạch sẽ. Trải qua nhiều ngày sẽ gây ra viêm nhiễm ở phần đầu bú khiến tuyến sữa tắc nghẽn. 

III- Những dấu hiệu cho thấy tắc tia sữa nổi cục 

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy người mẹ bị tắc tia sữa chính là những cảm giác khó chịu và căng tức ở bầu ngực. Lượng sữa dư thừa tích tụ ngày một nhiều sẽ khiến ngực căng hơn. Tiếp đó, bầu ngực sẽ xuất hiện những khối mềm bằng hạt đậu khi sờ vào sẽ thấy. Ngoài ra sẽ còn cảm thấy những triệu chứng khác như: 

– Ngực căng tức và đau, đặc biệt ở những vùng bị tắc sữa khi sờ vào thấy rõ những cục lợn cợn nhỏ. 

– Da ở bầu ngực bắt đầu căng bóng hơn. 

– Núm vú phăng và căng làm cho em bé khó ngậm ti để bú. 

– Người mẹ cảm thấy nóng thậm chí là sốt nhẹ. 

– Tại chỗ da bị tắc sẽ cảm nhận rõ sự sần sùi. 

– Sữa tiết ra chậm hơn khi hút. 

– Tại núm vú xuất hiện nhiều chấm trắng li ti. 

Trường hợp nào tia sữa tắc nổi lên nhiều cục kéo theo sốt cao thì có thể vùng đó đã nhiễm khuẩn hoặc áp xe. Khi ấy cần phải đi khám ngay. 

Dấu hiệu cho thấy tắc tia sữa nổi cục

Dấu hiệu cho thấy tắc tia sữa nổi cục

IV- Ngực sau sinh có cục cứng do tắc tia sữa ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé 

Nhiều mẹ bỉm chưa có kinh nghiệm nên chủ quan cho rằng tắc tia sữa nổi cục là bình thường. Tuy nhiên nếu kéo dài tình trạng mà không có biện pháp xử lý sẽ để lại biến chứng như: viêm tuyến vú, áp xe, mất sữa, sức khỏe giảm thiểu. 

1/ Áp xe ở mẹ 

Thống kê chỉ ra có từ 10 – 30% trường hợp người mẹ bị áp xe sau khi sinh và cho con bú. Hiện tượng áp xe ở bầu ngực, dấu hiệu dễ thấy là vùng ngực sưng đỏ, ấn vào thấy đau và khi siêu âm sẽ thấy những ổ dịch chứa mủ. 

Mẹ bị áp xe sẽ thấy trong người sốt cao và rét run. Nhiều mẹ không phát hiện ra để áp xe nặng phải cắt bỏ bầu ngực. Do đó, khi phát hiện thấy biểu hiện của tắc tuyến sữa nên có biện pháp xử lý kịp thời để tránh viêm nhiễm nặng.

2/ Mẹ bỉm bị mất sữa 

Tắc tia sữa nặng và xảy ra biến chứng áp xe thì cần tìm đến bác sĩ để điều trị lập tức. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn chích mủ hoặc dùng kháng sinh. Nhiều trường hợp nặng sẽ phải uống thuốc để tiêu và không được dùng sữa để nuôi con nữa. 

Nếu mẹ bị áp xe kể cả không dùng thuốc tiêu sữa hay kháng sinh thì cũng được khuyến cáo không nên cho con bú nữa. 

3/ Người mẹ giảm sút về sức khỏe và tinh thần 

Tuyến vú bị viêm tắc làm cho người mẹ vô cùng khổ sở bởi những cơn đau kéo dài, căng tức, nóng sốt. Kéo theo đó là số lượng sữa và chất lượng sữa của mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. 

Chính sự đau tức dài lâu cùng với thiếu sữa cho bé bú sẽ tác động không nhỏ đến tinh thần. Người mẹ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh nên cả quá trình nuôi con nhỏ cũng bị ảnh hưởng trực tiếp. 

Tinh thần và sức khỏe của người mẹ bị giảm sút

Tinh thần và sức khỏe của người mẹ bị giảm sút

V- Những phương pháp thông tia sữa cho mẹ sau sinh an toàn và hiệu quả nhất 

Đối với các bà mẹ, tắc tia sữa và sữa vón cục khi tình trạng quá nặng sẽ dẫn đến áp xe vô cùng khó chịu. Do đó khi cảm nhận được những thay đổi và mới chỉ tắc tia ở mức độ nhẹ chưa biến chứng thì nên có cách can thiệp kịp thời. Khi ấy mọi người có thể áp dụng các phương pháp tại nhà như: massage, chườm nóng, thay đổi tư thế cho bú, hút hết sữa thừa, nghỉ ngơi – ăn uống hợp lý, không tác động mạnh. 

1/ Massage bầu ngực 

Đều đặn massage bầu ngực nhẹ nhàng sẽ làm tan cục cứng giúp tia sữa lưu thông tốt hơn. Khi thực hiện chỉ cần tiến hành như sau: 

– Tay ấn cả và thành ngực, bàn tay di chuyển rồi bóp ở vùng bầu vú để làm tan đi các cục sữa cứng ứ đọng. 

– Hãy dùng lực mạnh vừa phải, xoa dần dần theo hình tròn với tốc độ tăng dần để cục sữa mềm nhanh tan. 

– Thực hiện 20 – 30 vòng mỗi lần theo chiều xuôi và ngược. 

Các mẹ nên thực hiện massage vùng bầu ngực thường xuyên, cách 2 – 3 tiếng/ lần để các cục cứng tan ra. Hãy thực hiện ngay khi nhận ra biểu hiện tắc tia sữa. Tuy nhiên chỉ nên dùng lực vừa phải chứ không được thô bạo quá sẽ không hiệu quả. 

2/ Chườm và đắp khăn nóng 

Chườm nóng cũng sẽ giúp các cục mềm dễ dàng tan và ống dẫn sữa cũng được lưu thông. Cách này được đánh giá cao bởi chườm nóng sẽ khiến ống sữa giãn nở ra và lưu thông được nhanh hơn. 

Mẹ bỉm có thể dùng khăn xô thấm nước ấm nóng đắp lên vùng ngực hoặc dùng cho nước ấm vào chai thủy tinh để chườm. Tuy nhiên không được dùng nước quá nóng sẽ gây bỏng, chỉ nên dùng nước ấm khoảng 70 độ C. 

Thực hiện chườm và đắp nóng trong khoảng 20 phút và tần suất khoảng 4 – 5 lần/ ngày để tình trạng tia sữa vón cục được cải thiện. Những mẹ nào không có thời gian có thể tắm nước ấm dưới vòi hoa sen để khơi thông ống dẫn sữa.  

Chườm và đắp khăn nóng lên ngực giúp ống sữa được lưu thông

Chườm và đắp khăn nóng lên ngực giúp ống sữa được lưu thông

3/ Cho em bé bú thường xuyên 

Tắc tia sữa sẽ làm ngực đau nhức và khó chịu hơn khi cho em bé ngậm ti mẹ. Nhưng vẫn phải cho em bé bú thường xuyên, càng bú nhiều càng tốt vì đây là cách chữa hiệu quả. 

Cho em bé ngậm đúng khớp, lực hút của em bé sẽ giúp tia sữa lưu thông. Bé bú càng nhiều thì tình trạng tắc sữa càng nhanh khỏi. 

Các mẹ hãy ưu tiên cho bé bú bên ngực bị tắc để cải thiện tình trạng này sớm hơn. Sau đó khi tình trạng tốt hơn thì hãy cho em bé bú đều cả 2 bầu ngực. 

Với những mẹ chưa có kinh nghiệm hãy nhớ cho em bé ngậm đúng khớp thì mới bú được nhiều. Khi đó tia sữa mới thông được. 

4/ Đổi tư thế cho em bé bú 

Khi các mẹ cho bé ti nên đổi các tư thế khác nhau bởi ở mỗi tư thế thì lực bú của bé sẽ tác động đến các tia sữa khác nhau. Càng nhiều tư thế sẽ tạo ra lực hút để thông tia sữa. 

5/ Hút sữa thừa sau khi bé bú 

Người mẹ có quá nhiều sữa nhưng em bé lại không thể bú hết sẽ là nguy cơ làm tắc tia sữa vón cục. Vậy nên sau mỗi cữ bú của con, mẹ nên dùng máy hút hết lượng sữa dư thừa ở bầu ngực để chúng không bị vón cục. 

Thường một cữ bú của em bé khoảng từ 20 – 30 phút, khi con bú trong thời gian ngắn hơn thì mẹ nên hút thêm khoảng 10 phút để đảm bảo ngực đã sạch sữa. 

6/ Uống thuốc chữa 

Trên thị trường hiện có bán nhiều loại thuốc chữa tắc tia khác nhau. Các mẹ có thể tham khảo bác sĩ để mua về dùng. Hãy hỏi bác sĩ thật kỹ về loại thuốc, thành phần có gây ra tác dụng phụ và có gây ảnh hưởng đến con không. 

7/ Chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý 

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mẹ cũng là một nguyên nhân gây ra tắc tia sữa. Thay đổi một chế độ hợp lý hơn sẽ cải thiện được tình trạng mà mẹ bỉm đang gặp phải. 

Một vài thói quen mà các mẹ nên thay đổi trong cuộc sống như: mặc áo rộng để bầu ngực không bị áp lực, tắm nước ấm, ăn đủ chất, uống nhiều nước, bổ sung món thanh mát… 

8/ Không tác động mạnh lên ngực 

Suốt thời gian cho con bú, mẹ hãy chọn áo ngực thoải mái hoặc hạn chế mặc để bầu ngực có thể thông thoáng. Điều đó sẽ giúp sữa lưu thông dễ dàng hơn. Ngoài ra, không nên nằm sấp, tránh những môn thể dục tác động trực tiếp lên ngực. 

9/ Sử dụng mẹo dân gian 

Từ xa xưa đã có nhiều mẹo dân gian chữa tắc tia sữa được các mẹ truyền tai nhau. Cách làm này được thế hệ các mẹ, các bà thực hiện và có hiệu quả. 

Nhiều mẹo truyền tai nhau gồm: đắp lá bắp cải nóng, đắp lá mít lên ngực, uống nước xơ mướp nấu sôi để nguội, chườm bằng xôi nếp,… Trong những mẹo đó, các bà các mẹ cho biết  uống lá đinh lăng, lá bồ công anh nấu lên có hiệu quả cao nhất. 

Hầu hết các mẹo dân gian đều thực hiện rất đơn giản bằng nguyên liệu thiên nhiên nên vô cùng an toàn. Thế nhưng tùy vào cơ địa của mỗi người mà hiệu quả sẽ có sự khác biệt. 

V- Có nên sử dụng các mẹo dân gian để thông tia sữa?

 Mặc dù nhiều mẹ chia sẻ các phương pháp dân gian để chữa thông tắc tia sữa như: uống nước lá, đắp lá mít, lá bắp cải, xôi nếp nóng trên các diễn đàn và hội nhóm.  Nhưng theo khuyến cáo của các bác sĩ, các phương pháp này chưa được chứng minh khoa học. Sử dụng chúng một cách không đúng cách có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như viêm nhiễm hoặc tổn thương nghiêm trọng hơn.

VI- Làm thế nào để phòng ngừa tắc tuyến sữa sau sinh cho mẹ bỉm? 

Muốn ngăn ngừa tình trạng ngực sau sinh có cục cứng do tắc tia sữa thì các mẹ nên áp dụng cách ngăn ngừa sau đây: 

– Cho em bé bú mẹ trực tiếp và thường xuyên. 

– Hút sữa thường xuyên để tránh sữa còn thừa ứ đọng ở bầu ngực làm tắc tia dẫn sữa. 

– Uống nhiều nước mỗi ngày. 

– Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ cho mình tinh thần thoải mái và vui vẻ. 

– Có một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các nhóm chất cần thiết. 

– Mặc các trang phục thoải mái, rộng rãi và không nằm sấp khi ngủ. 

Cách phòng ngừa tắc tuyến sữa sau sinh cho mẹ bỉm

Cách phòng ngừa tắc tuyến sữa sau sinh cho mẹ bỉm

Ngực sau sinh có cục cứng là dấu hiệu cho thấy mẹ bỉm đã bị tắc tia sữa. Khi các mẹ phát hiện tình trạng tắc tia sữa hãy thực hiện các phương pháp cải thiện gợi ý bên trên sớm nhất có thể. Bên cạnh đó các mẹ cũng nên giữ cho mình tinh thần thoải mái, lạc quan không nên quá căng thẳng sẽ làm tình trạng thêm nặng. 

Hiển thị nguồn

Children’s Minnesota:”Breastfeeding: Solving early problems”
Verywellfamily:”What To Do if You Find a Breast Lump While Breastfeeding”
Healthline:”What Causes Lumps in Breasts of Breastfeeding Women?”

Có 0 bình luận bài Ngực sau sinh có cục cứng và những điều mẹ bỉm cần biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí