Nâng mũi cấu trúc kín: Ưu nhược điểm – 4 lưu ý sau khi nâng mũi
Nâng mũi cấu trúc kín là phương pháp thẩm mỹ nâng mũi được bác sĩ thực hiện bóc tách khoang mũi qua đường miệng hoặc rạch ở niêm mạc một bên hoặc hai bên mũi. Sau khi thực hiện nâng mũi cấu trúc mổ kín, khách hàng sẽ sở hữu dáng mũi cao, thon gọn và đẹp tự nhiên mà không cần lo lắng về vấn đề sẹo thẩm mỹ.
1. Nâng mũi cấu trúc kín là gì
Nâng mũi cấu trúc kín là phương pháp nâng mũi tái cấu trúc lại toàn bộ vùng mũi. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ nắn chỉnh trụ, nâng cao sống, bọc đầu, chỉnh cánh mũi…
Thông thường, nâng mũi cấu trúc mổ kín được dùng trong trường hợp nâng mũi sụn nhân tạo. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch qua đường miệng hoặc rạch ở niêm mạc một bên hoặc hai bên mũi thay vì đường mổ cắt qua trụ mũi. Sau khi cắt rạch vùng mũi, bác sĩ tiến hành tạo khoang và đặt chất liệu sụn nhân tạo vào trong giúp sống mũi của khách hàng sẽ trở nên cao, thon gọn và tự nhiên hơn.
Hiện tại, nâng mũi cấu trúc mổ kín có 2 kỹ thuật thực hiện chính là: Rạch qua đường niêm mạc mũi và đường miệng, cụ thể như sau:
– Kỹ thuật rạch qua đường niêm mạc mũi
Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường qua niêm mạc ở một hoặc hai bên lỗ mũi nhưng không rạch qua đường trụ mũi. Đường rạch khoảng 1cm, bác sĩ sẽ bóc tách tạo khoang và đưa chất liệu sụn vào.
Kỹ thuật rạch qua đường niêm mạc mũi được áp dụng cho những trường hợp chỉnh hình sống mũi đơn giản và không cần nâng cao đầu mũi. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ gây tê để loại bỏ cảm giác đau đớn cho khách hàng. Về bản chất, kỹ thuật bóc tách đường niêm mạc mũi sẽ không can thiệp quá nhiều tới cấu trúc mũi.
– Kỹ thuật rạch qua đường miệng
Bác sĩ sẽ thực hiện đường mổ trong khoang miệng để đưa chất liệu sụn vào mũi giúp nâng cao sống mũi và đầu mũi. Thông thường, kỹ thuật nâng mũi qua đường miệng được áp dụng trong những trường hợp đã từng nâng mũi trước đó và có sẹo bị co thắt ở vùng mũi. Khi thực hiện rạch qua đường miệng, bác sĩ sẽ không tác động vào vết mổ cũ, tránh tình trạng sẹo bị co rút nặng hơn. Đặc biệt, khi nâng mũi qua đường miệng, bạn sẽ không nhìn thấy sẹo thẩm mỹ từ bên ngoài. Tuy nhiên, kỹ thuật nâng mũi thông qua đường miệng không hề đơn giản và yêu cầu cao về chuyên môn của bác sĩ.
Do đó, để lựa chọn kỹ thuật nâng mũi cấu trúc kín phù hợp và an toàn, bạn cần được thăm khám và tư vấn trực tiếp từ bác sĩ thẩm mỹ có chuyên môn giỏi.
2. Những ai phù hợp nâng mũi cấu trúc kín
Những khách hàng phù hợp để thực hiện nâng mũi cấu trúc mổ kín là:
– Khách hàng muốn nâng mũi bằng sụn nhân tạo.
– Khách hàng muốn thực hiện nâng mũi không lộ sẹo.
– Người không muốn thực hiện nâng mũi qua đường trụ mũi.
– Người có trụ mũi ngắn (tỉ lệ vàng trụ bằng 2/3 chiều cao từ chân đến đỉnh).
3. Ưu điểm và nhược điểm của nâng mũi cấu trúc kín
3.1 Ưu điểm của nâng mũi cấu trúc kín
Nâng mũi cấu trúc mổ kín không chỉ giúp khách hàng sở hữu dáng mũi mềm mại, tự nhiên mà còn có những ưu điểm như sau:
– Quá trình nâng mũi cấu trúc mổ kín được thực hiện nhanh chóng khoảng 15 – 20 phút.
– Đường mổ nhỏ, hạn chế xâm lấn hơn so với mổ hở. Ít chảy máu hơn, giảm bớt đau đớn, sau phẫu thuật hạn chế sưng nề bầm tím.
– Thời gian vết thương hồi phục nhanh chóng, sẹo được giấu bên trong mũi.
– Không làm tổn thương trụ mũi, hạn chế biến chứng, tránh hoại tử da trụ mũi, không làm lộ sụn nhân tạo.
– Bổ sung da đầu mũi với các trường hợp thiếu da đầu mũi bẩm sinh.
– Có khả năng kéo dài chân mũi ngắn bẩm sinh hoặc do chấn thương.
– Phương pháp nâng mũi cấu trúc mổ kín phù hợp với nhiều tình trạng, khắc phục hiệu quả khuyết điểm như: Thấp, tẹt, không có sống, đầu thô…
– Nâng mũi mổ kín được áp dụng trong trường hợp độn sụn nhân tạo để giúp dáng mũi cao và thanh tú hơn.
– Làm rộng lỗ mũi hẹp do chấn thương hoặc từng thẩm mỹ hỏng.
3.2 Nhược điểm của nâng mũi cấu trúc kín
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, phương pháp nâng mũi mổ kín vẫn có những nhược điểm như:
– Kỹ thuật khó thực hiện do đường rạch có kích thước nhỏ, đòi hỏi cơ sở thẩm mỹ phải trang bị đầy đủ dụng cụ y tế và đội ngũ bác sĩ tay nghề giỏi.
– Lỗ mũi có thể cao hơn bình thường.
– Quá trình thực hiện nâng mũi mổ kín có thể làm thay đổi trụ lỗ mũi. Bác sĩ cần điều chỉnh trụ lỗ mũi sao cho hai bên lỗ mũi cân đối, tránh lệch trụ.
3. Nên nâng mũi mổ kín hay mổ hở
Bất kể phương pháp nâng mũi nào cũng có những ưu điểm và mặt hạn chế riêng. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng nên lựa chọn phương pháp nào tốt và hiệu quả nhất. Điều quan trọng là khách hàng cần tìm được địa chỉ thẩm mỹ uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn và đạt kết quả thẩm mỹ tối ưu.
Nâng mũi mổ kín | Nâng mũi mổ hở | |
Kỹ thuật thực hiện | – Tùy vào từng tình trạng mũi của khách hàng, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật nâng mũi thông qua đường rạch ở niêm mạc mũi hoặc đường miệng. | – Bác sĩ tiến hành rạch một đường ngang qua trụ mũi. Đường rạch khoảng 2cm kéo dài qua hai bên và đi vào trong lỗ mũi. Sau đó, bác sĩ thực hiện tạo hình đầu mũi, chỉnh sửa dáng mũi, giúp khách hàng sở hữu chiếc mũi cao, thon gọn hơn. |
Ưu điểm | – Nâng mũi cấu trúc mổ kín giúp che giấu vết thương tốt. – Phù hợp với khách hàng có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ và những người có cơ địa xấu, dễ để lại sẹo. – Thích hợp cho những ca nâng mũi sử dụng chất liệu sụn nhân tạo. | – Nâng mũi cấu trúc mổ hở giúp bác sĩ dễ dàng bóc tách khoang mũi và thực hiện các thao tác chỉnh sửa, tái tạo cấu trúc mũi dễ dàng hơn. – Phù hợp với những ca nâng mũi cấu trúc khó hoặc quá trình nâng mũi sử dụng sụn tự thân hoàn toàn. |
Nhược điểm | Đòi hỏi bác sĩ tay nghề cao, có kinh nghiệm dày dặn và thực hiện thành thạo kỹ thuật nâng mũi mổ kín. | – Vết thương cần nhiều thời gian để lành lặn hơn. – Yêu cầu tay nghề bác sĩ giỏi để hạn chế tối đa rủi ro trong và sau khi nâng mũi. |
Thời gian thực hiện | Khoảng 15 – 20 phút | Khoảng 30 – 60 phút |
Thời gian phục hồi | Khoảng 3 – 5 ngày vết thương liền miệng. Sau 3 – 4 tuần, dáng mũi ổn định và đẹp tự nhiên. | Khoảng 5 – 7 ngày vết thương liền miệng. Sau 3 – 4 tuần, dáng mũi vào form, mềm mại và tự nhiên. |
4. Một số lưu ý sau khi nâng mũi cấu trúc kín
Sau khi nâng mũi cấu trúc mổ kín, để dáng mũi vào form đẹp tự nhiên và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm, khách hàng cần chú ý: Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ, tránh tác động lên mũi, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, tái khám định kỳ với bác sĩ.
4.1 Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ
Tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ sau khi nâng mũi sẽ giúp khách hàng nhanh chóng sở hữu dáng mũi đẹp tự nhiên. Bạn nên chú ý:
– Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, thuốc chống sẹo… theo chỉ định của bác sĩ.
– Thay băng trong vòng 24h sau thẩm mỹ nâng mũi.
– Trong 1 – 2 ngày đầu, khách hàng cần được nghỉ ngơi hoàn toàn.
– Tích cực chườm đá trong vòng 2 – 3 ngày đầu sau nâng mũi để giúp giảm đau và sưng tấy. Bạn nên bọc ra đá bằng khăn sạch để tránh nước đá rơi vào vết thương và ngăn chặn tình trạng bỏng rát da.
– Từ ngày thứ 4 trở đi thì chườm ấm để giảm sưng và thâm tím.
– Súc miệng 2 tiếng/lần với dung dịch pha sẵn (Betadine, Eludril…).
– Chú ý lịch cắt chỉ trong 7 – 10 ngày sau nâng mũi.
– Không tự động tháo thanh nẹp và phần băng trên vùng mũi khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
– Có thể gội đầu và tắm sau khi nâng mũi nhưng không được để nước tiếp xúc với vết thương, tránh gây viêm nhiễm, mưng mủ.
– Không trang điểm vùng mũi cho đến khi cắt chỉ.
4.2 Tránh tác động lên mũi
Sau khi nâng mũi, để tránh tình trạng viêm nhiễm hoặc không đảm bảo kết quả thẩm mỹ như mong muốn, bạn cần tránh những tác động lên vùng mũi, cụ thể như:
– Không đưa tay sờ nắn mũi, không gãi mũi vì dễ làm lệch, vẹo dáng mũi.
– Không đeo kính khi mũi chưa ổn định hoàn toàn.
– Tránh các bài tập thể dục thể thao cường độ mạnh như: Tập gym, nhảy dây, đá bóng, bơi lội…
4.3 Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày rất quan trọng trong quá trình phục hồi vết thương sau nâng mũi, cụ thể:
– Nên bổ sung các thực phẩm giàu protein như: Thịt lợn nạc, đậu phụ, sữa, phô mai, các loại hạt…
– Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C như: Cà chua, đu đủ, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cam, bưởi, kiwi…
– Uống nhiều nước (2 – 2,5 lít nước/ngày) để thúc đẩy quá trình tái tạo da và giúp vết thương nhanh lành.
– Sau khi nâng mũi, khách hàng cần kiêng các thực phẩm dễ gây sẹo, mưng mủ, ngứa ngáy như: Rau muống, thịt bò, thịt gà, hải sản, gạo nếp.
– Đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi tuyệt đối sau khi nâng mũi và tránh mọi tác động lên vùng mũi.
– Khi ngủ, không nằm sấp hoặc nằm nghiêng, nên nằm ngửa để tránh gây chèn ép lên vùng mũi hoặc khiến mũi lệch vẹo.
4.4 Tái khám định kỳ với bác sĩ để đảm bảo kết quả
Sau khi nâng mũi khoảng 5 – 7 ngày, bạn nên tái khám với bác sĩ để được kiểm tra tốc độ phục hồi của vết thương. Sau đó, bạn cần đảm bảo tái khám định kỳ theo tần suất 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc tùy theo yêu cầu của bác sĩ.
Quá trình tái khám sau nâng mũi sẽ giúp bác sĩ nắm được quá trình phục hồi của vết thương và xử lý kịp thời ngay khi có biến chứng xảy ra.
Nâng mũi cấu trúc kín có nhiều ưu điểm vượt trội và cũng tồn tại một số mặt hạn chế. Để chọn được phương pháp và kỹ thuật nâng mũi Thái Lan phù hợp, bạn nên lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín để thực hiện.
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×