Nâng mũi kiêng hải sản bao lâu – Thực phẩm nên ăn sau nâng mũi
Nâng mũi kiêng hải sản bao lâu? Các chuyên gia thẩm mỹ cho rằng nên kiêng hải sản trong ít nhất 3 – 4 tuần để tránh nguy cơ dị ứng, ngứa ngáy, làm chậm tiến độ hồi phục vết thương sau nâng mũi. Ngoài hải sản, khách hàng cũng nên kiêng một số thực phẩm khác như rau muống, thịt bò, đồ nếp… để đạt được kết quả nâng mũi tối ưu nhất.
1. Nâng mũi kiêng hải sản bao lâu thời gian
Bác sĩ PTTM Dr Robert Nguyễn – Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Bệnh viện Thẩm mỹ Hồng Hà cho biết: Nâng mũi cần kiêng hải sản ít nhất trong 3 – 4 tuần cho tới khi vết thương trên mũi lành lại hoàn toàn, không còn dấu hiệu sưng đau hay bầm tím. Có chế độ kiêng khem hợp lý và tích cực bổ sung vitamin, nước khoáng, chất đạm lành mạnh.
Trong giai đoạn đầu sau nâng mũi, vết thương trên mũi cần được cho phép lành lại hoàn toàn. Thường thì sau khoảng 3 – 4 tuần, vết thương sẽ hồi phục đủ để giảm sưng, đau và bầm tím. Tuy nhiên, mỗi người có cơ địa và quá trình hồi phục riêng biệt, do đó, việc tuân thủ thời gian kiêng hải sản cũng có thể thay đổi.
Ngoài ra, nếu bạn có cơ địa dữ, quá trình hồi phục mũi có thể kéo dài từ 6 – 8 tuần để đạt được kết quả tốt nhất. Trong giai đoạn này, việc tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và hạn chế ăn hải sản là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu các biến chứng tiềm ẩn và đảm bảo kết quả thẩm mỹ tối ưu.
--
2. Tại sao cần kiêng hải sản sau khi thẩm mỹ mũi
Hải sản thuộc nhóm thực phẩm có tính hàn, dễ gây cản trở đến quá trình lành thương và làm giảm khả năng miễn dịch nên khách hàng cần kiêng sau nâng mũi.
Hơn nữa, các loại hải sản (đặc biệt là hải sản có vỏ như cua, ngao, ốc, tôm…) chứa các dạng cấu trúc protein khác biệt so với protein sẵn có trong cơ thể. Vì vậy dễ sinh ra các phản ứng histamin gây ngứa ngáy, khó chịu và nổi mẩn đỏ xung quanh vết thương.
Nếu ăn hải sản trong thời gian sau phẫu thuật, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém hiệu quả dẫn đến gây lạnh bụng, tiêu chảy, cơ thể mất nước, mệt mỏi. Từ đó, việc tái tạo mô da bị cản trở rất lớn.
Trường hợp những khách hàng vô tình ăn hải sản sau nâng mũi thì thời gian lành thương lâu hơn, thậm chí còn đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng, đầu mũi sưng đỏ.
Một số thực phẩm cũng gây hệ lụy tương tự như hải sản là: Thịt gà, tiết canh, mắm tôm, đồ ăn cay nóng…
3. Lỡ ăn hải sản sau khi nâng mũi cần phải làm gì
Nếu lỡ ăn hải sau khi nâng mũi bạn cũng đừng lo lắng, hãy liên hệ với bác sĩ phẫu thuật để được tư vấn phương pháp giải quyết. Tùy từng cơ địa của mỗi người mà phản ứng xảy ra sẽ khác nhau.
Đối với người có cơ địa tốt thì việc nạp một chút hải sản cũng không ảnh hưởng quá nhiều. Khi đó, bạn nên uống nước và bổ sung hoa quả để dung hòa lượng hải sản nạp vào cơ thể.
Nếu là người cơ địa sẹo lồi, vết thương dễ mưng mủ thì nếu lỡ ăn hải sản và xảy ra tình trạng ngứa ngáy, sưng nóng ở vùng mũi thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ phẫu thuật để được kê thuốc kháng viêm, giảm sưng… nhằm hạn chế biến chứng.
Tuy nhiên, với những người bị dị ứng khi ăn hải sản sẽ mất một khoảng thời gian để điều trị dị ứng. Do đó, thời gian lành thương sau phẫu thuật cũng kéo dài hơn. Đó là lý do vì sao bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tối đa các rủi ro có thể xảy đến.
Đăng kí tư vấn cùng bác sĩ nâng mũi uy tín số 1
4. Một số thực phẩm cần tránh sau khi thẩm mỹ mũi
Ngoài việc chú ý đến thời gian kiêng cữ ăn hải sản, sau nâng mũi bạn cũng cần chú ý tránh xa những thực phẩm dưới đây:
4.1 Nâng mũi kiêng hải sản bao lâu – Kiêng thịt bò, gia cầm
Thịt bò, thịt gia cầm là những thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cao như đạm, sắt, kẽm, vitamin và khoáng chất quan trọng khác… Tuy nhiên, theo các chuyên gia thẩm mỹ sau nâng mũi cần loại bỏ thịt bò, gia cầm ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày trong 1 tháng vì hàm lượng đạm và sắc tố cao trong các loại thịt kể trên khiến vết thương sẫm màu và có thể hình thành sẹo thâm.
4.2 Nâng mũi kiêng hải sản bao lâu – Kiêng rau muống
Lượng collagen dồi dào trong rau muống khiến cơ thể tăng sinh, gây ra sẹo lồi đánh mất thẩm mỹ của chiếc mũi và khuôn mặt. Để đảm bảo chiếc mũi vào form chuẩn, không có sẹo lồi, bạn nên kiêng rau muống 1 tháng.
4.3 Kiêng ăn đồ nếp
Đồ nếp có tính nóng, là nguyên nhân khiến vết thương nhiễm trùng, mưng mủ, kéo dài thời gian hồi phục. Thậm chí còn hình thành sẹo lồi, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ về sau. Tốt nhất, bạn nên kiêng đồ nếp trong vòng 1 tháng hậu phẫu.
4.4 Kiêng ăn trứng
Trứng là thực phẩm giàu protein, kích thích sản sinh collagen, ảnh hưởng rất lớn đến vết thương. Vì thế, sau nâng mũi mọi người nên kiêng ăn trứng trong khoảng thời gian tối thiểu 20 ngày để quá trình lành thương được rút ngắn, kết quả thẩm mỹ đạt tối ưu nhất.
4.5 Kiêng thức ăn nhanh, dầu mỡ
Đây là nhóm thực phẩm được chuyên gia thẩm mỹ khuyến cáo kiêng cữ sau nâng mũi. Vì chúng chứa hàm lượng cholesterol cao gây khó tiêu, ảnh hưởng lớn đến quá trình lành vết mổ. Thời gian kiêng đồ ăn nhanh thường là khoảng 1 – 2 tháng.
4.6 Không sử dụng chất kích thích
Chất kích thích sẽ làm thay đổi tác dụng của thuốc kháng sinh, tăng nguy cơ gây tác dụng phụ, nhiễm trùng và để lại sẹo xấu. Vì thế, bạn không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trong vòng 2 tuần sau khi phẫu thuật nâng mũi.
5. Thực phẩm cần bổ sung sau khi nâng mũi để mau lành
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng sau khi nâng mũi. Vì thế, bạn cần tăng cường bổ sung một số thực phẩm trong danh sách khuyến nghị của bác sĩ như dưới đây.
5.1 Nhóm thực phẩm giàu Vitamin A, C
Vitamin A, C đều tốt cho quá trình tái tạo mô da mới, tăng khả năng chống sưng viêm. Nhờ đó, bạn ít phải đối diện với nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu vết thương.
Một số thực phẩm giàu Vitamin A, C bạn nên thêm vào thực đơn hàng ngày:
– Củ quả: Cà rốt, cà chua, củ cải, khoai lang…
– Trái cây: Bưởi, cam, quýt, dâu tây, chuối, đu đủ…
– Rau xanh: Rau ngót, súp lơ, rau cải ngọt…
Khi chế biến các món rau củ bạn nên luộc hoặc hấp để giữ được trọn vẹn dinh dưỡng, giảm bớt dầu mỡ và tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
5.2 Nhóm hạt, ngũ cốc
Đây là nhóm thực phẩm vừa giàu axit béo lành mạnh, vừa cung cấp lượng đạm cần thiết cho cơ thể.
Nhóm hạt, ngũ cốc bao gồm các loại đậu, đỗ, ngũ cốc sấy… giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể trao đổi chất hiệu quả hơn. Nhờ đó, vùng mũi ít bị tụ máu, bầm tím hay phù nề.
Bạn có thể giảm lượng cơm trong bữa ăn hàng ngày, thay vào đó là tăng cường thêm ngũ cốc, giúp bổ sung dinh dưỡng và giảm thiểu áp lực nhai, cắn cho các cơ vùng mặt.
5.3 Thường xuyên bổ sung nước và hoa quả ép
Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, đảm bảo quá trình chữa lành mô mềm diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Đồng thời tăng hiệu quả của hệ tuần hoàn và bài tiết.
Bạn cần uống tối thiểu 1,5 lít nước/ngày và cơ thể chia thành 4 – 6 cốc. Tuy nhiên bạn cần chú ý không nên uống ngay trước khi đi ngủ để tránh sưng phù mũi.
Ngoài việc bổ sung nước khoáng hay nước lọc, bạn cũng nên uống thêm từ 1 – 2 cốc nước ép sinh tố hoa quả nhằm cung cấp đủ vi lượng cần thiết.
Như vậy, những thông tin cung cấp trong bài viết đã giúp bạn tìm được đáp án cho câu hỏi nâng mũi Thái Lan cần kiêng hải sản bao lâu. Để đảm bảo kết quả thẩm mỹ mũi cao nhất, các tín đồ làm đẹp hãy tuân thủ nghiêm ngặt thời gian kiêng ăn hải sản theo quy định của bác sĩ.
Nhập thông tin của bạn
×