Logo

Chỉnh sửa mũi hỏng sau khi phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi

calendar

20/05/2023

user

Tác giả: dinhth

user

Tham vấn y khoa: Bác sĩ PTTM Robert Nguyễn

Mũi lệch vẹo, bóng đỏ, lộ sóng, tụt sụn, mũi sưng viêm và nhiễm trùng… là những dấu hiệu thường gặp khi nâng mũi hỏng. Việc mũi hỏng sau phẫu thuật không chỉ làm gương mặt mất thẩm mỹ, giảm sự tự tin trong giao tiếp mà còn ảnh hưởng đến chức năng của mũi. Do đó, bạn cần chỉnh sửa mũi hỏng kịp thời để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

1. Dấu hiệu nâng mũi hỏng

Sở hữu một dáng mũi cao thẳng và thon gọn là mơ ước của rất nhiều khách hàng nhưng không phải ai cũng thực hiện nâng mũi thành công. Khi gặp các dấu hiệu như: Mũi lệch vẹo, bóng đỏ đầu mũi, lộ sóng mũi, sưng và nhiễm trùng…rất có thể là nâng mũi bị hỏng và cần được khắc phục kịp thời.

1.1 Mũi lệch vẹo

Mũi lệch vẹo là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nâng mũi hỏng. Về bản chất, nâng mũi là quá trình thẩm mỹ đưa chất liệu độn vào bên trong để định hình lại dáng mũi và nâng cao sống mũi. Nếu các thao tác bóc tách khoang mũi không chính xác, đặt sụn nâng không đúng vị trí, sẽ dẫn đến tình trạng mũi bị lệch hẳn so với dáng mũi ban đầu.

Thông thường, bạn sẽ phát hiện ra tình trạng mũi lệch khoảng 7 ngày sau khi tháo nẹp. Do đó, kể từ thời điểm tháo nẹp, bạn cần theo dõi liên tục dáng mũi ở nhiều góc độ để chắc chắn mũi có bị lệch vẹo hay không.

1.2 Bóng đỏ đầu mũi

Bóng đỏ đầu mũi là một phản ứng tự nhiên của cơ thể sau khi nâng mũi và chỉ kéo dài khoảng 1 – 2 ngày đầu. Sau 5 – 7 ngày, đầu mũi vẫn bóng đỏ thì có thể là dấu hiệu của nâng mũi bị hỏng.

Bên cạnh tình trạng bóng đỏ đầu mũi, bạn sẽ thấy đầu mũi sưng to, nổi cộm lên. Nếu đưa tay lên nắn, bạn sẽ cảm nhận được một mảng sụn gồ lên. Nguyên nhân gây bóng đỏ ở đầu mũi chủ yếu là do kỹ thuật nâng quá cao, sụn dày và tạo ma sát với đầu khiến phần da mỏng đi. Do đó, bạn nên tới cơ sở thẩm mỹ để được rút bớt miếng độn.

1.3 Nâng mũi bị lộ sóng

Nâng mũi bị lộ sóng là hiện tượng khi chất liệu sụn in hằn lên sống mũi và bạn có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng lộ sóng bằng mắt thường. Nhiều người có thanh sụn nhô lên quá cao gây cảm giác mất tự nhiên và trông đáng sợ.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng nâng mũi bị lộ sóng là do quá trình thực hiện không cắt gọt, không chỉnh sửa chất liệu sụn phù hợp với cấu trúc mũi khiến phần da đầu mũi bị bào mòn, mỏng đi và lộ rõ sụn.

1.4 Mũi bị sưng và nhiễm trùng

Mũi bị sưng viêm và nhiễm trùng là biến chứng của nâng mũi hỏng. Bạn có thể nhận ra tình trạng sưng và nhiễm trùng thông qua những dấu hiệu như sau:

– Đầu mũi đỏ, sưng tấy, xuất hiện mụn nước li ti ở đầu mũi và lan sang hai bên cánh mũi.

– Sau 1 – 2 ngày, đầu mũi hoặc sống mũi bắt đầu có hiện tượng thâm đen, mụn nước có mủ vàng và chảy dịch mũi liên tục.

– Vết thương ở vùng mũi bắt đầu lở loét, hoại tử, khách hàng sẽ cảm thấy đau rát vùng mũi.

Nguyên nhân gây mũi sưng và nhiễm trùng là do quá trình chăm sóc mũi không đúng cách hoặc do cơ địa nhạy cảm  với chất liệu sụn. 

Dấu hiệu nâng mũi hỏng

Dấu hiệu nâng mũi hỏng

2. Nguyên nhân nâng mũi bị hỏng

Cho đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ nâng mũi bị hỏng và gặp biến chứng sau phẫu thuật rất thấp. Đa số khách hàng nâng mũi hỏng là do những nguyên nhân sau:

– Đội ngũ bác sĩ nâng mũi: Khi đội ngũ bác sĩ thực hiện nâng mũi không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và yếu tố an toàn có thể gây tổn thương đến các mô và làm biến dạng mũi, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử. Trong một số trường hợp, khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ mũi, các thao tác không chính xác có thể ảnh hưởng đến cấu trúc mũi, gây ra sưng tấy và đau đớn kéo dài, cũng như làm mũi bị lệch về hướng này hay hướng khác.

– Do không đảm bảo về yếu tố an toàn: Khi các thiết bị, máy móc, dụng cụ y tế… không được vô trùng sẽ dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

– Không tuân thủ cách chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ dẫn đến tình trạng mũi lệch vẹo, nhiễm trùng.

3. Phương pháp sửa mũi hỏng hiệu quả

Tùy vào tình trạng cụ thể của chiếc mũi hỏng, mức độ nghiêm trọng khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khắc phục phù hợp.

– Chỉnh sửa lại đầu mũi: Là phương pháp chỉnh sửa các lỗi về kích thước, hình dáng của đầu mũi, khắc phục tình trạng mũi hỏng và điều chỉnh lại sao cho phù hợp với gương mặt của khách hàng.

– Thay thế chất liệu sụn: Bác sĩ tiến hành tháo sụn, thực hiện vệ sinh khoang mũi. Sau khoảng 6 – 12 tháng, mũi ổn định hoàn toàn, bác sĩ sẽ tiến hành thay thế sụn mới với phương pháp nâng mũi phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng sụn Surgiform hoặc sụn tự thân để thay thế sụn cụ trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ.

– Chỉnh hình mũi bằng filler: Với những trường hợp chỉnh hình mũi bằng filler, bác sĩ có thể sử dụng Hyaluronidase để tan filler một cách tự nhiên. Sau khi tiêm khoảng 24 – 48 giờ, filler sẽ tan hoàn toàn mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau khi tiêm tan filler sửa mũi hỏng 3 ngày khách hàng sẽ quay lại cơ sở làm đẹp để thăm khám. Bác sĩ sẽ đánh giá xem filler đã biến mất hoàn toàn hay chưa và có cần xử lý lần tiếp theo hay không. 

Trước khi quyết định sửa mũi bị hỏng, bạn cần được thăm khám bởi bác sĩ thẩm mỹ để được đánh giá tình trạng mũi và đưa ra phương pháp, thời gian chỉnh sửa mũi phù hợp. 

Nên chỉnh sửa mũi hỏng càng sớm càng tốt

Nên chỉnh sửa mũi hỏng càng sớm càng tốt

4. Cách tránh mũi hỏng sau khi nâng

Để tránh tình trạng mũi hỏng sau khi nâng mũi, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi điều độ, tránh gây áp lực cho mũi và vệ sinh vết thương thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ.

4.1 Xây dựng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi điều độ

Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi sau khi nâng mũi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục hồi và vẻ đẹp của mũi. Bạn nên tuân thủ những điều sau:

– Kiêng các thực phẩm dễ gây sẹo như: Thịt bò, rau muống, rau đay vì chúng chứa nhiều collagen khiến vết thương dễ hình thành sẹo lồi.

– Không ăn các loại thịt đỏ, thịt gia cầm.

– Tránh ăn thực phẩm tinh bột, đồ nếp.

– Không ăn đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng.

– Kiêng sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas.

– Bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp cho cơ thể lượng vitamin C dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng

4.2 Hạn chế gây áp lực cho mũi

Để tránh mũi hỏng sau khi nâng mũi, bạn cần tránh gây áp lực lên mũi:

– Không đưa tay lên sờ mũi, xoa nắn, bóp mũi.

– Tránh các hoạt động thể thao cường độ mạnh như: Tập gym, chơi cầu lông, tennis, bóng chuyền, bóng đá…

– Không sử dụng mỹ phẩm, không trang điểm vùng mũi và không bấm khuyên, xỏ khuyên mũi.

Hạn chế sờ nắn mũi sau khi nâng mũi

Hạn chế sờ nắn mũi sau khi nâng mũi Thái lan

4.3 Vệ sinh mũi thường xuyên

Sau khi nâng mũi, bạn cần đảm bảo vùng mũi được vệ sinh hàng ngày, tránh tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân khác từ môi trường.

– Trong 48 giờ đầu, bạn cần giữ nguyên băng gạc.

– Vệ sinh mũi bằng nước muối pha loãng hoặc nước sát khuẩn y tế. Đảm bảo vệ sinh vết thương 3 lần/ngày vào buổi sáng, trưa và tối.

– Bôi thuốc mỡ theo chỉ dẫn của bác sĩ để vết thương nhanh lành.

Vệ sinh mũi thường xuyên

Vệ sinh mũi thường xuyên

Như vậy, thông tin trong bài viết đã giúp bạn nắm được các dấu hiệu của việc nâng mũi hỏng. Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để khắc phục tình trạng mũi hỏng sau khi thẩm mỹ.

Có 0 bình luận bài Chỉnh sửa mũi hỏng sau khi phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí