Logo

Quyền lợi chuyển đổi giới tính hợp pháp – Thủ tục pháp lý

Phẫu thuật chuyển đổi giới tính hợp pháp sẽ nhận được rất nhiều quyền lợi không chỉ về nhân thân, hộ tịch mà còn… hướng dẫn làm thủ tục pháp lý sau chuyển đổi…

1. Quyền chuyển đổi giới tính theo pháp luật quy định

Cho tới thời điểm hiện tại, các nước thừa nhận và hợp pháp hóa phẫu thuật chuyển đổi giới tính cho những người có nhu cầu chuyển giới bao gồm: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Ý, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh Quốc, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông, Mỹ, Canada, Úc, Bồ Đào Nha, Thụy Điển,…

Thái Lan và Iran được biết đến là hai quốc gia nổi tiếng với việc thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới, thu hút sự quan tâm của người chuyển đổi giới trên toàn thế giới. Với những trường hợp thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính tại Iran sẽ được chính phủ hỗ trợ chi trả 50% chi phí. Bên cạnh đó cũng đã có một số nước ban hành chính sách giúp những người chuyển đổi giới tính có thể dễ dàng hòa nhập xã hội hơn.

Còn đối với Việt Nam, trước đây pháp luật không công nhận chuyển đổi giới tính nhưng theo Bộ luật Dân sự 2015 bản sửa đổi, quyền chuyển đổi giới tính của mỗi cá nhân đã được thừa nhận bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2017 theo đúng quy định. Vì vậy, cá nhân đã thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính có quyền và nghĩa vụ thay đổi hộ tịch, nhân thân phù hợp.

Những quyền lợi mà cộng động người chuyển giới đáng được hưởng

Những quyền lợi mà cộng động người chuyển giới đáng được hưởng

2. Quyền lợi nhận được khi chuyển đổi giới tính hợp pháp

2.1 Thay đổi thông tin trên giấy tờ tùy thân

Theo Bộ luật Dân sự 2015 (Điểm e Khoản 1 Điều 28, Điều 37), nhà nước chấp thuận cho cá nhân được phép chuyển đổi giới tính theo đúng quy định pháp luật. Do vậy, cá nhân đã thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính có quyền và nghĩa vụ được đăng ký thay đổi hộ tịch, nhân thân theo quy định.

Cho tới thời điểm hiện tại, không có quá nhiều quốc gia hợp pháp hóa chuyển đổi giới tính nên quy định của Bộ luật Dân sự 2015 nêu trên được đánh giá cao như một sự tiến bộ lớn tạo ra bước đệm cho quyền chuyển đổi giới tính trong tương lai.

Theo Luật Hộ tịch 2014 (Điểm c Khoản 2 Điều 3), nhà nước chấp thuận cho cá nhân xác định lại giới tính trong Sổ Hộ tịch theo quy định của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, Luật Căn cước Công dân 2014 (Điểm d Khoản 1 Điều 23) cũng cho phép cá nhân xác định lại giới tính được đổi thông tin, cấp lại thẻ Căn cước Công dân với thông tin mới.

Cơ quan có thẩm quyền thay đổi Hộ tịch cho người đã chuyển đổi giới tính Việt Nam:

– Ủy ban Nhân dân cấp Huyện, nơi định cư của người chuyển đổi giới tính Việt Nam ở nước ngoài đã có đăng ký hộ tịch trước đây.

– Ủy ban Nhân dân cấp Huyện, nơi công dân từ 14 tuổi đã chuyển đổi giới tính đăng ký nơi cư trú hoặc hộ tịch trước đây.

Cơ quan có thẩm quyền xác định lại dân tộc, quốc gia cho công dân chuyển đổi giới tính Việt Nam cư trú ở nước ngoài:

– Ủy ban Nhân dân cấp Huyện, nơi công dân chuyển đổi giới tính cư trú trước khi xuất cảnh.

Trường hợp người đã chuyển đổi giới tính làm thất lạc giấy tờ hộ tịch bản chính:

– Vẫn có quyền được tiếp nhận và giải quyết bởi cơ quan đăng ký hộ tịch.

Xem Thêm : Chuyển đổi giới tính là gì? Các thắc mắc xung quanh chuyển giới

2.2 Quyền nhân thân với giới tính sau chuyển đổi

Bộ luật Dân sự 2015 – Điều 37 không chỉ ghi nhận quyền được chuyển đổi giới tính của mỗi cá nhân mà còn cho phép cá nhân đã thực hiện chuyển đổi giới tính có quyền nhân thân phù hợp với giới tính của mình sau chuyển đổi (bao gồm cả quyền kết hôn và nhận con nuôi,…).

Theo Tổ chức WHO, người chuyển đổi giới tính có quyền được thông tin, sống tiện nghi, tự bảo vệ bản thân khỏi HIV và các bệnh truyền nhiễm khác qua đường tình dục. Họ cũng có quyền tiếp cận các biện pháp phòng tránh phù hợp và hiệu quả, được chăm sóc và hỗ trợ tại mức độ cao nhất mà không gặp phân biệt hay kỳ thị nào.

2.3 Quan hệ vợ chồng (đã có trước khi chuyển đổi giới tính)

Bộ luật Dân sự 2015 đã thừa nhận chuyển đổi giới tính và đây cũng là một vấn đề khá khó khăn cho những người chuyển đổi giới tính đã kết hôn trước khi thực hiện chuyển đổi.Ví dụ, người chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ có giới tính nam khi sinh ra. Họ có thể kết hôn với một người phụ nữ hợp pháp, nhưng sau đó quyết định chuyển đổi giới tính để trở thành người phụ nữ.

Khi ấy mối quan hệ này sẽ trở thành quan hệ giữa hai người nữ, điều này là trái với pháp luật của Việt Nam bởi theo Luật Hôn nhân & Gia đình 2014, nước ta hiện vẫn chưa cho phép Kết hôn đồng giới.

Vì vậy, trước khi thực hiện chuyển đổi giới tính, người thực hiện chuyển đổi bắt buộc phải ly hôn với bạn đời của mình.

2.4 Quyền có con và nuôi con của người chuyển đổi giới tính

Nhận con nuôi

Cách này được cho là cách đơn giản và ít cần tác động tới các thủ thuật khoa học nhất. Các bạn có thể ghé những trung tâm, trại trẻ mồ côi để nhận nuôi những đứa trẻ đang cần sự chăm sóc từ bố mẹ. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam vẫn chưa chấp nhận Hôn nhân đồng giới nên những cặp đôi cùng giới không thể nhận con nuôi chung mà chỉ có thể nhận con trên tên của một người.

Sinh nở tự nhiên

Các cặp đôi đồng tính hoặc chuyển đổi giới tính không có khả năng mang thai có thể tìm người mang thai hộ bằng các biện pháp nhân tạo hoặc tự mang thai bằng phương pháp tự nhiên. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc mang thai hộ vẫn còn nhiều rào cản nên nếu cần, các bạn hãy nhờ đến sự tư vấn từ pháp luật.

Một số quyền lợi khác người chuyển giới được hưởng tại Việt Nam

Một số quyền lợi khác người chuyển giới được hưởng tại Việt Nam

Xem Thêm : Chuyển đổi giới tính ở Việt Nam có được phép hay không?

3. Thủ tục pháp lý sau khi chuyển đổi giới tính

3.1 Nhân thân

Sau khi chuyển đổi giới tính, người được phép thay đổi tên họ để phù hợp với giới tính mới của mình, theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 28 của Bộ luật Dân sự năm 2015

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai (Theo mẫu).

+ Các loại giấy tờ liên quan như: CMND hoặc CCCD, Sổ hộ khẩu, Chứng nhận kết hôn của bố mẹ, Giấy khai sinh bản chính của người chuyển đổi giới tính.

– Bước 2: Nộp Hồ sơ tại Uỷ ban Nhân dân:

+ Người chuyển đổi giới tính có nhu cầu thay đổi họ tên cần nộp lại giấy khai sinh bản chính, tờ khai cải chính hộ tịch và các giấy tờ liên quan khác theo mẫu đã quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

+ Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra và xem xét tính hợp lệ của các giấy tờ đã nộp trên.

– Bước 3: Nhận kết quả:

+ Sau 3 ngày kiểm tra và xem xét giấy tờ, nếu thấy sự phù hợp trong việc thay đổi và cải chính hộ tịch với pháp luật, công chức tư pháp – hộ tịch sẽ tiến hành ghi vào sổ hộ tịch, cùng người chuyển đổi giới tính có yêu cầu cải chính, thay đổi hộ tịch ký xác nhận và báo cáo lại với Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp trích lục.

+ Trường hợp liên quan đến giấy khai sinh và giấy chứng nhận kết hôn: Công chức tư pháp – hộ tịch cần ghi lại nội dung thay đổi và cải chính hộ tịch vào giấy khai sinh cho người chuyển đổi giới tính có nhu cầu.

+ Trường hợp cần xác minh lại thông tin: Thời hạn nhận kết quả sẽ kéo dài thêm nhiều nhất là 3 ngày làm việc.

+ Trường hợp đăng ký thay đổi và cải chính hộ tịch tại nơi khác (không phải nơi đã từng đăng ký hộ tịch): Ủy ban Nhân dân có nghĩa vụ giúp người chuyển đổi giới tính có nhu cầu thông báo lại với Ủy ban Nhân dân trước để có thể ghi lại vào sổ hộ tịch.

+ Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước là Cơ quan đại diện: Ủy ban Nhân dân có nghĩa vụ thông báo đến Bộ ngoại giao bằng văn bản kèm bản sao trích lục hộ tịch để chuyển đến Cơ quan đại diện, giúp người chuyển đổi giới tính có nhu cầu ghi vào sổ hộ tịch.

3.2 Hộ tịch

Người phẫu thuật thẩm mỹ Hồng Hà có nhu cầu thay đổi và cải chính hộ tịch cần nộp tờ khai theo đúng mẫu quy định cùng giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch, bao gồm:

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai (Theo mẫu).

+ Các loại giấy tờ liên quan như: CMND hoặc CCCD, Sổ hộ khẩu, Chứng nhận kết hôn của bố mẹ, Giấy khai sinh bản chính của người chuyển đổi giới tính.

– Bước 2: Nộp lại hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

– Bước 3: Thụ lý hồ sơ cải chính hộ tịch (Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền).

+ Công chức tư pháp – hộ tịch có nghĩa vụ ghi vào sổ hộ tịch cùng người chuyển giới có nhu cầu đăng ký thay đổi và cải chính hộ tịch ký xác định, sau đó báo cáo lại với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện cấp trích lục cho họ nếu thấy việc thay đổi và cải chính có cơ sở, phù hợp theo quy định của pháp luật (thời gian kiểm tra và xác nhận là 3 ngày).

+ Trường hợp liên quan đến giấy khai sinh và giấy chứng nhận kết hôn: Công chức tư pháp – hộ tịch cần ghi lại nội dung thay đổi và cải chính hộ tịch vào giấy khai sinh cho người chuyển đổi giới tính có nhu cầu.

+ Trường hợp cần xác minh lại thông tin: Thời hạn nhận kết quả sẽ kéo dài thêm nhiều nhất là 3 ngày làm việc.

Những thủ tục pháp lý giúp cộng đồng người chuyển giới

Những thủ tục pháp lý giúp cộng đồng người chuyển giới

Xem Thêm : Chuyển đổi giới tính ở Việt Nam đã được hợp pháp hóa chưa?

Để quyền lợi chuyển đổi giới tính của mỗi cá nhân có thể đi vào thực tiễn, pháp luật Việt Nam cần xây dựng và ban hành trên quy định cụ thể đòi hỏi thủ tục, trình tự và điều kiện chi tiết, rõ ràng. Vì vậy, để quyền này có thể đi vào vận hành cần rất nhiều khó khăn và nỗ lực. Hãy không ngừng vận động, đấu tranh để có thể sớm nhận được những quyền lợi mà đáng lẽ chúng ta nên nhận được.

Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà chia sẻ bài viết này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo cho cộng đồng transgender nói chung và cho các transgirl nói riêng

Có 0 bình luận bài Quyền lợi chuyển đổi giới tính hợp pháp – Thủ tục pháp lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí