Logo

Nâng mũi mấy ngày tháo nẹp – 3 Yếu tố quyết định

Nâng mũi mấy ngày tháo nẹp? Bác sĩ thẩm mỹ giải đáp nâng mũi tháo nẹp sau 4 – 5 ngày phẫu thuật. Đây là thời điểm chiếc mũi đã định hình form, vết thương đã cơ bản lành. Thế nhưng thời gian thực tế có thể thay đổi tùy vào cơ địa của từng khách hàng, tay nghề bác sĩ, phương pháp thực hiện và cách chăm sóc hậu phẫu.

1. Thực hiện nâng mũi xong có cần tháo nẹp không

Theo Bác sĩ Robert Nguyễn- Chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Hồng Hà, nâng mũi xong cần phải tháo nẹp ra. Lý do là sau nâng mũi bác sĩ cần sử dụng nẹp để giữ và định hình dáng mũi. Cũng giống như khi gãy tay, chân, chúng ta cần phải bó bột trong một khoảng thời gian. Chiếc mũi sau nâng cũng vậy, chúng cần cố định bằng nẹp mũi.

Sau khi trải qua quá trình can thiệp phẫu thuật để cấy ghép sụn nâng mũi, chiếc mũi cần thời gian để hồi phục và tái tạo mô. Đây là khoảng thời gian chiếc mũi cần được bảo vệ khỏi va chạm dù là nhỏ nhất và định hình để có được dáng mũi ưng ý.

Đó chính là nguyên nhân bác sĩ phải sử dụng nẹp mũi trong một vài ngày và sau đó khi chiếc mũi đã ổn định, chiếc nẹp không còn cần thiết nữa nên được tháo ra để chiếc mũi thông thoáng và thực hiện các chức năng bình thường của chúng.

Nâng mũi xong cần phải tháo nẹp

Nâng mũi xong cần phải tháo nẹp

--

2. Thẩm mỹ nâng mũi mấy ngày tháo nẹp, tháo băng

Cũng theo bác sĩ Robert Nguyễn, khách hàng có thể tháo nẹp, tháo băng sau nâng mũi 4 – 5 ngày với điều kiện chiếc mũi đã dần ổn định.

Để nắm rõ hơn về quá trình hồi phục và thời gian thích hợp để tháo nẹp mũi, bạn cần biết được các mốc quan trọng sau:

– 24 – 72 giờ đầu: Tình trạng sưng bầm xuất hiện vì cơ thể chưa kịp làm quen với sự thay đổi mới.

– 5 – 7 ngày sau: Vết sưng thuyên giảm, các mô mềm đang tái tạo trở lại nên hiện tượng đau nhức được cải thiện.

– 7 – 14 ngày tiếp theo: Cảm giác dễ chịu hơn, vết bầm tím tan nhanh, dáng mũi lên form và tương đối ổn định.

– 1 – 3 tháng: Hồi phục tốt, kết quả đẹp tự nhiên và không còn dấu hiệu tổn thương.

Bên cạnh đó, nếu trải qua các ca chỉnh sửa mũi cấu trúc phức tạp hơn bình thường thì thời gian tháo nẹp sẽ kéo dài lâu hơn, khoảng 2 – 3 tuần tùy theo tốc độ hồi phục của mỗi người.

Trên thực tế, khi đeo băng nẹp sau nâng mũi nhiều khách hàng sẽ phải đối mặt với một số cảm giác khó chịu, căng tức và muốn tháo bỏ chúng sớm hơn thời gian quy định. Tuy nhiên, bạn đừng nóng vội vì điều đó sẽ tác động tiêu cực đến kết quả phẫu thuật, thậm chí gây ra những tác động tiêu cực như: Lệch form dáng, chảy máu, nhiễm trùng..

3. Những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian tháo nẹp sau nâng mũi

Theo chia sẻ của bác sĩ thẩm mỹ nâng mũi, thời gian tháo nẹp ở mỗi người là khác nhau. Vì chúng còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

3.1 Nâng mũi mấy ngày tháo nẹp ảnh hưởng bởi bác sĩ thực hiện

Bác sĩ chính là yếu tố đầu tiên quyết định đến thành bại của ca phẫu thuật nâng mũi. Nếu bác sĩ thực hiện có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm thì các thao tác bóc tách đầu mũi, đặt sụn sẽ chuẩn xác hơn, không xâm lấn đến các mô xung quanh.

Đồng thời, bác sĩ giỏi sẽ biết cách xử lý những tình huống không mong muốn phát sinh trong ca thẩm mỹ. Bác sĩ tay nghề kỹ thuật cao cũng giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật.

Nâng mũi mấy ngày tháo nẹp phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ

Nâng mũi mấy ngày tháo nẹp phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ

Đăng kí tư vấn cùng bác sĩ nâng mũi uy tín số 1

3.2 Nâng mũi mấy ngày tháo nẹp ảnh hưởng bởi phương pháp thực hiện

Đây là yếu tố thứ 2 quyết định đến thời gian tháo nẹp mũi. Vì thế việc chọn phương pháp nâng mũi cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục. Thông thường, đối với phương pháp mổ kín, ít xâm lấn như nâng mũi bán cấu trúc, nâng mũi bọc sụn… thì thời gian hồi phục sau nâng mũi nhanh hơn.

Ngược lại, nếu khách hàng chọn phương pháp nâng mũi cấu trúc, phục hình lại toàn bộ dáng mũi, bác sĩ phải bóc tách nhiều hơn để tạo dựng đầu mũi kiên cố. Dẫn tới tác động xâm lấn nhiều đến bên trong và ngoài mũi. Do đó, mũi cần có thêm thời gian để ổn định, việc tháo nẹp theo đó cũng diễn ra chậm hơn.

3.3 Chế độ chăm sóc hậu phẫu

Giống như 2 yếu tố kể trên, giai đoạn chăm sóc hậu phẫu ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thẩm mỹ cuối cùng. Sau khi nâng mũi xong và ra về, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách vệ sinh và chế độ kiêng cữ, sinh hoạt tại nhà. Nếu tuân thủ đúng các hướng dẫn trước đó của bác sĩ thì quá trình lành thương sẽ nhanh và thời gian tháo nẹp cũng được rút ngắn đáng kể.

Nguyên nhân khiến mũi lâu lành, chậm vào form thường xuất phát từ việc không kiêng cữ đúng cách. Bạn để mũi chịu tác động của sự va chạm mạnh, không kiêng nước, khói bụi hay vận động mạnh sau khi nâng mũi…

Ngoài những yếu tố nên trên thì thời gian tháo nẹp mũi còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi khách hàng. Với những người có cơ địa lành, thời gian tháo nẹp theo đó diễn ra nhanh hơn. Còn với những trường hợp cơ địa dữ, thời gian tháo nẹp sẽ lâu hơn dự kiến. 

4. Có thể tự tháo nẹp ngay tại nhà không

Khách hàng không nên tự ý tháo băng nẹp tại nhà. Việc tháo nẹp phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn, bởi những lý do sau:

– Tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao do thực hiện không đúng quy trình vệ sinh và tháo băng. Cấu trúc của mũi sau nâng chưa ổn định, sự liên kết còn yếu nên cần phải băng nẹp để cố định lại. Một động tác sai sót rất nhỏ trong quá trình tháo băng cũng có thể gây lệch vẹo, hỏng dáng mũi.

– Nguy cơ nhiễm trùng mũi cao do vi khuẩn xâm nhập. Đó là nguyên nhân vì sao bạn nên thực hiện tại bệnh viện để bác sĩ vệ sinh vùng mũi sạch sẽ, sát trùng theo đúng quy trình y tế. Có như thế mới đảm bảo an toàn, không làm ảnh hưởng đến dáng mũi sau khi tháo băng.

Không nên tự ý tháo nẹp tại nhà

Không nên tự ý tháo nẹp tại nhà

5. Tháo nẹp mũi sớm có ảnh hưởng gì không

Cũng theo bác sĩ Robert Nguyễn, khách hàng không nên tháo nẹp mũi quá sớm. Thông thường, thời gian băng nẹp định hình dành cho chiếc mũi là khoảng 4 ngày – 1 tuần. Nếu bạn tháo quá sớm khi chiếc mũi chưa được định hình thì chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến di lệch sống khiến dáng mũi bị siêu vẹo.

Tuy nhiên, nếu chưa đến 1 tuần mà mũi đã phục hồi, bác sĩ chỉ định tháo nẹp thì sẽ không lo ảnh hưởng. Ngoài ra, bạn cũng không nên tháo nẹp quá trễ. Vì nếu để nẹp quá lâu sẽ không vệ sinh sạch sẽ vùng mũi, tạo môi trường để vi khuẩn có hại phát triển, làm vết thương lâu lành hơn.

6. Tháo nẹp định hình sau nâng mũi có đau không

Tháo nẹp sau nâng mũi không gây đau đớn cho khách hàng. Đây là thao tác đơn giản, không có tác động đến vết thương và việc thực hiện rất nhanh chóng nên khách hàng hoàn toàn có thể an tâm.

7. Tháo nẹp mũi xong có thể rửa mặt, trang điểm chưa

Sau khi tháo băng, nẹp bạn có thể rửa mặt như bình thường. Thế nhưng cần lưu ý vệ sinh nhẹ nhàng. Tốt nhất nên sử dụng bông tẩy trang hay tăm bông, thấm nước muối sinh lý để vệ sinh vùng mũi.

Sau khi cắt chỉ, bạn mới có thể sử dụng khăn mặt, sữa rửa mặt và trang điểm như bình thường. Lưu ý, bạn chỉ nên makeup nhẹ nhàng và nên tránh vị trí mổ.

Tháo nẹp xong có thể rửa mặt bình thường

Tháo nẹp xong có thể rửa mặt bình thường

8. Hướng dẫn chăm sóc đúng cách sau khi tháo nẹp định hình mũi

Khi thanh nẹp mũi được tháo ra, bạn đã hoàn thiện một nửa chặng đường hồi phục của mình. Thế nhưng khoảng thời gian sau đó bạn vẫn cần chú ý cẩn thận và phải đặc biệt ghi nhớ những nguyên tắc chăm sóc dưới đây cho đến khi lành hẳn.

8.1 Cách vệ sinh mũi

Làm sạch da xung quanh mũi đều đặn mỗi ngày là cách tốt nhất diệt trừ các vi khuẩn bám dính cứng đầu. Chính vì vậy, bạn không được bỏ qua công đoạn nếu muốn vết thương mau chóng ổn định.

Hướng dẫn thực hiện:

– Sử dụng bông y tế, tăm bông hoặc khăn mềm đã giặt sạch.

– Nên tự pha nước muối, tránh sử dụng dung dịch sát khuẩn mạnh.

– Không dùng lá cây, thảo mộc để rửa sạch mũi.

– Vệ sinh mũi và các vùng xung quanh đều đặn 2 lần/ngày.

Lưu ý: Bạn không nên lặp lại các công đoạn vệ sinh quá nhiều lần trong ngày bởi điều đó có thể khiến bào mòn da, kéo dài thời gian lành thương hơn bình thường. Một số trường hợp còn gặp phải tình trạng gia tăng bầm tím, ửng đỏ, nghiêm trọng hơn là tụt sụn nâng.

8.2 Chế độ ăn uống

Dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp bạn đến gần hơn với kết quả nâng mũi hoàn hảo. Bởi chúng không chỉ tiếp thêm năng lượng cho cơ thể mà chế độ ăn uống hợp lý, khoa học còn làm giảm đáng kể các phản ứng phụ sau phẫu thuật.

Những thực phẩm cần bổ sung:

– Thức ăn mềm nhằm giảm áp lực lên các cơ mũi: Soup, cháo, khoai tây nghiền…

– Chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn: Lúa mì, ngũ cốc, cam, táo…

– Nhóm chống viêm giúp bảo vệ vết thương khỏi nhiễm khuẩn: Dầu oliu, bông cải xanh, bơ, cà chua…

– Vitamin A, C giúp chữa lành vết thương: Trái cây họ cam, quýt, rau củ màu đỏ…

– Các loại nước lọc và nước ép trái cây (cần tây, dứa, đào…)

Những thực phẩm cần tránh:

– Thực phẩm cứng và dai vì có thể làm tăng sưng phù: Khoai tây chiên, dưa chuột, lòng lợn…

– Món ăn cay và nhiều axit dễ gây xuất huyết và nổi mẩn đỏ.

– Thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng làm tăng tần suất của con đau nhức.

– Đồ ăn mặn làm tăng sưng viêm, kéo dài thời gian chữa lành vết thương.

– Món ăn gây dị ứng, nóng trong, nổi mụn và làm sạm màu da: Thịt bò, thịt gà, hải sản…

8.3 Chế độ sinh hoạt

– Ngủ đúng tư thế

Trong khoảng thời gian đầu, mũi chưa định hình ổn định nên tư thế ngủ bắt buộc là bạn phải nằm thẳng để mũi không bị di lệch về một bên, không được lấy gối hoặc đè tay lên mũi khi ngủ. Đến khi mũi đã ổn định hoàn toàn, bạn có thể thoải mái nằm nghiêng đều về 2 bên.

– Không tham gia các hoạt động thể thao mạnh

Trong một tháng đầu tiên hậu nâng mũi, bạn tuyệt đối không được tham gia luyện tập thể dục, thể thao cường độ cao, mất nhiều sức vì có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục. Tuy nhiên cũng không vì thế mà bạn chỉ ngồi và nằm, nên đi bộ mỗi ngày giúp máu lưu thông tốt, hỗ trợ quá trình lành thương.

Không tập luyện thể thao cường độ cao

Không tập luyện thể thao cường độ cao

Trên đây là giải đáp thắc mắc nâng mũi Thái Lan sau mấy ngày tháo nẹp của bác sĩ Thẩm mỹ bệnh viện Hồng Hà cũng như hướng dẫn cách chăm sóc nhanh hồi phục sau tháo nẹp. Bạn hãy ghi nhớ lưu ý và tuân thủ cẩn thận để chiếc mũi đạt được vẻ đẹp như ý, tự nhiên nhất.

Có 0 bình luận bài Nâng mũi mấy ngày tháo nẹp – 3 Yếu tố quyết định

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí