Nhấn mí sau này có bị sụp mí không? – Giải đáp từ chuyên gia
Hỏi: Chào bác sĩ, mình là Minh Anh, 30 tuổi ở Hà Nội. Mình muốn cải thiện khuyết điểm mắt một mí nên có ý định đi nhấn mí mắt nhưng phân vân không biết nhấn mí sau này có bị sụp mí không? Nhờ bác sĩ giải đáp giúp mình ạ. Mình xin cảm ơn.
Đáp: Chào bạn Minh Anh, phương pháp nhấn mí mắt vẫn có thể gây ra tình trạng sụp mí mắt về sau. Trong quá trình thực hiện nhấn mí, bác sĩ chỉ tác động bên ngoài vùng da mí mắt để tạo nếp mí mới và không tác động tới cơ nâng mi, không cắt rạch da nên bạn vẫn có thể bị sụp mí về sau.
1.Nhấn mí sau này có bị sụp mí không
Nhấn mí mắt xong sau này vẫn có thể bị sụp mí. Bởi phương pháp nhấn mí mắt không cắt rạch da, không loại bỏ mỡ thừa và không tác động sâu tới cơ nâng mi nên bạn vẫn có thể bị sụp mí sau một thời gian nhấn mí mắt. Bên cạnh đó, tác động của quá trình lão hóa cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị sụp mí mắt dù đã thực hiện nhấn mí.
Để khắc phục tình trạng sụp mí hiệu quả, bạn có thể lựa chọn phương pháp cắt mí mắt để đạt kết quả thẩm mỹ tối ưu hơn. Trong quá trình cắt mí, bác sĩ sẽ can thiệp vào cơ nâng mi kết hợp kỹ thuật xử lý da chùng, nếp nhăn và tạo hình nếp mí mới giúp cải thiện tình trạng sụp mí mắt.
2.Các mức độ sụp mí mắt
Sụp mí (Blepharoptosis/ptosis/drooping eye) xảy ra khi cơ nâng mi bị yếu đi và kèm theo những tình trạng như: Da thừa, chùng nhão, chảy xệ… Sụp mí mắt có thể xảy ra ở một bên hoặc hai bên mắt và được chia thành 4 mức độ từ nhẹ đến nặng dựa trên khoảng cách giữa đồng tử với bờ dưới mi trên, cụ thể như sau:
– Mức độ 1: Sụp mí mắt nhẹ: Là tình trạng bờ mi bị sụp xuống, che hơn ⅕ đường kính giác mạc. Ở mức độ sụp mí mức 1 chủ yếu ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, không ảnh hưởng đến thị lực.
– Mức độ 2: ụp mí mắt trung bình: Là tình trạng mi sụp xuống nhiều làm che đi một phần đồng tử và có ảnh hưởng đến thị lực.
– Mức độ 3: Sụp mí mắt nặng: Bờ mi vượt quá giữa đồng tử, khiến mắt trông bé lại, khuôn mặt già nua, mệt mỏi và làm ảnh hưởng đến thị giác.
– Mức độ 4: Sụp mí nghiêm trọng: Khi bờ mi che toàn bộ đồng tử, gây cản trở tầm nhìn.
Để xác định mức độ sụp mí và lựa chọn phương pháp phù hợp, bạn cần được thăm khám trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ mắt.
3.Nguyên nhân gây sụp mí mắt
Sụp mí mắt là tình trạng mí mắt trên bị sụp hoặc rủ xuống khiến khuôn mặt trở nên già nua, thiếu sức sống. Có rất nhiều nguyên nhân sụp mí mắt như: Bẩm sinh, quá trình lão hóa, tổn thương thần kinh gây liệt cơ mi, do thẩm mỹ hỏng, các bệnh liên quan đến mắt…
3.1 Bẩm sinh
Theo thống kê, sụp mí mắt bẩm sinh xuất hiện ngay sau khi sinh chiếm khoảng 55 – 75%. Tình trạng sụp mí bẩm sinh có thể xuất hiện một hoặc ở cả hai mi mắt làm cản trở tầm nhìn và gây ra tình trạng nhược thị. Nếu không được điều trị kịp thời chứng sụp mi, trẻ em có thể bị nhược thị do tầm nhìn bị che lấp, mắt lác, làm giảm thị lực, ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Một số trẻ sau khi sinh ra bị sụp mí mắt dẫn đến chậm phát triển thị lực và các vấn đề khác như:
– Chuyển động mắt bất thường
– Khối u trên mí mắt
– Mắt lười (nhược thị)
– Rối loạn thần kinh
– Cận thị, viễn thị, loạn thị.
3.2 Quá trình lão hóa làm sụp mí
Khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, da mí mắt sẽ kém đàn hồi và giãn ra, dẫn đến tình trạng sụp mí. Khi bạn càng nhiều tuổi, quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng khiến vùng da mắt bị nhăn nheo, chảy xệ và xuất hiện nếp nhăn, vết chân chim ở đuôi mắt, làm ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp của đôi mắt.
Ngoài ra, việc từng thẩm mỹ mắt trước đây hoặc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa tự nhiên khiến vùng da quanh mắt bị chảy xệ, chùng nhão và kém đàn hồi.
3.3 Sụp mí do tổn thương thần kinh gây liệt cơ mi
Sụp mí cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý về thần kinh gây liệt cơ mi khiến mí bị sụp xuống, da chảy xệ như: Liệt dây thần kinh sọ số III (một phần hoặc hoàn toàn), liệt nâng kép (Double elevator palsy), hội chứng hạn chế nâng một (Monocular elevation deficiency)…
3.4 Sụp mí mắt do thẩm mỹ hỏng
Nguyên nhân gây sụp mí mắt cũng có thể là do những kỹ thuật thẩm mỹ và công nghệ cũ khiến quá trình bóc tách mí mắt, lấy mỡ và da thừa quá sâu hoặc thực hiện không đúng vị trí, làm tổn thương cơ nâng mí gây tình trạng sụp mí, trũng mí, nếp mí to và lộ, hai mắt lờ đờ thiếu sức sống.
3.5 Bệnh liên quan đến mắt
Các bệnh liên quan đến mắt như: Horner (rối loạn thần kinh), đỉnh hốc mắt, xoang hang, mắt khe dơi… khiến mắt bị sụp mí, các dây thần kinh bị tổn thương, cơ mi giãn ra, kém đàn hồi và săn chắc.
3.6 Các nguyên nhân khác
Sụp mí mắt còn do các nguyên nhân khác như:
– Do chấn thương làm ảnh hưởng đến cân cơ vùng mắt gây sụp mí tạm thời hoặc vĩnh viễn. – Sử dụng quá nhiều mỹ phẩm và không dùng đúng cách khiến phần da mắt mềm dẻo, gây tình trạng sụp mí.
– Do khối u, nang hoặc sưng phù ở mắt, tổn thương thần kinh ở cơ mắt, các bệnh về hệ thần kinh, tiêm Botox kém chất lượng…
4. Sụp mí mắt phải làm sao
Sụp mí mắt làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ và gây cản trở tầm nhìn, bạn cần đến địa chỉ thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý: Cho mắt nghỉ ngơi, dùng thuốc nhỏ mắt, thực hiện các bài tập massage mắt, thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày hoặc khắc phục sụp mí bằng phương pháp phẫu thuật.
4.1 Cho mắt nghỉ ngơi
Bạn cần tránh làm việc với cường độ cao hoặc sử dụng các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, tivi) liên tục khiến mắt bị mỏi và gây tình trạng sụp mí tạm thời. Bạn hãy để cho mắt được nghỉ ngơi bằng cách nhắm mắt lại và thư giãn trong khoảng 10 – 15 phút.
4.2 Dùng thuốc nhỏ mắt
Nếu bị sụp mí kết hợp với sưng đau, viêm, mỏi, ngứa mắt..bạn nên sử dụng thuốc nhỏ mắt để giúp đôi mắt khỏe mạnh hơn và hỗ trợ cải thiện sụp mí.
Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thuốc nhỏ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ, dùng đúng liều lượng, tránh lạm dụng vì dễ gây kích ứng hoặc ảnh hưởng đến giác mạc.
4.3 Các bài tập cho mắt giúp cải thiện tình trạng sụp mí
Các bài tập cho mắt sẽ giúp cải thiện tình trạng sụp mí mức độ nhẹ. Bạn có thể lựa chọn thực hiện bài tập như sau:
– Bài tập cơ mặt
Bạn nên thực hiện nhắm mắt và rướn lông mày lên hết cỡ rồi hạ chân mày xuống một cách từ từ.
Chú ý, bạn nên thả lỏng cơ mặt khi thực hiện, mỗi ngày nên tập khoảng 10 – 15 phút.
– Bài tập cho cơ mắt
Để tác động hiệu quả đến cơ mắt, bạn thực hiện rướn lông mày và nhắm lại rồi hạ chân mày từ từ như bài tập cho cơ mặt, kết hợp nháy 7 lần và nhắm chặt khoảng 5 giây. Mỗi ngày thực hiện khoảng 10 lần để cải thiện tình trạng sụp mí và giúp cơ mắt luôn khỏe mạnh.
– Bài tập huyệt thái dương
Bài tập tác động vào huyệt thái dương để cải thiện tình trạng sụp mí mắt được thực hiện như sau: Dùng các ngón tay để massage trán và kéo sang hai bên huyệt thái dương rồi di chuyển xuống gò má.
Bài tập huyệt thái dương giúp lưu thông bạch huyết cho mặt và mắt, giúp cơ mặt và cơ mắt linh hoạt và khỏe mạnh hơn.
– Bài tập nâng mí mắt
Để thực hiện bài tập nâng mí mắt, bạn sử dụng ngón tay cái và tay trỏ để ấn và xoa xoa hốc mắt. Tiếp tục, bạn di chuyển tay xuống dưới mắt và vòng ra xung quanh mắt. Mỗi ngày thực hiện 5 lần để làm nâng mí hiệu quả và giúp máu lưu thông tốt, hạn chế da nhăn nheo, chảy xệ vùng mắt.
4.4 Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp
Để khắc phục tình trạng sụp mí và cải thiện sức khỏe cho đôi mắt, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, kiêng khem cẩn thận như sau:
Những thực phẩm nên ăn:
– Thực phẩm giàu protein: Các loại đậu hạt, đậu hũ, hạt điều, nấm, hạt bí đỏ… giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới.
– Thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C: Có khả năng chống oxy hóa tốt và cần thiết cho quá trình lành vết thương. Bạn nên ăn: Cà rốt, bí đỏ, ớt chuông, khoai lang, kiwi, dâu tây, bưởi, bông cải xanh/trắng…
– Uống nước mỗi ngày: Uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, tránh sẹo xấu và thúc đẩy tốc độ phục hồi vết thương ở mí mắt nhanh hơn.
Những thực phẩm kiêng ăn:
– Thịt bò: Làm vết thương sẫm màu gây mất cân bằng về sắc độ giữa các vùng da trên gương mặt.
– Rau muống: Làm tăng sản sinh collagen khiến vùng mí mắt dễ bị sẹo lồi, sẹo xấu.
– Đồ nếp: Có tính nóng nên dễ gây sưng viêm và khiến vết thương lâu lành.
– Hải sản: Ăn nhiều hải sản sẽ làm sản sinh quá mức các mô sợi collagen gây sẹo lồi và xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, dị ứng, mưng mủ.
– Không uống rượu bia, không hút thuốc lá, hạn chế đồ uống có ga sau khi nhấn mí.
4.5 Điều trị sụp mí bằng phương pháp phẫu thuật
Tùy vào từng tình trạng sụp mí mắt nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khắc phục hiệu quả. Những trường hợp sụp mí nhẹ có thể không cần thiết phải thực hiện phẫu thuật. Còn trường hợp sụp mí nặng, bác sĩ có thể chỉ định khách hàng phẫu thuật để khắc phục tình trạng sụp mí hiệu quả.
Trong quá trình khắc phục sụp mí, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết nhỏ tại mí mắt trên và treo mi trên vào cơ trán bằng các nhiên liệu như: Dây treo sinh học, silicon, farcialata… để mí mắt cân đối, đồng đều và cải thiện tầm nhìn. Nếu chức năng cơ nâng mi vẫn tốt, bác sĩ sẽ thực hiện cắt ngắn cơ nâng mi trên.
Phương pháp phẫu thuật khắc phục sụp mí cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ mắt giỏi, kinh nghiệm dày dặn để đảm bảo kết quả thẩm mỹ và tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Nhấn mí là phương pháp làm đẹp nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, sau một thời gian nhấn mí, nếp mí có thể quay trở lại trạng thái ban đầu hoặc xuất hiện tình trạng sụp mí. Do đó, bạn nên tìm đến bác sĩ thẩm mỹ viện Thái Lan tại Việt Nam uy tín để được tư vấn phương pháp tạo mắt 2 mí phù hợp và đảm bảo kết quả duy trì lâu dài.
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×