Sửa mũi uống bia được không – Những đồ uống cần kiêng
Nâng mũi không chỉ là phương pháp làm đẹp được lòng phái nữ mà cũng có rất nhiều nam giới lựa chọn kỹ thuật này để thay đổi diện mạo của mình. Do đó sửa mũi uống bia được không là thắc mắc của đông đảo khách hàng, điển hình là phái nam.
1. Sửa mũi uống uống bia được không
Theo bác sĩ Jason – Chuyên khoa thẩm mỹ mắt, Bệnh viện Hồng Hà, sau nâng mũi khách hàng không nên uống bia. Bia là chất kích thích không tốt cho sức khỏe, đặc biệt với những người có vết thương hở sau phẫu thuật sửa mũi. Bia làm giảm tác dụng của một số loại thuốc, tăng nguy cơ xảy ra những phản ứng phụ, dễ gây nhiễm trùng và để lại sẹo.
Ngoài ra sau phẫu thuật, mũi đang còn yếu, chưa ổn định, những loại đồ uống chứa cồn như bia sẽ làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể, gây loãng máu… Uống bia cũng là suy giảm chức năng gan, dễ nổi mụn. Nếu nốt mụn mọc lên mũi sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết thương.
Chưa kể đến, việc sử dụng loại đồ uống này trong thời gian vết thương chưa lành, bạn sẽ không là chủ được hành động của mình nên dễ “tác động vật lý” lên vết thương gây ra tình trạng sưng viêm, nhức, lệch, lộ sụn… Khi mũi bị hỏng bạn không chỉ mất nhiều thời gian, tiền bạc để chỉnh sửa mà còn đánh mất đi sự tự tin và ảnh hưởng đến tâm lý.
2 Sau khi sửa mũi bao lâu được uống bia
Sau sửa mũi ít nhất 1 tháng bạn mới có thể uống bia nhưng với lượng vừa phải. Khoảng 3 – 6 khi tháng mũi đã ổn định hoàn toàn, bạn có thể thoải mái hơn trong việc uống bia.
Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên kiểm soát lượng bia nạp vào cơ thể, có như vậy mới phát huy được lợi ích của chúng. Tránh uống nhiều làm tổn hại đến sức khỏe về lâu dài.
3. Sau nâng mũi lỡ uống phải rượu bia thì phải làm sao
Nếu bạn lỡ uống bia khi vết thương sau nâng mũi chưa lành, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để khắc phục.
– Uống thật nhiều nước ấm để cơ thể có thể đào thải được lượng bia vừa nạp vào.
– Tăng cường các loại nước ép hoa quả, sinh tố trái cây như: Nước ép cam, chanh, bưởi, sinh tố chuối…
Lưu ý: Đây chỉ là bước khắc phục tạm thời, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng xử lý phù hợp.
4. Ngoài bia, cần kiêng những thực phẩm nào sau khi nâng mũi
Ngoài kiêng bia, những thực phẩm dưới đây bạn cũng nên đưa vào danh sách “đen” sau nâng mũi.
4.1 Thịt bò
Thịt bò có chứa nhiều đạm và hắc tố, dễ gây ra sẹo thâm nơi vết thương hở. Vì thế, sau nâng mũi bạn nên tránh ăn thịt bò ít nhất 1 tháng.
4.2 Rau muống
Bạn nên kiêng rau muống trong khoảng 2 – 4 tuần hậu nâng mũi. Đây là thực phẩm chứa madecassol là một chất làm tăng sinh collagen. Sau khi có tác động xâm lấn từ nâng mũi, việc ăn rau muống sẽ làm đầy, thậm chí gây sẹo lồi. Một số trường hợp da dễ kích ứng, việc ăn rau muống sau làm đẹp sẽ gây ngứa và sưng tấy, đây là một trong những tác động xấu đến quá trình hồi phục của vết thương.
4.3 Đồ nếp
Bác sĩ thẩm mỹ cho biết bạn cần tránh xa đồ nếp trong 1 tháng sau khi chỉnh sửa mũi. Mặc dù đồ nếp rất giàu dinh dưỡng nhưng lại có tác dụng phụ đối với vết thương hở, đồng thời tăng nguy cơ để lại sẹo cao.
4.4 Hải sản
Bạn nên kiêng hải sản khoảng 1 tháng để tránh bị ngứa ngáy, dị ứng, phát ban và sẹo xấu. Vì trong hải sản chứa nhiều protein lạ, dễ gây phản ứng với hệ miễn dịch, dẫn đến vết thương lâu lành hơn.
4.5 Gia cầm
Các loại thịt gia cầm như vịt, ngan, ngỗng… không nên ăn trong thời gian đầu sau phẫu thuật nâng mũi bởi chúng sẽ làm vết thương ngứa ngáy, dễ bị dị ứng. Tốt nhất bạn nên kiêng thịt gia cầm khoảng 2 – 4 tuần sau nâng mũi Thái lan.
4.6 Chất kích thích
Ngoài bia, bạn cần kiêng một số chất kích thích như rượu, thuốc lá, cafe… Đối với người có vết thương hở sau khi chỉnh sửa mũi, chất kích thích sẽ làm thay đổi đặc tính của thuốc kháng sinh, dễ gây nhiễm trùng, thậm chí để lại sẹo xấu. Thông thường sau nâng mũi 1 tháng bạn có thể sử dụng những chất này.
5. Những câu hỏi liên quan đến thực phẩm cần kiêng sau nâng mũi
Bên cạnh thắc mắc sửa mũi uống bia được không, khách hàng còn đưa ra rất nhiều câu hỏi khác liên quan đến các thực phẩm cần kiêng cữ sau nâng mũi. Dưới đây là giải đáp của bác sĩ Jason.
5.1 Nâng mũi có được ăn thịt gà không? Kiêng trong bao lâu?
Bạn không nên ăn thịt gà sau khi phẫu thuật nâng mũi. Bởi đây là thực phẩm có tính nóng, khiến vết thương mưng mủ, lâu lành và dễ gây viêm nhiễm, thậm chí dẫn đến những biến chứng ngoài ý muốn.
Chính vì thế để tránh hình thành sẹo trên da bạn cần kiêng các món ăn chế biến từ thịt gà ít nhất trong 1 tháng. Tốt nhất bạn hãy đợi cho đến khi vết thương lành hẳn hãy ăn thịt gà.
5.2 Nâng mũi ăn thịt dê được không?
Thịt dê là một trong những thực phẩm bạn cần tránh sau chỉnh sửa mũi. Vốn dĩ thịt dê rất bổ dưỡng, chứa nhiều protein, có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng thịt dê lại có tính nóng, nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho vết thương hở, làm kéo dài thời gian hồi phục và gây sẹo.
Vừa rồi là những thông tin giúp bạn giải đáp băn khoăn sửa mũi uống bia được không. Đối với người vừa trải qua phẫu thuật sửa mũi, bia là đồ uống cần kiêng cữ để đảm bảo vết thương nhanh lành và có được kết quả thẩm mỹ tối ưu.
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×