Phẫu thuật nâng xương chính mũi – Chỉnh sửa mũi thẳng
Phẫu thuật nâng xương chính mũi khắc phục tình trạng gãy xương chính mũi, mũi gồ, lệch vẹo,… cải thiện chức năng khứu giác và tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Do vậy, để đạt được kết quả tối ưu bạn cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng trước và sau phẫu thuật theo dặn dò từ bác sĩ.
1. Phẫu thuật nâng xương chính mũi là như thế nào
Phẫu thuật nâng xương mũi là thủ thuật y khoa giúp đưa xương chính mũi về đúng vị trí ban đầu và dựng thẳng lại vách ngăn. Đa phần các trường hợp gãy xương chính mũi đều do tai nạn, vô tình bị va đập mạnh hoặc đi kèm chấn thương sọ não.
Một số trường hợp khách hàng bị lệch lạc xương chính mũi do bẩm sinh, thiếu hụt cấu trúc nâng đỡ xung quanh khiến đường sống mũi bị gồ, sụp xuống, lệch trái hoặc lệch phải.
Quá trình phẫu thuật đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, biết nắn chỉnh và tạo dựng cấu trúc mũi sao cho phù hợp với tỷ lệ khuôn mặt.
--
2. Những ai nên thực hiện phẫu thuật nâng vùng xương chính mũi
Phẫu thuật nắn chỉnh xương chính mũi phù hợp với những trường hợp sau:
– Mũi gồ ghề, gấp khúc: Người có mũi nhô lên hay lõm xuống, không thẳng và kém thanh thoát gây ảnh hưởng đến vận số.
– Vách ngăn mũi lệch: Hình dáng mũi lệch vẹo, lỗ mũi 2 bên không đều nhau, cánh mũi không cân xứng khiến ngũ quan thiếu hài hòa.
– Tai nạn: Những người không may gặp tai nạn lao động hay chấn thương do chơi thể thao khiến hình dáng mũi méo mó, cản trở tới chức năng hô hấp.
Bên cạnh đó, phẫu thuật chỉnh sửa xương chính mũi chống chỉ định với các trường hợp không đủ điều kiện về sức khỏe như phụ nữ đang mang thai, trong thời gian hành kinh hay đang nuôi con bằng sữa mẹ…
3. Quy trình thực hiện phẫu thuật xương chính mũi
Trước khi điều trị tình trạng mũi gãy, bạn cần tìm hiểu thông tin về phương pháp phẫu thuật. Hiện có 2 hình thức phẫu thuật chỉnh xương mũi tương ứng với từng trường hợp cụ thể.
3.1 Phẫu thuật nâng xương chính mũi với trường hợp mũi gãy kín
Khách hàng bị gãy xương mũi kín có di lệch cần phải nâng xương chính mũi, điều chỉnh lại vách ngăn, loại bỏ máu tụ và đặt nẹp ngoài mũi trong thời gian 5 – 7 ngày.
Quá trình tiến hành, khách hàng được bác sĩ gây tê cục bộ vào 2 bên vách ngăn mũi. Bác sĩ sử dụng các thao tác dịch chuyển và nâng đỡ xương mũi sao cho cân đối.
Nếu bạn mong muốn độn sụn nâng cao dáng mũi, thời gian thích hợp là sau 3 – 6 tháng nắn chỉnh xương, khi cấu trúc mũi đã ổn định.
3.2 Phẫu thuật nâng xương chính mũi với trường hợp mũi gãy hở
Gãy xương mũi hở rất dễ gây nhiễm trùng nên bác sĩ cần vệ sinh bề mặt da sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn và dị vật (nếu có). Những vùng mô mềm bị hỏng như niêm mạc, cơ và da được loại bỏ để ngăn ngừa nguy cơ hoại tử.
Bác sĩ cần đặt bộ khung trong 3 – 5 ngày, kết hợp điều trị nội khoa trong một số trường hợp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả. Trong 2 – 3 tuần, dáng mũi sẽ khôi phục lại bình thường nên bạn không cần quá lo lắng.
4. Giá phẫu thuật xương chính mũi bao nhiêu tiền
Phẫu thuật xương chính mũi tại Thẩm mỹ bệnh viện Hồng Hà đang được áp dụng với mức giá công khai 13.000.000 đồng. Đây là chi phí trọn gói, đã bao gồm các dịch vụ tư vấn, thăm khám, thực hiện phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu… bệnh viện đảm bảo khách hàng không phải chịu thêm các chi phí phát sinh.
Bên cạnh đó khi thực hiện nâng xương chính mũi ở Thẩm mỹ bệnh viện Hồng Hà khách hàng cũng được hưởng chính sách bảo hành trọn đời, mang đến sự an tâm tuyệt đối.
Nâng mũi Thái lan đẹp xinh – Lung linh khoe sắc
5. Lưu ý quan trọng khi phẫu thuật xương chính mũi
Khách hàng cần nắm rõ các lưu ý quan trọng trước và sau phẫu thuật dưới đây để chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
5.1 Trước khi phẫu thuật nâng xương mũi
– Dự trù kinh phí điều trị, sắp xếp thời gian hợp lý để phẫu thuật.
– Tìm hiểu rõ thông tin về địa chỉ thẩm mỹ, bác sĩ, công nghệ và độ uy tín của thương hiệu.
– Thực hiện thăm khám sức khỏe tổng quát trước khi tiến hành can thiệp chỉnh sửa.
– Trao đổi với bác sĩ về tiền sử bệnh lý, thói quen ăn uống, các loại thuốc đang dùng và thể trạng sức khỏe hiện tại…
– Chuẩn bị tâm lý thoải mái, tỉnh táo để tránh mọi áp lực hay những suy nghĩ tiêu cực.
– Tạm dừng sử dụng các loại vitamin, thuốc kháng sinh, thực phẩm chức năng, thuốc chống đông máu, ngừa thai…
– Mặc trang phục gọn gàng khi đến bệnh viện, không trang điểm, làm móng tay chân, không đeo kính áp tròng.
– Không tự ý xóa dấu vết đánh dấu đường mổ của bác sĩ, không ăn quá no trước phẫu thuật 6 giờ.
5.2 Sau phẫu thuật nắn chỉnh xương chính mũi
Kết thúc ca phẫu thuật, khách hàng có thể gặp một số triệu chứng như căng mũi, đau đầu, chóng mặt, ăn không ngon, khô miệng, chảy dịch lỏng tại vết thương…
Đây là hiện tượng bình thường và sẽ giảm dần trong các ngày tiếp theo nên bạn không cần lo lắng. Hãy lưu ý những điều sau:
– Nghỉ ngơi, thư giãn và không làm việc tối thiểu trong 2 ngày đầu hậu phẫu.
– Nếu xuất hiện các hiện tượng đau đớn, sưng phù, chảy máu, chảy nước mắt… cần phải báo ngay cho bác sĩ.
– Tuân thủ lịch hẹn tái khám và các chỉ dẫn chăm sóc từ bác sĩ.
6. Cách chăm sóc hậu phẫu mau lành, ổn định dáng mũi
Quá trình chăm sóc hậu phẫu tốt sẽ giúp vết thương nhanh lành, dáng mũi sớm ổn định và ngăn ngừa được các nguy cơ biến chứng không mong muốn.
6.1 Theo dõi hồi phục sau phẫu thuật
Khách hàng cần chủ động theo dõi sát sao các phản ứng sau khi chỉnh xương mũi để kịp thời phát hiện bất thường (nếu có).
Các biến chứng xấu rất dễ chuyển biến sang mức độ nguy hiểm nếu không được chăm sóc cẩn thận và xử lý kịp thời. Một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm bạn cần biết là sốt cao, đau dữ dội, chảy nhiều máu, dị ứng, khó thở…
Lúc đó, bạn cần đến khám bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để kê đơn thuốc, giúp xoa dịu nhanh chóng các tổn thương.
6.2 Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Sau phẫu thuật khoảng 4 – 6 giờ bạn sẽ bớt cảm giác buồn nôn và có thể ăn uống trở lại. Các yêu cầu về chế độ dinh dưỡng cần thực hiện đó là:
– Kiêng các món ăn cứng, dai và nhóm thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị mặn, đồ ăn cay nóng…
– Tránh sử dụng các thực phẩm gây dị ứng, bầm tím và để lại sẹo xấu như thịt bò, thịt gà, hải sản, đồ nếp…
– Không sử dụng cafe, trà xanh, các loại thức uống chứa cồn khiến vết thương chảy nhiều máu, kéo dài thời gian hồi phục.
– Tăng cường bổ sung nhóm dưỡng chất giàu Vitamin A, C, chất đạm, chất béo lành mạnh như thịt lợn nạc, đậu phụ, các loại ngũ cốc, sữa chua…
– Uống đủ 1,5 lít nước/ngày giúp giảm sưng phù, tụ máu và thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng.
– Ăn đúng giờ, chia thành nhiều bữa nhỏ và không nạp quá nhiều calo vào buổi tối.
6.3 Chế độ sinh hoạt khoa học
Ngoài việc chú ý đến dinh dưỡng, bạn cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học sau phẫu thuật nắn chỉnh xương chính mũi.
– Thay băng và vệ sinh vết mổ thường xuyên, sử dụng nước muối sinh lý để khử trùng, đảm bảo ngăn chặn tối đa vi khuẩn gây viêm.
– Tắm rửa từ vùng cổ trở xuống, với vùng mặt dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng, tránh để nước hay xà phòng dính vào vết thương.
– Không tự ý rút meche hay gỡ khung nâng đỡ khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ.
– Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, tránh để hệ thần kinh căng thẳng.
– Tuyệt đối không làm việc nặng hay hoạt động thể thao gắng sức, không cúi hoặc ngửa người quá mức làm gia tăng tụ máu.
– Nên chọn bài vận động nhẹ nhàng: Yoga, đi bộ, tập hít thở sâu… trong khoảng thời gian 10 – 15 phút/ngày.
7. Giải đáp thắc mắc của khách hàng về phẫu thuật xương chính mũi
Để gỡ rối cho khách hàng khi phẫu thuật xương chính mũi, bác sĩ thẩm mỹ giải đáp những thắc mắc như sau:
7.1 Phẫu thuật xương chính mũi sau bao lâu thì phục hồi
Bạn có thể mất 2 tuần nghỉ làm để hồi phục sau chỉnh xương chính mũi. Tuy nhiên, để mũi hết sưng đau, ổn định hoàn toàn và đạt được vẻ đẹp tự nhiên, chị em có thể phải đợi 6 tháng. Quá trình hồi phục của mũi sẽ trải qua 3 giai đoạn chính sau:
– 1 tuần sau nắn chỉnh xương mũi: Vết thương khô miệng, khách hàng được bác sĩ chỉ định tháo chỉ và gỡ nẹp.
– Sau 3 tuần chỉnh xương mũi lệch: Các hiện tượng sưng đỏ, bầm tím mờ dần đi. Bạn có thể bơi bình thường.
– Sau 4 – 6 tuần: Vết thương đã ổn định, bạn có thể luyện tập các môn thể thao cần dùng sức.
Nhan sắc thăng hạng với dáng mũi cao chuẩn Thái -
7.2 Phẫu thuật xương chính mũi sau khi tháo nẹp mũi đau không
Bác sĩ thẩm mỹ khẳng định tháo nẹp mũi sau nắn chỉnh xương chính mũi không gây ra bất kỳ đau đớn. Trong quá trình bác sĩ gỡ nẹp, bạn có thể cảm thấy hơi áp lực và xuất hiện một số kích ứng nhẹ. Tuy nhiên, hiện tượng trên sẽ hết trong thời gian ngắn, khi gỡ nẹp khỏi mũi, bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
7.3 Phẫu thuật nắn chỉnh vùng xương chính mũi có được hôn không
Bạn hoàn toàn có thể hôn sau phẫu thuật nắn chỉnh xương chính mũi. Tuy nhiên khi hôn cần tránh đụng chạm mạnh vào mũi, bởi lúc đó mũi vẫn chưa vào form ổn định. Việc va chạm mạnh dễ khiến mũi bị sưng, lệch, thậm chí biến dạng ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ và kéo dài thời gian hồi phục.
Phẫu thuật chỉnh xương mũi là thủ thuật đơn giản nhưng có can thiệp xâm lấn bằng dao kéo. Do đó, chị em cần đặc biệt quan tâm đến chế độ chăm sóc hậu phẫu nhằm phòng ngừa các biến chứng có thể xuất hiện.
7.4 Sau phẫu thuật xương chính mũi bao lâu có thể thở được bình thường
Bác sĩ thẩm mỹ cho rằng sau nắn chỉnh xương chính mũi từ 1 – 3 tuần khách hàng có thể thở bình thường. Nghẹt mũi, không thoải mái khi thở bằng mũi là tình trạng nhiều người gặp phải sau nâng xương chính mũi. Nguyên nhân là do tình trạng sưng tấy làm hẹp đường thở, gây khó khăn khi thở bằng mũi.
Lưu ý, tình trạng nghẹt mũi không phải do chất nhầy mà thực chất là do mô trong mũi sưng lên. Do đó, để không làm hỏng cấu trúc mũi và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ bạn không nên xì mũi trong ít nhất 2 – 3 tuần đầu sau nâng hoặc đến khi bác sĩ cho phép.
Phẫu thuật nâng xương chính mũi là phương pháp thẩm mỹ thực hiện không quá phức tạp. Tuy nhiên bạn vẫn cần lựa chọn đúng địa chỉ thẩm mỹ uy tín và tuân thủ hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà từ bác sĩ để có được kết quả tốt nhất.
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×