Chuyển đổi giới tính ở Việt Nam và những điều cần nắm rõ
Hiện nay, chuyển đổi giới tính ở Việt Nam đang là một vấn đề được nghiên cứu một cách dè dặt, làm ảnh hưởng nhiều khá nhiều đến đời sống của người chuyển giới. Bởi luật pháp Việt Nam vẫn còn hạn chế và chưa có hành lang pháp lý cụ thể cho quy định này.
1. Quyền liên quan đến chuyển đổi giới tính ở Việt Nam
Chuyển đổi giới tính là một thuật ngữ dùng để chỉ các biện pháp y khoa như tư vấn tâm lý, điều trị nội tiết tố và phẫu thuật chuyển giới nhằm xác định lại giới tính của mình. Thuật ngữ này phổ biến với người chuyển giới khi mà họ sinh ra lại có cảm nhận về bản dạng giới và xu hướng tính dục khác với giới tính mình sinh ra.
Tại Việt Nam, theo Nghị định 88/2008/NĐ-CP trước đây việc thay đổi giới tính với những người đã hoàn thiện giới tính là vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm tuyệt đối.
Theo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) 2015, cá nhân có quyền xác định và chuyển đổi giới tính của mình trong trường hợp giới tính của bạn “bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa hình chính xác mà cần sự can thiệp của y khoa để xác định rõ ràng”. Hiểu đơn giản, nếu bạn là người liên giới (có đặc điểm giới tính không phù hợp với định nghĩa điển hình về nam hay nữ) thì có quyền phẫu thuật để xác định lại tính dục.
Tuy nhiên, với những người thực hiện chuyển đổi giới tính theo đúng quy định của pháp luật thì luật pháp Việt Nam vẫn có những điều khoản để hỗ trợ, giúp họ được sống là chính mình. Điều 37 trong Bộ luật Dân sự 2015 có quy định rõ ràng sau khi các cá nhân thay đổi chuyển đổi giới tính có quyền và nghĩa vụ “thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính…”
Xem Thêm : Quyền lợi chuyển đổi giới tính hợp pháp – Thủ tục pháp lý
2. Những điều kiện cần thiết để chuyển đổi giới tính
Hiện nay, Luật chuyển đổi giới tính tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và cần sửa đổi, bổ sung nhiều điều khoản chi tiết để đảm bảo quyền, nghĩa vụ của người chuyển giới. Tuy nhiên, để có thể thực hiện việc này cần phải đáp ứng một số những điều kiện sau đây:
2.1 Tâm lý
Bạn cần đảm bảo ổn định về mặt tâm lý, nhận thức rằng bạn có suy nghĩ và cảm nhận mình thuộc giới tính nào. Bởi hiện nay có nhiều trường hợp thực hiện chuyển đổi giới tính với nhiều mục đích không tốt, vi phạm pháp luật như bán dâm chẳng hạn. Ở nước ngoài, trước khi phẫu thuật chuyển giới bạn sẽ được bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý tư vấn và hỗ trợ trải nghiệm cuộc sống với giới tính mong muốn của bạn trong vòng tối thiểu là 6 tháng.
Thực tế, việc chuyển đổi giới tính chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó đáp ứng đúng với mong muốn và nguyện vọng của người muốn thay đổi giới tính, muốn được sống thật với cảm nhận của bản thân. Do vậy, tâm lý chính điều kiện bắt buộc đầu tiên bạn phải xác định rõ ràng khi thực hiện chuyển giới.
2.2 Tuổi tác
Trong Bộ luật Dân sự, Điều 37 không nhắc đến độ tuổi nào có thể thực hiện chuyển đổi giới tính mà chỉ dùng từ chung là “cá nhân”. Ở một số nước, độ tuổi để có thể thay đổi giới tính là từ 18 tuổi trở lên hoặc là những người trong độ tuổi thành niên. Còn ở Việt Nam, theo Điều 20 “người thành niên là người đủ 18 tuổi” hoặc “người thành niên có hành vi dân sự đầy đủ” được phép thực hiện phẫu thuật.
Khi đạt đến độ tuổi thành niên thì cơ thể mới phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tâm sinh lý, như thế việc chuyển đổi giới tính mới được coi là nhu cầu, mong muốn thật sự của một người (chứ không phải thông qua sự đồng ý của người giám hộ). Hơn nữa, chuyển đổi giới là một sự kiện pháp lý, liên quan đến quyền hộ tịch, nhân thân nên yêu cầu người chuyển giới phải nhận thức được hậu quả pháp lý của việc này.
2.3 Số lần chuyển đổi giới tính
Hiện nay chưa có một nghiên cứu hay quy định nào về việc giới hạn số lần chuyển giới. Tại Uruguay, luật pháp không cấm điều này và cho phép thay đổi giới tính sau 5 năm kể từ lần thay đổi hộ tịch đầu tiên.
Tuy nhiên, chuyển đổi giới tính là một quyết định vô cùng quan trọng mà một cá nhân cần phải cân nhắc rất nhiều vì điều này ảnh hưởng rất nhiều đến bản thân, công việc, cuộc sống. Việc chuyển đổi giới tính nhiều lần chưa đề cập trong luật pháp Việt Nam nhưng nó cũng không nhận được sự ủng hộ. Theo các chuyên gia thì việc thay đổi giới tính chỉ nên làm một lần và cần được quy định rõ ràng trong bộ luật.
Xem Thêm : Chuyển đổi giới tính là gì? Các thắc mắc xung quanh chuyển giới
3. Những quyền lợi sau khi chuyển đổi giới tính ở Việt Nam
Theo nghiên cứu, một bộ phận không nhỏ người chuyển giới gặp nhiều khó khăn sau khi thực hiện thay đổi giới tính vì hành lang pháp lý chưa được quy định rõ ràng. Việc bị đối xử kỳ thị, phân biệt trông cuộc sống gây trở ngại lớn cho họ. Tuy không thể đáp ứng hết được quyền lợi cho họ nhưng các quy định trong luật chuyển đổi giới tính của Việt Nam vẫn giúp họ đảm bảo những quyền lợi cơ bản của một công dân.
3.1 Thay đổi giấy tờ tùy thân
Theo quy định được sửa đổi trong Bộ luật Dân sự 2015 thì các cá nhân đã thực hiện chuyển đổi giới tính phải có “quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch”. Tức là, sau phẫu thuật người chuyển giới có thể làm các thủ tục thay đổi họ tên, CCCD đúng với tên gọi mình mong muốn.
Như vậy, với việc thay đổi tên gọi để phù hợp với giới tính của mình sẽ giúp người chuyển giới dễ dàng hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội, giúp họ có được các cơ hội mới trong cuộc sống.
3.2 Được bình đẳng với giới tính sau thay đổi
Với các quy định mới được ban hành trong Luật chuyển đổi giới tính hiện nay sẽ phần nào giúp người chuyển giới được sống một cách bình đẳng như những công dân khác. Bởi trước đó có rất nhiều người chuyển giới bị bạo hành, bị kỳ thị, phân biệt đối xử vì giới tính và thông tin nhân thân không giống nhau.
Vậy nên sau khi thay đổi giới tính, họ sẽ được luật pháp bảo vệ và có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ một cách bình thường.
3.3 Thay đổi độ tuổi nghỉ hưu
Cũng chưa có quy định nào cho rằng người chuyển giới sẽ được nghỉ hưu sớm so với các lao động khác. Theo thông tin mới nhất về quy định độ tuổi nghỉ hưu 2021 của nước ta thì nữ giới sẽ là 55 tuổi 4 tháng, nam giới là 60 tuổi 3 tháng. Nếu bạn là người chuyển giới nữ (chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ) thì bạn sẽ được nghỉ hưu ở độ tuổi 55 so với giới tính ban đầu là nam.
4. Người chuyển giới có được phép kết hôn hợp pháp tại Việt Nam không
Với quy định mới, “Cá nhân đã chuyển đổi giới tính […] có các quyền nhân thân phù hợp với việc chuyển đổi giới tính, nghĩa là người chuyển đổi sẽ có quyền, nghĩa vụ phù hợp với tính dục của mình, bao gồm cả việc kết hôn với người khác tính dục.
Bạn có thể kết hôn hợp pháp với người yêu của mình trong trường hợp bạn đã thay đổi giới tính trên giới tờ tùy thân và hai người có giới tính khác nhau. Tuy nhiên hiện tại người chuyển giới chưa thể thay đổi giới tính trên giấy tờ, họ và người yêu của họ sẽ được coi là hai người đồng tính nên pháp luật không cho phép kết hôn với nhau.
Xem Thêm : Chuyển đổi giới tính ở Việt Nam có được phép hay không?
Như vậy, quyền chuyển đổi giới tính ở Việt Nam quy định trong Bộ luật Dân sự vẫn chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng. Vì vậy cộng đồng LGBT vẫn luôn đấu tranh không ngừng nghỉ để vận động cho sự bình đẳng này. Mong rằng trong tương lai, Luật chuyển đổi giới tính sẽ chi tiết, có đầy đủ hành lang pháp lý để bảo vệ cộng đồng này.
Thẩm mỹ Hồng Hà – chìa khóa đến vẻ đẹp mới! Đội ngũ chuyên gia tận tâm, kết quả đáng mơ ước. Đặt lịch hẹn và trải nghiệm sự thay đổi tích cực!
Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà chia sẻ bài viết này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo cho cộng đồng transgender nói chung và cho các transgirl nói riêng
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×