Logo

Nâng mũi không bọc đầu mũi có sao không?Bác sĩ hồng hà giải đáp

Bên cạnh các phương pháp nâng mũi hiện đại, vẫn có một số phương pháp nâng mũi truyền thống được khách hàng lựa chọn, trong đó có nâng mũi không bọc đầu mũi. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ chỉ can thiệp đến phần sống mũi mà không dùng sụn nhân tạo hoặc sụn tự thân để bọc lót đầu mũi. Do đó, quy trình nâng mũi đơn giản và tiết kiệm nhiều thời gian. Khi đứng trước sự lựa chọn giữa nhiều phương pháp nâng mũi, nhiều khách hàng băn khoăn không biết nâng mũi không bọc đầu mũi có sao không. Trên thực tế, phương pháp này không ảnh hưởng xấu đến dáng mũi và sức khỏe nếu được thực hiện tại các địa chỉ thẩm mỹ uy tín và đáp ứng tiêu chí về da đầu mũi dày khỏe, các cơ nâng mũi tốt.

1. Nâng mũi không bọc đầu mũi có sao không

Trên thực tế, nâng mũi không bọc đầu sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc và sức khỏe của khách hàng khi được thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín và đáp ứng tiêu chí về da đầu dày, khỏe, các cơ nâng mũi tốt

Tuy nhiên, nâng mũi không bọc đầu mũi là phương pháp thẩm mỹ nâng mũi truyền thống. Bác sĩ chỉ can thiệp vào sống mũi, không dùng sụn nhân tạo hay sụn tự thân để bọc lót đầu mũi. Do đó, hiệu quả thẩm mỹ của nâng mũi không bọc đầu mũi không cao và có nguy cơ khiến sụn bị tụt.

1.1 Trong quá trình nâng mũi

Trên thực tế, quá trình thực hiện nâng mũi không bọc đầu sẽ được đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến cấu trúc khi khách hàng có phần da dày, khỏe và các cơ nâng chắc chắn. Trong trường hợp cơ nâng mũi yếu, da đầu mũi mỏng, to bè sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ tụt sụn và không đảm bảo kết quả thẩm mỹ tối ưu.

Bên cạnh đó, yếu tố về tay nghề bác sĩ, cơ sở vật chất cũng quyết định đến sự an toàn trong quá trình nâng mũi không bọc đầu mũi.

Nếu bác sĩ thực hiện không giỏi chuyên môn, ít kinh nghiệm sẽ khiến quá trình bóc tách khoang mũi không chuẩn và tác động sâu đến cấu trúc mũi, gây ra những tổn thương nghiêm trọng như: Nhiễm trùng, sưng đau kéo dài, lệch vẹo sống mũi… Do đó, để đảm bảo quá trình nâng mũi được an toàn, không gây ảnh hưởng về sau, khách hàng nên tìm đến cơ sở thẩm mỹ uy tín, bác sĩ thẩm mỹ giỏi để được tư vấn cụ thể.

1.2 Sau khi nâng mũi

Sau khi nâng mũi không bọc đầu mũi sẽ tồn tại một số hạn chế nhất định như: Không thể khắc phục hiệu quả khuyết điểm đầu mũi hếch, đầu mũi to bè, thô, dễ bị tụt sụn… do quá trình thực hiện chỉ can thiệp vào sống mũi mà không tác động đến đầu mũi. Vì vậy, kết quả thẩm mỹ không cao và có thời gian duy trì ngắn.

Để đảm bảo duy trì kết quả thẩm mỹ tốt và tránh tình trạng tụt sụn, bạn nên thực hiện chế độ chăm sóc cẩn thận bằng cách sát trùng vết thương vùng mũi bằng nước muối sinh lý, uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ, tránh tác động mạnh vào vùng mũi, hạn chế trang điểm hoặc các sản phẩm skincare cho mũi. 

Nâng mũi không bọc đầu mũi có sao không

Nâng mũi không bọc đầu mũi có sao không

2. Những phương pháp nâng mũi hiện đại thay thế nâng mũi không bọc đầu mũi

Nếu bạn muốn sở hữu dáng mũi đẹp tự nhiên với sống cao, đầu thon gọn, thay vì thực hiện không bọc đầu, bạn nên lựa chọn một số phương pháp hiện đại như: Nâng bọc sụn, cấu trúc Thai Shape, sụn sườn kết hợp sụn nhân tạo.

2.1 Nâng mũi bọc sụn

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp thẩm mỹ giúp tạo dáng mũi cao và đầu nhọn, tự nhiên bằng cấu trúc tự thân (tai, sườn…)Sau khi thực hiện phương pháp nâng mũi bọc sụn, các khuyết điểm như hếch, da vùng đầu mỏng, và sống mũi thấp được khắc phục.… được khắc phục hiệu quả.

Đặc biệt, nâng mũi bọc sụn có độ tương thích với cơ thể do sử dụng chính sụn tự thân từ chính cơ thể khách hàng để nâng mũi. Từ đó, dáng mũi trở nên cao hơn, cân xứng với gương mặt và đẹp tự nhiên. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, mũi của bạn phải có cấu trúc ổn định và không có dấu hiệu lão hóa.

Nâng mũi bọc sụn

Nâng mũi bọc sụn

2.2 Nâng mũi cấu trúc Thai Shape

Nâng mũi cấu trúc Thai Shape là phương pháp sử dụng sụn silicon sinh học để nâng mũi. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ bóc tách khoang mũi và đặt sụn vào đúng vị trí, đảm bảo dáng mũi cao đẹp đúng như mong muốn của khách hàng.

Nâng mũi cấu trúc Thai Shape còn có những ưu điểm như sau:

– Công nghệ nâng mũi chuyển giao độc quyền từ Thái Lan.

– Tạo dáng mũi chuẩn tỷ lệ vàng, cao thanh thoát, tự nhiên và thu hút.

– Nâng mũi không đau, không để lại sẹo xấu, hạn chế tối đa biến chứng, không cần nghỉ dưỡng nhiều ngày, không kiêng khem phức tạp.

Nâng mũi cấu trúc Thai Shape

Nâng mũi cấu trúc Thai Shape

2.3 Nâng mũi sụn sườn kết hợp sụn nhân tạo

Nâng mũi bằng kỹ thuật kết hợp sụn sườn tự thân và sụn nhân tạo là phương pháp giải quyết hiệu quả hầu hết các vấn đề liên quan đến mũi như lệch, ngắn và hếch.… đem tới kết quả thẩm mỹ mềm mại tự nhiên cho khách hàng.

Phương pháp nâng mũi kết hợp sụn tự thân và nhân tạo, bác sĩ sẽ sử dụng nhân tạo để tạo độ cao thẳng cho sống mũi và dùng tự thân để dựng trụ mũi. Phần đầu mũi, bác sĩ sẽ lựa chọn sụn tự thân hoặc kết hợp sụn nhân tạo để bọc lót đầu mũi giúp đem đến đầu mũi tròn tự nhiên và hạn chế tình trạng bóng đỏ, tụt sụn.

Để lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp, bạn nên đến trực tiếp cơ sở thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ thăm khám và nhận tư vấn cụ thể.

Nâng mũi sụn sườn kết hợp sụn nhân tạo

Nâng mũi sụn sườn kết hợp sụn nhân tạo

3. Một số lưu ý sau khi nâng mũi để sở hữu dáng mũi đẹp

Để sở hữu dáng mũi cao đẹp sau khi nâng mũi, khách hàng nên chú ý không tác động mạnh vào mũi, đảm bảo vệ sinh vết thương thường xuyên bằng nước muối sinh lý, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và kiêng khem đầy đủ, tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

3.1 Tránh tác động mạnh vào mũi

Sau khi nâng mũi, bạn cần tránh các tác động vào vùng đó để đảm bảo dáng nhanh vào form, hạn chế tình trạng lệch vẹo, nhiễm trùng, đau nhức kéo dài.

– Tránh mang vác nặng và không tập các bài thể dục thể thao cường độ mạnh như: Chạy nhảy, tập Aerobic, gym, bơi lội…

– Không đưa tay sờ nắn mũi, không gãi mũi và hạn chế xì mũi.

– Tránh quan hệ tình dục cho đến khi vùng mũi ổn định hoàn toàn.

– Bạn có thể đeo kính sau khi tháo nẹp mũi nhưng tuyệt đối không được ấn mạnh gây áp lực lên mũi và nên chọn những loại gọng kính nhẹ.

