Logo

Dấu hiệu cắt mí mắt bị nhiễm trùng – 8 Tip tránh nhiễm trùng mắt

Nhiều khách hàng lo lắng cắt mí mắt bị nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến chức năng của mắt. Bạn có thể nhận biết dấu hiệu cắt mí mắt bị nhiễm trùng như sau: Mí mắt đau nhức kéo dài, mí mắt sưng đỏ, ngứa ngáy, chảy dịch, xuất hiện mủ và kèm theo triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, sốt. Việc nhận biết sớm những bất thường sau khi cắt mí sẽ giúp bạn kịp thời khắc phục và ngăn chặn biến chứng chuyển biến nặng.

1.Dấu hiệu cắt mí mắt bị nhiễm trùng

Mặc dù cắt mí mắt là tiểu phẫu đơn giản nhưng vẫn có tác động xâm lấn và gây tổn thương tới các tế bào vùng mắt nên bạn có thể gặp phải biến chứng nhiễm trùng. Để nhận biết được cắt mí mắt bị nhiễm trùng, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

– Đau nhức: Mí mắt là vùng da cực kỳ nhạy cảm vì vậy sau khi can thiệp sâu vào mô biểu bì, mí mắt sẽ có biểu hiện đau nhức. Thông thường, tình trạng đau nhức chỉ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày và thuyên giảm dần. Nếu tình trạng đau nhức mí mắt kéo dài, rất có thể là dấu hiệu cắt mí mắt bị nhiễm trùng.

– Sưng đỏ mí mắt, ngứa ngáy, khó chịu, bỏng rát: Sau khi cắt mí, tình trạng sưng tím, đỏ ửng xuất hiện và kéo dài nhiều ngày không thuyên giảm. Hơn nữa còn có có hiện tượng mí mắt ngày càng sưng to kèm theo cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, nhức vùng mí mắt. 

– Sốt cao, mệt mỏi, đau đầu: Khi cơn đau nhức kéo dài và vùng nhiễm trùng lan rộng, bạn sẽ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi và sốt cao.

– Chảy dịch, xuất hiện mủ: Là một trong những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi cắt mí mắt. Nguyên nhân có thể là do quá trình thực hiện cắt mí không chính xác, tác động sâu các mạch máu dẫn đến tình trạng chảy dịch và mủ.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng sau cắt mí, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và khắc phục kịp thời, tránh dẫn đến biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sức khỏe của bạn.

Dấu hiệu cắt mí mắt bị nhiễm trùng

Dấu hiệu cắt mí mắt bị nhiễm trùng

2. Nhiễm trùng sau cắt mí gây nguy hiểm như thế nào

Nhiễm trùng sau khi cắt mí là biến chứng nghiêm trọng gây ra những nguy hiểm như: Viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm giác mạc và xuất hiện lẹo ở mắt.

2.1 Viêm kết mạc

Viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng lan rộng từ bờ mi đến kết mạc, gây ra tình trạng viêm kết mạc kèm các triệu chứng như: Chảy nước mắt, sưng, đỏ mắt.

Ngoài ra, viêm kết mạc cũng có thể là do vi-rút hoặc vi khuẩn gây ra.

– Viêm kết mạc do vi-rút: Rubella, Rubeola, Adenovirus, Picornavirus, vi-rút Herpes.

– Viêm kết mạc do vi khuẩn: Haemophilus, Staphylococcus, Streptococcus và Moraxella.

2.2 Viêm bờ mi

Viêm bờ mí là biến chứng nhiễm trùng sau cắt mí và gây ra tình trạng sưng đỏ, đau nhức ở bờ mì.

Bạn có thể khắc phục triệu chứng viêm bờ mi bằng cách:

– Chườm ấm 3 – 5 lần/ngày, mỗi lần chườm cách nhau khoảng 5-10 phút.

– Nhẹ nhàng vệ sinh nếp mí bằng nước muối pha loãng để loại bỏ vảy đóng quanh mí mắt. 

– Không  đeo kính áp tròng và trang điểm mắt khi bị viêm bờ mi.

– Massage tuyến mí mắt để kích thích tiết dầu thừa. Đảm bảo rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào mắt.

2.3 Viêm giác mạc

Viêm giác mạc là tình trạng giác mạc bị trầy và bị nhiễm trùng gây phản ứng viêm. Đây là một bệnh rất nguy hiểm vì có thể để lại di chứng vĩnh viễn như: Lồi mắt cua, teo nhãn, sẹo giác mạc thậm chí là làm mất một phần hoặc toàn bộ thị lực.

2.4 Lẹo ở mắt

Lẹo mắt là những đốm sưng đỏ gần mí mắt và có chứa mủ. Lẹo mắt xuất hiện khi tuyến dầu trên mí mắt bị nhiễm trùng. Bạn có thể khắc phục lẹo mắt bằng cách chườm ấm kết hợp dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt chloramphenicol hoặc sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ.

Bất kể bạn gặp phải triệu chứng nào sau khi cắt mí mắt, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời và khắc phục triệt để, tránh để tình trạng viêm nhiễm chuyển biến nặng.

Nhiễm trùng sau cắt mí vô cùng nguy hiểm

Nhiễm trùng sau cắt mí vô cùng nguy hiểm

3. Cách phòng tránh nhiễm trùng sau khi cắt mí mắt

Để phòng tránh nhiễm trùng sau khi cắt mí mắt, bạn nên: Vệ sinh mí mắt bằng nước muối sinh lý, chườm lạnh và chườm ấm, sử dụng thuốc đúng đơn kê của bác sĩ, xây dựng chế độ dinh dưỡng, đeo kính râm khi ra ngoài, không sử dụng mỹ phẩm, tránh tác động đến nếp mí và theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng.

3.1 Vệ sinh mí mắt bằng nước muối sinh lý

Giữ mí mắt luôn sạch sẽ, khô ráo và vệ sinh vết thương đúng cách sau khi cắt mí sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng và sẹo xấu hiệu quả.

– Vệ sinh mí mắt bằng tăm bông có thấm nước muối sinh lý ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.

– Đảm bảo vết thương luôn khô ráo, tránh tiếp xúc nếp mí với nước để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng.

– Luôn sử dụng khăn mềm, sạch để thấm khô mí mắt cho đến khi mí mắt phục hồi hoàn toàn. 

Vệ sinh mí mắt bằng nước muối sinh lý

Vệ sinh mí mắt bằng nước muối sinh lý

3.2 Chườm lạnh và chườm ấm sau cắt mí

Sau khi cắt mí, bạn nên chườm lạnh trong 1 – 2 ngày đầu để ngăn chặn tình trạng sưng đau. Từ ngày thứ 3, bạn tiến hành chườm ấm để làm tan máu bầm ở mí mắt, giúp nếp mí nhanh chóng phục hồi.

Chườm lạnh:

Cách thực hiện như sau:

– Bạn đập nhỏ đá rồi cho vào khăn mềm sạch hoặc túi chườm.

– Đắp một lớp khăn mỏng lên mắt và tiến hành chườm lạnh.

– Bạn di chuyển túi chườm nhẹ nhàng quanh vùng mắt trong 5 phút, nghỉ 10 – 15 phút rồi tiếp tục chườm, lặp lại động tác khoảng 2 – 3 lần.

Khi hơi lạnh tác động vào vết thương ở mí mắt sẽ khiến các tế bào co lại và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng.

Chườm ấm:

Cách thực hiện: 

– Lấy một chiếc khăn mềm sạch rồi làm ướt với nước ấm, chú ý nhiệt độ trung bình khoảng 40 độ C. 

– Tiến hành chườm ấm lên mắt khoảng 10 – 20 phút (sau 3 tiếng chườm lại một lần) để máu lưu thông tốt và đánh tan máu bầm.

– Tránh chườm quá nóng vì dễ gây sưng đỏ, bỏng da và làm ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của vết thương sau cắt mí. 

Tích cực chườm lạnh và chườm ấm sau cắt mí

Tích cực chườm lạnh và chườm ấm sau cắt mí

3.3 Sử dụng thuốc đúng đơn kê của bác sĩ

Khách hàng sau khi cắt mí sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm… để giảm tình trạng sưng bầm, đau nhức. Liều lượng thuốc sẽ căn cứ vào tình trạng của từng người. Bạn nên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất, tránh dùng thuốc quá liều gây phản tác dụng.

Dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ

Dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ

3.4 Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đảm bảo tốc độ phục hồi nhanh chóng và hạn chế các biến chứng sau khi cắt mí. Khách hàng nên chú ý những thực phẩm nên ăn và kiêng ăn sau cắt mí để có được đôi mắt cuốn hút, kết quả duy trì lâu dài.

– Nên ăn

+ Chất đạm (protein): Đậu hũ, nấm, đậu hạt, hạt điều, hạt bí đỏ… để giúp quá trình hồi phục, liền vết thương nhanh chóng và thúc đẩy tái tạo tế bào da mới.

+ Thực phẩm nhiều vitamin C, A: Dâu tây, ổi, bưởi, kiwi, bông cải xanh, ớt chuông, cà rốt, bí đỏ, khoai lang… để nếp mí nhanh chóng phục hồi và kích thích tái tạo collagen giúp vết thương nhanh lành.

+ Uống nhiều nước: Sau khi cắt mí, bạn nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít/ngày, tránh tình trạng mất nước và thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn, từ đó, vết thương phục hồi nhanh hơn. 

– Kiêng ăn

+ Thịt bò: Khiến vết thương bị sẫm màu và làm lệch tông da.

+ Rau muống: Tăng sản sinh collagen quá mức gây tình trạng sẹo lồi vùng mí mắt.

+ Gạo nếp: Tất cả những món ăn từ gạo nếp rất bổ dưỡng và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, sau khi cắt mí, bạn cần kiêng các món từ gạo nếp để tránh vết thương sưng viêm, mưng mủ, khó phục hồi.

+ Thịt gà, thịt vịt, hải sản: Khiến vết thương dễ bị dị ứng,  ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sự phục hồi của mí mắt. 

Chế độ ăn uống tránh nhiễm trùng sau cắt mí

Chế độ ăn uống tránh nhiễm trùng sau cắt mí

3.5 Đeo kính râm khi ra ngoài sau khi cắt mí

Kính râm là vật dụng vô cùng hữu ích giúp bảo vệ đôi mắt sau khi cắt mí. Nếu bắt buộc phải ra ngoài sau cắt mí mắt, bạn nên đeo kính râm để tránh mí mắt tiếp xúc với tia UV, khói bụi và các tác nhân xấu khác từ môi trường.  Bạn có thể đội mũ vành rộng để bảo vệ mắt tối đa sau khi cắt mí, tránh vết thương tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

3.6 Không tác động vào vết thương 

Sau khi cắt mí, bạn nên hạn chế tác động vào vết thương như: Gãi, dụi mắt… Những tác động mạnh, chà xát lên vùng mắt sau cắt mí sẽ làm vết thương bị tổn thương và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ. 

Ngoài ra, bạn cần tránh tham gia các môn thể thao như: Nhảy dây, chạy bộ, tập gym, bơi lội… cho đến khi vết thương ở mí mắt lành hẳn.

Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo mắt được nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh làm việc quá sức và hạn chế xem các thiết bị điện tử như: Tivi, điện thoại, máy tính… vì ánh sáng xanh sẽ tác động vào mắt khiến mắt mệt mỏi, đau nhức, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau cắt mí.

3.7 Không sử dụng mỹ phẩm 

Trong vòng 1 – 2 tuần sau khi cắt mí, bạn nên tránh sử dụng mỹ phẩm lên vùng mắt vì các hạt phấn li ti và các thành phần hóa học trong mỹ phẩm sẽ khiến nếp mí bị viêm nhiễm, dẫn đến vết thương lâu lành. Để đảm bảo kết quả cắt mí đẹp và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, bạn cần tránh trang điểm mắt cho đến khi nếp mí ổn định hoàn toàn.

3.8 Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng

Trong quá trình chăm sóc vết thương sau cắt mí, nếu có bất kỳ dấu hiệu của nhiễm trùng như: Đau, sưng, đỏ, chảy mủ… bạn nên đến gặp bác sĩ để được khắc phục kịp thời và đảm bảo kết quả thẩm mỹ như mong muốn.

Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng

Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng

Thông qua bài viết, chắc chắn bạn đã nắm được các thông tin cần thiết để phòng tránh tình trạng nhiễm trùng sau khi cắt mí mắt. Hãy tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ thẩm mỹ viện Thái Lan tại Việt Nam và thực hiện chăm sóc vết thương cẩn thận để sở hữu đôi mắt to tròn tự nhiên mà không lo biến chứng.

Có 0 bình luận bài Dấu hiệu cắt mí mắt bị nhiễm trùng – 8 Tip tránh nhiễm trùng mắt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí