Logo

Việt Nam công nhận người chuyển giới hay chưa – Giải đáp ngay

Chuyển đổi giới tính là một vấn đề xã hội gắn liền với quyền nhân thân của con người. Trong một vài thập kỳ gần đây, quyền chuyển giới nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Việt Nam công nhận người chuyển giới hay không? và đâu là những quy định cho người chuyển giới? Những câu hỏi trên không quá khó để trả lời nhưng lại khiến nhiều người nhầm lẫn. Cùng tham khảo bài viết để hiểu rõ thêm tránh hiểu sai nhé.

1. Việt Nam công nhận người chuyển giới từ năm 2015

Trước đây, Điều 36 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định cho phép cá nhân có giới tính bị khuyết tật bẩm sinh hoặc định hình chưa chính xác xác định lại giới tính của mình. Điều 36 sau đó được cụ thể hoá trong Nghị định số 88/2008/NĐ-CP của Chính phủ theo đó thì việc chuyển đổi giới tính bị pháp luật nghiêm cấm.

Vấn đề này rất không phù hợp với tiêu chuẩn và xu thế chung của thế giới lúc bấy giờ. Hậu quả gây ra sự phân biệt đối xử, tình trạng giấy tờ nhân thân không trùng khớp với diện mạo mới gây nhiều khó khăn cho cả người chuyển giới lẫn sự quản lý cơ quan chức năng.

Nhờ sự phát triển của xã hội, nhận thức xã hội được nâng cao, mọi người đã có cái nhìn cởi mở hơn, tích hơn với cộng đồng người chuyển giới. Ngày 24/11/2015, Quốc hội đã thông qua bộ luật dân sự mới năm 2015, trong đó bao gồm quy định về chuyển đổi giới tính.

Điều 37 luật dân sự năm 2015 quy định: Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cùng với đó thì luật cũng cho phép các cá nhân đã chuyển đổi giới tính được đăng ký thay đổi hộ tịch. Tức là có quyền thay đổi giới tính trên giấy tờ để được đối xử công bằng hơn.

Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 11 tại châu Á công nhận người chuyển giới. Đánh dấu một bước ngoặt lớn với người chuyển giới tại Việt Nam.

Năm 2015 Quốc Hội công nhận người chuyển giới

Năm 2015 Quốc Hội công nhận người chuyển giới

Xem Thêm : Việt Nam công nhận người chuyển giới khi nào và có những quyền gì

2. Việt Nam đã chưa cho phép chuyển đổi giới tính hay chưa?

Theo Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI), hiện nay Việt Nam có khoảng 300.000 người chuyển giới, một con số tương đối lớn phản ánh nhu cầu chuyển đổi giới tính lớn. Pháp luật nước ta có những quy định về quyền chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính trong điều 36 và 37 của Bộ luật dân sự (sửa đổi, 2015).

Các cá nhân có quyền được xác định lại giới tính và việc xác định lại giới tính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Chưa có một quy định cụ thể nào về việc này, vì Luật chuyển đổi giới tính vẫn đang bị treo. Các dự thảo Luật chuyển đổi giới tính chưa trình Quốc hội để phê duyệt.

Pháp luật đã cho phép những người đã tiến hành chuyển đổi giới tính trước đó đăng ký lại giới tính của mình trên giấy tờ, mở ra cánh cửa cho phép việc chuyển đổi giới tính. Đây thực sự là một bước tiến rất quan trọng trong công tác xây dựng dự thảo luật chuyển đổi giới tính tại Việt Nam.

3. Người chuyển giới có được đăng ký kết hôn

Trước năm 2014, kết hôn đồng giới bị cấm ở Việt Nam. Hiện tại pháp luật nước ta không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới.

Một cặp đôi có cùng giới tính trên giấy tờ sẽ có thể đăng ký kết hôn nếu một người đã thay đổi giới tính trên giấy tờ tùy thân. Theo quy định mới nhất của nhà nước, điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được.

Luật hôn nhân và gia đình không cấm việc kết hôn mà chỉ không thừa nhận. Vì vậy, trên thực tế nếu có nhu cầu hai người đồng tính có thể chung sống với nhau, có thể tổ chức đám hỏi nhưng không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng.

Dù hiện nay pháp luật chưa thừa nhận và thực thi việc kết hôn đồng giới nhưng sự thay đổi nêu trên là mong đợi và niềm vui với nhiều người chuyển giới. Pháp luật nước ta đã có cái nhìn cởi mở và tích cực hơn với hôn nhân của người cùng giới. Đây là một tín hiệu vui với những người chuyển giới tại Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam không thừa nhận hôn nhân đồng giới

Pháp luật Việt Nam không thừa nhận hôn nhân đồng giới

4. Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam

Mặc dù không quy định cụ thể về quyền chuyển đổi giới tính, song nội dung Điều 37 luật dân sự 2015 đã gián tiếp thừa nhận quyền này.

Bộ luật này đã phản ánh tinh thần vì quyền con người của Hiến pháp năm 2013, đánh dấu một bước tiến mới trong vấn đề quyền con người ở nước ta theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và xu thế phổ biến trên thế giới.

Quy định mới là nền tảng để hiện thực hoá nhiều quyền con người khác của nhóm phẫu thuật thẩm mỹ Hồng Hà chuyển giới mà trước đây họ chưa có cơ hội được hưởng.

4.1 Quyền thay đổi họ tên và giới tính trên giấy tờ

Một số người chuyển giới tìm cách ra nước ngoài để phẫu thuật mà thường rất tốn kém chi phí. Tiềm ẩn nhiều rủi ro khi phẫu thuật chui trong nước. Đa số người chuyển giới qua các kênh trung gian như thế không đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 12 Nghị định 88/2008/NĐ-CP, vì vậy mặc dù đã phẫu thuật nhưng họ vẫn không thể thay đổi tên.

Với quy định mới vào năm 2015 thì những người đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính đều có thể thay đổi tên gọi, giới tính của mình trên giấy tờ tùy thân.

4.2 Quyền đăng ký kết hôn theo pháp luật

Nếu người chuyển giới chưa thay đổi giới tính trên giấy tờ, thì chưa được pháp luật nước ta thừa nhận là vợ chồng chính thức. Sau khi đã thay đổi giới tính trên giấy tờ, người chuyển giới hoàn toàn có thể kết hôn và được nhà nước chấp nhận là vợ chồng theo quy định pháp luật.

4.3 Quyền nhận nuôi con

Luật không có quy định cấm nhận nuôi con với người chuyển giới. Nếu đáp ứng đủ điều kiện pháp luật đưa ra như kinh tế, sức khỏe, đạo đức,… người chuyển giới hoàn toàn có thể nhận nuôi con.

Xem Thêm : 12 Người chuyển giới ở Việt nam: Đẹp, Thành Công, Nổi tiếng nhất

Nếu đáp ứng đủ các yêu cầu, người chuyển giới có thể nhận con nuôi

Nếu đáp ứng đủ các yêu cầu, người chuyển giới có thể nhận con nuôi

Việt Nam công nhận người chuyển giới là do có sự quan tâm của nhà nước cũng như của xã hội dành cho người chuyển giới trong những năm gần đây. Tuy mới chỉ là bước khởi đầu và cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục để người chuyển giới nói riêng và nhóm LGBT nói chung sớm hòa nhập với xã hội thông qua các chính sách pháp luật điều chỉnh riêng cho họ, để xã hội không còn kỳ thị họ và coi họ là một thành phần tự nhiên trong xã hội.

Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà chia sẻ bài viết này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo cho cộng đồng transgender nói chung và cho các transgirl nói riêng

Có 0 bình luận bài Việt Nam công nhận người chuyển giới hay chưa – Giải đáp ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí