Logo

Nâng mũi kiêng ăn bao lâu – 3 nhóm thực phẩm nên ăn để mau lành

calendar

28/06/2023

user

Tác giả: lan

user

Tham vấn y khoa: Bác sĩ PTTM Robert Nguyễn

Sau khi nâng mũi cần kiêng ăn trong 1 – 2 tháng đầu từ sự chỉ dẫn bác sĩ thẩm mỹ. Bạn nên kiên trì thực đơn ăn kiêng cho đến khi mũi hồi phục hoàn toàn. Có như vậy mới đạt được kết quả thẩm mỹ cao.

Nâng mũi xong cần kiêng ăn các loai thực phẩm như thịt gà, đồ nếp gây sưng viêm, hải sản khiến vết thương lâu lành, đối với thịt bò, rau muống dễ để lại sẹo, thức ăn nhanh và chất kích thích. Để vết thương mau lành bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, nhóm ngũ cốc hạt, bổ sung nước lọc, nước ép hoa quả.

1. Sau khi thực hiện nâng mũi kiêng ăn bao lâu?

Bác sĩ PTTM Robert Nguyễn – Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà chia sẻ: Khách hàng cần tuân thủ chế độ kiêng ăn trong khoảng 1-2 tháng. Khách hàng phải duy trì chế độ ăn kiêng cho đến khi mũi hoàn toàn phục hồi. Điều này đảm bảo sự an toàn và kết quả thẩm mỹ tốt nhất.

Thời gian kiêng ăn có thể thay đổi tùy theo cơ địa của từng người. Đối với những người có cơ địa tốt và không dễ để lại sẹo, thời gian kiêng khem có thể không quá lâu. Bác sĩ khuyến nghị rằng bạn nên kiêng ăn trong 1 tháng sau phẫu thuật nâng mũi.

Tuy nhiên, với những người có cơ địa dễ bị sẹo lồi và mưng mủ ở vùng mổ, cần chờ đến khi mũi ổn định hoàn toàn, thường là từ 1,5 – 2 tháng, trước khi trở lại chế độ ăn uống bình thường.

Lưu ý rằng, đối với bia rượu và các chất kích thích, tốt nhất nên kiêng trong khoảng thời gian 3-6 tháng, cho đến khi mũi ổn định hoàn toàn mới nên sử dụng.

Cần kiêng ăn các thực phẩm trong thời gian ít nhất 1 tháng sau phẫu thuật nâng mũi

Cần kiêng ăn các thực phẩm trong thời gian ít nhất 1 tháng sau phẫu thuật nâng mũi

--

2. Sau khi sửa/ nâng mũi nên ăn gì để mau lành?

Kết thúc quá trình nâng mũi, bác sĩ sử dụng chỉ vi phẫu siêu mảnh, khâu lại vết thương nên không đáng lo ngại về sẹo. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và rút ngắn thời gian hồi phục, bạn nên ăn những thực phẩm dưới đây:

2.1 Thực phẩm giàu vitamin A, C

Bác sĩ PTTM Robert Nguyễn cho biết, sau nâng mũi nên cung cấp các thực phẩm giàu vitamin A, C. Những thực phẩm giàu vitamin này không chỉ giúp hồi phục vết mổ sau phẫu thuật mà còn có tác dụng tích cực đến sự phục hồi và sức đề kháng của cơ thể.

Một số thực phẩm giàu hàm lượng vitamin A, C là:

– Nhóm hoa quả: Dâu tây, kiwi, việt quất, cam quýt, bưởi,… (tốt nhất nên sử dụng dạng nước ép).

– Ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi: Rau bina, bông cải, cà chua, cà rốt…

– Các món ăn ít dầu mỡ như: Món luộc, hấp…

2.2 Nhóm ngũ cốc, hạt

Nhóm ngũ cốc và các loại hạt đó với ưu điểm vượt trội là cung cấp năng lượng, bổ sung chất đường thực vật cho con người.

Ngoài ăn nhiều cơm, các món ăn được chế biến từ đậu xanh, đậu đỏ, đỗ đen, yến mạch cũng giúp bạn có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, mau lành vết mổ hơn.

Nhóm ngũ cốc nên được bổ sung cho người sau nâng mũi nhanh lành vết mổ

Nhóm ngũ cốc nên được bổ sung cho người sau nâng mũi nhanh lành vết mổ

2.3 Bổ sung nước lọc, nước ép hoa quả

Sau khi trải qua ca phẫu thuật, cơ thể lúc này thường bị mất nước và phẫu thuật nâng mũi cũng không phải ngoại lệ. Vì thế, bù lại nước trong thời gian nghỉ dưỡng là một trong những nhu cầu quan trọng sau khi nâng mũi.

Bạn cần uống đủ ít nhất từ 2-3 lít nước lọc mỗi ngày. Ngoài ra, bạn hãy tạo thói quen bổ sung thêm một cốc nước hoa quả.

3. Sau khi thẩm mỹ mũi xong cần kiêng ăn gì?

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm cần kiêng khem được bác sĩ thẩm mỹ chỉ định sau phẫu thuật chỉnh sửa mũi:

3.1 Thịt gà, đồ nếp gây viêm sưng, mưng mủ- Nâng mũi kiêng ăn bao lâu

Sau khi nâng mũi không nên ăn thịt gà, đồ nếp để ngăn ngừa tình trạng mưng mủ, gây ra những biến chứng tại vùng mổ cũng như toàn thân. Vì thế, trong khoảng 1 tháng sau nâng mũi, bạn cần tuyệt đối tránh những thực phẩm này trong bữa ăn để đảm bảo kết quả thẩm mỹ được tốt nhất. 

Kiêng ăn thịt gà, đồ nếp

Kiêng ăn thịt gà, đồ nếp

3.2 Hải sản khiến vết khâu lâu lành

Bác sĩ PTTM Robert Nguyễn chia sẻ, khách hàng chỉ cần kiêng hải sản trong vòng 1 tháng. Loại thực phẩm này có hàm lượng đạm lớn nên khi dung nạp vào cơ thể có thể gây ra hiện tượng ngứa ngáy, dị ứng, nổi mẩn đỏ gây ảnh hưởng tới vết thương.

Để vết mổ có thể nhanh chóng lành lặn, mũi về hình dáng ổn định, bạn cần loại bỏ các món ăn được chế biến từ hải sản như: Tôm, cua, cá, mực, bạch tuộc, hàu…

3.3 Thịt bò, rau muống là thực phẩm dễ để lại sẹo lồi sau nâng mũi

Thịt bò là loại thực phẩm khiến da bị sậm, gây sẹo thâm và xuất hiện biến chứng. Trong khi đó, rau muống kích thích sự tăng trưởng collagen dễ gây tình trạng sẹo lồi.

3.4 Nâng mũi kiêng ăn thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh giàu hàm lượng cholesterol cao, nhiều bơ sữa, dầu mỡ… gây khó tiêu, không tốt đối với hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến việc liền vết mổ. Trong danh sách thực đơn hằng ngày, bạn cần tuyệt đối tránh.

Kiêng thức ăn nhanh

Kiêng thức ăn nhanh

3.5 Nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Kiêng các chất kích thích

Đối với các chất kích thích như cần sa, thuốc lắc, thuốc lá có thể khiến vết thương nâng mũi nhiễm trùng, dị ứng, viêm khiến mũi lâu lành và dễ gặp biến chứng nguy hiểm.

3.6 Sau nâng mũi nên kiêng hoa quả gì?

Hoa quả là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với quá trình hồi phục vết thương sau phẫu thuật nâng mũi. Tuy nhiên, khi ăn các loại hoa quả như táo, lê, ổi vùng mặt phải vận động mạnh gây ảnh hưởng đến sự ổn định và hồi phục của mũi.

Tốt nhất, bạn nên sử dụng dạng nước ép thay vì ăn trực tiếp. Ngoài ra, khách hàng cũng cần loại bỏ nước dừa, rau má ra khỏi thực đơn dinh dưỡng trong thời gian sau phẫu thuật mũi. Bởi các thành phần chứa trong thực phẩm này có thể gây xuất huyết tại vùng vết thương hở.

Nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Hoa quả cứng như táo, lê nên kiêng ăn sau nâng mũi

Nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Hoa quả cứng như táo, lê nên kiêng ăn sau nâng mũi

Đăng kí tư vấn cùng bác sĩ thẩm mỹ trên 15 kinh nghiệm

4. Nếu vô tình ăn những thực phẩm nên kiêng có sao không?

Bác sĩ PTTM Robert Nguyễn giải đáp, nếu bạn vô tình ăn những thực phẩm mà nên kiêng sau phẫu thuật nâng mũi, thì thường không có vấn đề nghiêm trọng nếu bạn chỉ ăn một lượng nhỏ và không thường xuyên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt kết quả tốt nhất trong quá trình hồi phục, nên tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.

Việc ăn những thực phẩm nên kiêng như thịt gà, đồ nếp, thức ăn nhanh hoặc các chất kích thích như cần sa, thuốc lá có thể gây ra viêm sưng, mưng mủ và nhiễm trùng, làm chậm quá trình lành và có thể gây biến chứng.

Vì vậy, nếu vô tình ăn những thực phẩm này, hãy cố gắng giới hạn lượng và thường xuyên tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện bất thường nào sau khi ăn những thực phẩm này, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trực tiếp thực hiện 100% các ca phẫu thuật nâng mũi với bàn tay vàng, đảm bảo an toàn, tính thẩm mỹ sau khi nâng mũi Thái Lan, chỉ sau 1 tháng bạn sẽ không cần kiêng cữ nữa.

Nếu chót ăn thực phẩm kiêng cữ sẽ ảnh hưởng đến vể mổ

Nếu chót ăn thực phẩm kiêng cữ sẽ ảnh hưởng đến vể mổ

Trên đây là giải đápsau khi nâng mũi cần kiêng ăn bao lâu từ bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Bạn cần chú ý đến những thực phẩm cần kiêng kỵ và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng để vết thương mau lành, tránh để lại sẹo xấu, có được diện mạo hoàn hảo nhất.

Có 0 bình luận bài Nâng mũi kiêng ăn bao lâu – 3 nhóm thực phẩm nên ăn để mau lành

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí