Chuyển đổi giới tính ở Việt Nam đã được hợp pháp hóa chưa?
Chuyển đổi giới tinh ở Việt Nam được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khiếm khuyết hoặc không thể xác định cần có sự can thiệp của y tế. Điều này được quy định trong Bộ Luật Dân Sự năm 2015.
1. Quyền liên quan đến chuyển đổi giới tính tại Việt Nam
Chuyển đổi giới tính là thuật ngữ dùng để chỉ các biện pháp y khoa như tư vấn tâm lý, tư vấn sử dụng phác đồ nội tiết tố, phẫu thuật chuyển giới với mục đích xác định giới tính của một người. Cụm từ này rất phổ biến trong cộng đồng người chuyển giới (Transgender) những người có bản dạng giới và xu hướng tính dục khác với đặc điểm giới tính sinh học.
Theo Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định việc thay đổi giới tính với những người đã hoàn thiện về giới tính là vi phạm pháp luật và nhà nước ta cũng nghiêm cấm tuyệt đối. Tuy nhiên, theo Điều 37 Bộ Luật dân sự 2015 (đã sửa đổi), quy định cá nhân có quyền xác định giới tính trong trường hợp bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa hình thành mà cần can thiệp y khoa để xác nhận rõ ràng.
Đối với cá nhân đã thức hiện xác định giới tính thì cần có quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. Đây như là cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền nhân thân của người chuyển giới về hộ tịch, hôn nhân, nhận con nuôi,…Tuy nhiên thực tế vẫn chưa có văn bản nào quy định chi tiết về vấn đề trên.
Xem Thêm : Chuyển đổi giới tính ở Việt Nam và những điều cần nắm rõ
2. Chuyển đổi khác hoàn toàn với xác định giới tính
Trên thực tế việc chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau cả về đối tượng, phương thức thực hiện và kết quả. Cụ thể như sau:
2.1 Chuyển đổi giới tính
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện bởi những người đã xác định rõ ràng về mặt giới tính sinh học nhưng họ lại có cảm nhận về giới và xu hướng tính dục ngược lại. Ví dụ sinh ra là nam nhưng lại có cảm nhận mình là nữ, sinh ra là nữ nhưng lại nhận thấy mình là con trai.
Những người này thường có mong muốn được phẫu thuật để thoát khỏi bức bối giới hoặc muốn hoàn thiện vẻ bề ngoài giống với giới tính như mong muốn. Không bắt buộc phải phẫu thuật thì mới là người chuyển giới chỉ cần họ cảm nhận mình là ai thì sẽ là người đó. Việt Nam vẫn chưa công nhận quyền chuyển đổi giới tính, những cá nhân cố tình chuyển đổi giới tinh ở việt nam sẽ vi phạm pháp luật.
2.2 Xác định lại giới tính
Theo pháp luật, cá nhân có quyền xác định lại giới tính trong trường hợp giới tính bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa hình thành chính xác, cần can thiệp y học để xác định rõ giới tính. Điều này được quy định rõ tại Điều 36 Bộ Luật dân sự 2005.
Nói một cách đơn giản nếu bạn là người liên giới tính (những người có đặc điểm giới tính không phù hợp với định nghĩa điển hình về nam hoặc nữ) thì hoàn toàn có thể thực hiện phẫu thuật xác định giới tính.
Chính vì sự khác biệt này mà quyền xác định giới tính gây cản trở rất nhiều với người chuyển giới. Theo thống kê Việt Nam có khoảng nửa triệu người có nhu cầu chuyển đổi giới tính nhưng do việc này chưa được luật pháp chấp nhận nên họ thường phải ra ngoài để thực hiện.
3. Những lưu ý trong quyền chuyển đổi giới tính
Tinh đến nay, chưa có nhiều nước công nhận quyền chuyển đổi giới tính. Vì vậy quy định tại Điều 36 Bộ Luật dân sự 2015 được đánh giá cao về sự tiến bộ. Trên thực tế vẫn còn hạn chế những văn bản quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của người chuyển giới. Khi ban hành Luật chuyển đổi giới tính thì cần chú ý một số vấn đề sau:
3.1 Điều kiện thay đổi giới tính pháp lý
Đầu tiên để có thể ban hành quy định phù hợp thì cần xác định rõ các khái niệm. Người chuyển giới là người có cảm nhận về bản dạng giới khác với giới tính sinh ra và nó không phụ thuộc vào việc người đó đã trải qua hay chưa làm phẫu thuật.
Các chuyên gia cho rằng việc thay đổi giới tính không nên có quy định bắt buộc phải trải qua phẫu thuật, chỉ cần sự xác nhận đã trải qua quá trình tâm lý, sống với giới tính mong muốn và sử dụng nội tiết tố đủ thời gian quy định. Còn phẫu thuật chuyển đổi giới tính tùy thuộc vào mong muốn và tình trạng sức khỏe, kinh tế của từng cá nhân.
3.2 Thủ tục thay đổi họ tên và các giấy tờ tùy thân
Vì pháp luật Việt Nam chưa cho phép chuyển đổi giới tinh ở việt nam nên nhiều người chuyển giới phải sang nước ngoài như Thái Lan, Hàn Quốc,.. để thực hiện ước mơ của mình. Nhưng khi về nước họ gặp khó khăn trong việc thay đổi giấy tờ nhân thân.
Khảo sát đến 71,4% người chuyển giới sau phẫu thuật cho biết họ gặp rắc rối liên quan đến giờ tờ tùy thân do ngoại hình chưa khớp với thông tin trên ảnh. Trong cuộc sống hàng ngày, họ cũng gặp khó khăn với các giao dịch thông thường như sở hữu tài sản, hôn nhân, hợp đồng làm việc,…
Việc quy định rõ ràng, cụ thể trình tự, thủ tục để người chuyển giới có thể nhanh chóng thay đổi giấy tờ tùy thân như họ tên, giới tính,…sẽ giúp họ thuận lợi hơn rất nhiều trong cuộc sống.
Xem Thêm : Quyền lợi chuyển đổi giới tính hợp pháp – Thủ tục pháp lý
4. Cần những gì để được thừa nhận là người chuyển đổi giới tính
Hiện nay tại Việt Nam đang soạn thảo 3 phương án để công nhận một người là chuyển giới.
Giải pháp 1: Cá nhân đã trải qua quá trình kiểm tra tâm lý, được xác định có mong muốn chuyển giới và đã sử dụng nội tiết tố trong một thời gian quy định (02 năm trở lên) thì được công nhận là người chuyển giới.
Giải pháp 2: Cá nhân đã kiểm tra tâm lý được xác định có mong muốn chuyển giới, đã sử dụng nội tiết tố một thời gian (khoảng 01 năm) và có trải qua phẫu thuật một phần (thu gọn ngực hoặc bộ phận sinh dục) hoặc toàn bộ các phẫu thuật thì cũng được công nhận là người chuyển giới.
Giải pháp 3: Cá nhân không cần can thiệp y tế (sử dụng nội tiết tố, phẫu thuật) mà chỉ cần có Bảng xác nhận đã kiểm tra tâm lý và xác định có mong muốn chuyển giới, nộp đơn lên cơ quan thẩm quyền và ghi rõ nguyện vọng của bản thân thì sẽ được công nhận là người chuyển giới.
5. Pháp lý cho người chuyển đổi giới tính còn hạn chế
Tuy pháp luật Việt Nam đã có những quy định cởi mở hơn với người chuyển đổi giới tính thế nhưng đó chỉ là những điều luật cơ bản, chỉ đảm bảo được 1 số quyền nhân thân cho họ. Ngoài việc, người chuyển giới có quyền thay đổi hộ tịch và giấy tờ tùy thân, cần có những hành lang pháp lý cụ thể về quyền hôn nhân, nhận con nuôi, đời sống riêng tư, cá nhân với hình ảnh…
Xem Thêm : Chuyển đổi giới tính là gì? Các thắc mắc xung quanh chuyển giới
Việc chuyển đổi giới tính ở Việt Nam chưa được hợp pháp hóa nhưng quy định về xác định giới tính được nêu trong Bộ Luật dân sự 2015 cũng phần nào thể hiện được sự cải cách, tư tưởng cởi mở của luật pháp nước ta. Để quyền chuyển đổi giới tính được ban hành, thực thi cũng cần sự đóng góp rất nhiều của toàn xã hội giúp luật này có hiệu quả, thiết thực với người chuyển giới.
Thẩm mỹ Hồng Hà – chìa khóa đến vẻ đẹp mới! Đội ngũ chuyên gia tận tâm, kết quả đáng mơ ước. Đặt lịch hẹn và trải nghiệm sự thay đổi tích cực!
Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà chia sẻ bài viết này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo cho cộng đồng transgender nói chung và cho các transgirl nói riêng
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×