Cắt mí rồi có cắt lại được không – 3 lưu ý khi tái tạo mí mắt
Những trường hợp cắt mí bị trợn, hai mí không đều, mí mưng mủ lâu lành, đứt cơ nâng mi rất lo lắng cắt mí rồi có cắt lại được không? Tin vui là những trường hợp trên có thể cắt, chỉnh sửa lại mí mắt đã cắt hỏng. Tuy nhiên, khi cắt mí lại bạn cần lưu ý lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, vệ sinh đúng cách, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ để tránh phải tiếp tục sửa lại mí mắt những lần sau đó.
1. Cắt mí rồi có cắt lại được không
Khách hàng cắt mí rồi hoàn toàn có thể cắt lại, đó là khẳng định của bác sĩ Jason, Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà. Việc tái phẫu thuật mí mắt lần nữa sẽ giúp khắc phục các biến chứng hoặc điều chỉnh cho mí mắt đẹp hoàn hảo. Tùy vào tình trạng mí mắt bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp phù hợp nhất.
Về cơ bản, cắt mí là phương pháp thẩm mỹ đơn giản, bác sĩ sử dụng chỉ sinh học để cố định một vài điểm trên mắt, loại bỏ mỡ thừa, da chùng và định hình nếp gấp mí mắt.
Tuy nhiên, phương pháp đòi hỏi bác sĩ thẩm mỹ phải có kỹ thuật khéo léo, kinh nghiệm dày dặn để tránh xảy ra các rủi ro ngoài ý muốn đe dọa đến thị lực cũng như tính thẩm mỹ của đôi mắt.
Hiện nay có rất nhiều khách hàng phải tái chỉnh mí mắt nhiều lần do gặp bác sĩ có tay nghề chuyên môn yếu kém, gây xâm lấn sâu khiến vùng da quanh mắt trở nên yếu đi và nhạy cảm hơn.
Mặc dù có thể cắt lại mí nhiều lần nhưng bác sĩ thẩm mỹ vẫn khuyên khách hàng nên tìm hiểu thật kỹ về địa chỉ thẩm mỹ trước khi thực hiện để sở hữu kết quả hoàn hảo chỉ sau 1 lần thực hiện.
2. Những trường hợp cần cắt mí lại
Những trường hợp dưới đây cần phải tái chỉnh sửa mí mắt.
2.1 Cắt mí bị trợn
Mí mắt bị trợn sau cắt mí ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, tầm nhìn và dễ làm mắt tổn thương do các tác động từ bên ngoài môi trường. Nguyên nhân khiến mắt bị trợn sau cắt mí là do bác sĩ xâm lấn phần da mí mắt quá nhiều. Để khắc phục tình trạng đấy, bác sĩ buộc phải chỉ định tái phẫu thuật, tháo bỏ nếp mí cũ và định hình lại nếp mí mới, hồi phục tổn thương.
2.2 Hai bên mí mắt không đều nhau
Mí mắt không đều nhau hay đường mí quá to làm cho đôi mắt mất đi vẻ tự nhiên, nguyên nhân do bác sĩ thực hiện thao tác cắt mí không chuẩn xác. Ngoài ra cũng có thể do mắt bị va chạm hoặc nhiễm trùng. Khách hàng gặp tình trạng này cần cắt mí lại với kỹ thuật tháo bỏ nếp mí cũ, loại bỏ mô sẹo và tạo hình lại mắt 2 mí.
2.3 Cắt mí sâu bị lõm vào
Trong quá trình cắt mí, bác sĩ lấy đi lượng da, mỡ mắt quá nhiều khiến mí mắt bị lõm vào trong tạo ra đôi mắt sâu kém sắc. Tình trạng đó gây khó khăn cho hoạt động mắt, giảm đi chức năng bảo vệ tròng mắt bên trong, khó khép kín và đánh mất thẩm mỹ. Bác sĩ khắc phục tình trạng này bằng cách xử lý sẹo cũ, tạo mắt 2 mí mới, sử dụng mỡ tự thân làm đầy hốc mắt trở lại.
2.4 Cắt mí mưng mủ lâu lành thương, để lại sẹo xấu
Đây là tình trạng xảy ra do khâu vô khuẩn không đảm bảo trong quá trình cắt mí hoặc do cơ địa khách hàng. Ngoài ra nguyên nhân có thể đến từ lý do chăm sóc hậu phẫu không tốt, không kiêng khem các loại thức ăn gây sưng, mưng mủ dẫn tới để lại sẹo lớn trên mí mắt.
Cách khắc phục đối với tình trạng cắt mí mưng mủ lâu lành là giải phóng mô sẹo cũ, sau đó sử dụng chỉ thẩm mỹ mảnh tạo đường mí mới khít lại, không để lộ dấu vết chỉnh sửa.
2.5 Cắt đứt cơ nâng mi
Trong quá trình cắt mí, bác sĩ non yếu tay nghề rất dễ làm đứt gãy cơ nâng mi. Nếu phát hiện kịp thời có thể dễ dàng điều chỉnh lại nhưng khi bạn để quá lâu thì mí mắt sẽ bị sụp xuống, cần mất thời gian chờ đợi cho đến khi mí mắt ổn định lại mới có thể tái chỉnh sửa để nâng đỡ cơ nâng mi về vị trí ban đầu.
Ngoài ra những trường hợp không được tái cắt mí là mới cắt mí xong chưa được 3 tháng, xung quanh vùng mắt có dấu hiệu bị sưng, thâm, bầm tím tụ máu; mắt nhiễm trùng, mưng mủ cần khám bác sĩ trước khi quyết định can thiệp chỉnh sửa với bất kỳ phương pháp nào.
3. Sau cắt mí hỏng bao lâu thì có thể cắt mí lại
Thông thường với những khách hàng có cơ địa mau lành thương thì mất khoảng 1 – 3 tháng khi lượng mỡ và da dư đáp ứng được bác sĩ sẽ tiến hành cắt mí lại.
Thế nhưng với những trường hợp cơ địa lâu hồi phục sẽ phải chờ khoảng 3 – 6 tháng sau mới tái chỉnh sửa lại nếp mí hỏng.
4. Những lưu ý khi cắt mí lại
Thực tế thời gian để cắt lại mí mắt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp cắt mí ban đầu, sức khỏe của khách hàng và những biến chứng gặp phải… Do đó, để đảm bảo an toàn, đạt được kết quả thẩm mỹ hoàn hảo, tránh việc phải tái cắt mí nhiều lần, bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau:
4.1 Lựa chọn địa chỉ thực hiện uy tín
Đây là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cắt mí sửa lại của bạn, do đó bạn đừng chủ quan. Xem xét thật kỹ về địa chỉ thẩm mỹ, lựa chọn các bệnh viện thẩm mỹ lớn, uy tín, được đông đảo khách hàng tín nhiệm để “gửi vàng” đó là lưu ý hàng đầu dành đến cho bạn.
4.2 Vệ sinh đúng cách sau tái cắt mí
Chăm sóc sau cắt mí sửa lại bạn cần đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh vết thương để tránh nhiễm trùng hay sưng đau. Bạn có thể sử dụng tăm bông thấm nước muối lau quanh viền mí, làm sạch vùng da mắt. Hãy nhớ thực hiện nhẹ nhàng từ 2 – 3 lần/ngày nhằm loại bỏ tối đa các vi khuẩn gây viêm.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kể hợp chườm lạnh trong 1 – 2 ngày đầu sau phẫu thuật để giảm sưng đau và bầm tím quanh mắt.
4.3 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học trong 1 tháng
Bạn cần xây dựng chế độ ăn uống, kiêng khem nghiêm ngặt trong thời gian tối thiểu 1 tháng sau khi tái cắt mí.
Một số món ăn, thức uống cần kiêng bao gồm: Hải sản, thịt bò, thịt gia cầm, món ăn cay nóng, bia rượu và chất kích thích… Đây là nhóm thực phẩm dễ gây sưng bầm và ngứa ngáy cho vết thương.
Thay vào đó bạn cần tăng cường bổ sung dưỡng chất đạm từ thịt lợn, các loại đậu, nạp thêm vitamin A, C từ trái cây và rau củ tươi… giúp đẩy nhanh tốc độ chữa lành của vết thương.
Đặc biệt lưu ý uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày thúc đẩy làn da quanh mí mắt sớm liền lại, không bị sưng nề và giảm nguy cơ gây ra sẹo lồi.
4.4 Nghỉ ngơi và vận động hợp lý
Song song với chế độ ăn uống, bạn cũng nên điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hằng ngày để mí mắt tránh khỏi tổn thương.
Theo đó, bạn cần lưu ý: Nằm ngửa khi ngủ và kê cao đầu, không chạm tay lên mắt, đeo kính râm khi ra ngoài, hạn chế đến những nơi ô nhiễm…
Ngoài ra, bạn có thể chọn các bài tập nhẹ nhàng, ít tốn sức như đi bộ, yoga… nhằm cải thiện lưu thông máu, đẩy nhanh tốc độ hồi phục của nếp mí.
Vậy là bạn đã biết cắt mí rồi có cắt lại được không. Thực tế đã có không ít trường hợp thực hiện chỉnh sửa lại mí mắt đã thành công, điều quan trọng là cần tìm đúng địa chỉ thẩm mỹ và tuân thủ hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu để đảm bảo đạt được hiệu quả thẩm mỹ hoàn hảo.
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×