Tránh tác động mạnh vào mũi

Tránh tác động mạnh vào mũi

3.2 Vệ sinh vết thương

Để giảm thiểu tối đa biến chứng nhiễm trùng, sưng tấy sau khi nâng mũi và giúp vết thương nhanh chóng phục hồi, bạn nên chú ý cách vệ sinh vết thương như sau:

– Trong những ngày đầu sau nâng mũi, chất nhầy và một chút máu có thể chảy ra, bạn cần thay băng gạc thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.

– Dùng nước muối pha loãng để làm sạch vết thương từ 3 – 4 lần/ngày và tránh sử dụng bất kỳ loại thuốc xịt mũi nào khác khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

– Bôi thuốc mỡ etracyclin hoặc thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ khoảng 3 lần/ngày để vết thương nhanh chóng phục hồi và giúp chỉ khâu tiêu tan nhanh hơn.

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

3.4 Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp

Xây dựng chế dinh dưỡng hợp lý là điều cực kỳ quan trọng trong quá trình chăm sóc sau nâng mũi. Khi đảm bảo ăn uống đầy đủ chất và kiêng khem cẩn thận, tốc độ lành vết thương sẽ nhanh chóng hơn và kéo dài kết quả thẩm mỹ. Nếu chế độ ăn uống không đúng cách sẽ gây ra những ảnh hưởng không đáng có và có thể gây sẹo lồi. 

Bạn nên bổ sung những loại thực phẩm như:

– Chất đạm: Thịt lợn nạc, nấm, đậu hũ, các loại hạt…

– Thực phẩm giàu vitamin trong củ quả và trái cây tươi: Cam, bưởi, kiwi, dâu tây, khoai lang, bí đỏ, súp lơ…

– Uống nhiều nước: Uống từ 2 – 2,5 lít nước/ngày để đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương.

Bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm:

– Rau muống: Dễ gây kích ứng khiến vết thương hở xuất hiện sẹo xấu.

– Thịt bò: Gây co kéo da và khiến sắc tố da ở vùng can thiệp dao kéo trở nên sẫm màu, làm mất thẩm mỹ.

– Thịt gà, hải sản: Là thực phẩm cần kiêng sau khi nâng mũi nếu bạn không muốn xuất hiện biến chứng xấu như: Sưng tấy, ngứa ngáy, dị ứng, mưng mủ…

– Đồ nếp: Khiến vết thương vùng mũi lâu lành.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp sau khi nâng mũi

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp sau khi nâng mũi

3.5 Tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Sau khi nâng mũi, bác sĩ sẽ dành thời gian để dặn dò và hướng dẫn khách hàng về đơn thuốc, thời gian tháo nẹp, thời gian tái khám, cách chăm sóc vết thương và những lưu ý quan trọng cần tránh sau khi nâng mũi, cụ thể:

– Đơn thuốc: Bạn sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm dexamethasone hoặc các loại khác theo chỉ định của bác sĩ để quá trình phục hồi sau nâng mũi diễn ra nhẹ nhàng hơn.

– Thời gian tháo nẹp và cắt chỉ: Sau nâng mũi khoảng 7 – 10 ngày, khách hàng sẽ đến cơ sở thẩm mỹ để được bác sĩ tháo nẹp và cắt chỉ.

– Thời gian tái khám định kỳ: Sau khi nâng mũi, bạn nên tái khám theo lịch hẹn từ 1, 3, 6, 9 tháng với bác sĩ để theo dõi tình trạng phục hồi của vết thương.

– Tránh làm việc nặng, hạn chế xoa mũi, gãi mũi và không tham gia các môn thể thao như: Chạy bộ, tennis, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền… Bạn có thể đi bộ hoặc tập yoga với những tư thế cơ bản để tăng cường sức khỏe và thúc đẩy tốc độ lành vết thương nhanh chóng hơn.

– Khi ngủ, luôn nằm thẳng, không nằm nghiêng hoặc nằm sấp và kê gối cao đầu để tránh gây lệch mũi hoặc tạo áp lực lên mũi.

Nên nằm ngủ ngửa sau khi nâng mũi

Nên nằm ngủ ngửa sau khi nâng mũi

Nâng mũi không bọc đầu mũi là phương pháp nâng mũi Thái Lan truyền thống, để đạt hiệu quả thẩm mỹ tối ưu, bạn có thể tìm hiểu các phương pháp thẩm mỹ hiện đại hơn hoặc tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Có 0 bình luận bài Nâng mũi không bọc đầu mũi có sao không?Bác sĩ hồng hà giải đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí