Hút mỡ bụng kiêng ăn bao lâu? Lời khuyên từ bác sĩ
Sau khi hút mỡ bụng, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi và kết quả thẩm mỹ. Vì thế, hút mỡ bụng kiêng ăn bao lâu là thắc mắc thường gặp của nhiều khách hàng sau khi thực hiện dịch vụ này. Theo dõi bài viết dưới đây là biết thời gian kiêng ăn sau hút mỡ bụng và cách chăm sóc sau hậu phẫu đạt kết quả tốt nhất.
1. Hút mỡ bụng kiêng ăn bao lâu?
Sau khi hút mỡ bụng, khách hàng cần kiêng ăn khoảng 1 tháng những thực phẩm dễ gây mưng mủ, hình thành sẹo lồi, ngứa ngáy như đồ nếp, ớt tiêu, rau muống, thịt gà, thịt bò, hải sản. Bởi sau thời điểm này để vết thương tại vòng 2 hồi phục hoàn toàn, cũng như tránh tích tụ mỡ khiến tăng size bụng.
Đối với nhóm thực phẩm lành tính, chứa nhiều chất dinh dưỡng và không gây béo trở lại như rau xanh, hạt họ đậu, dầu oliu, sữa ít béo… bạn hoàn toàn có thể ăn ngay sau khi hút mỡ mà không cần kiêng cữ.
==
Xem Thêm : Hút mỡ bụng kiêng quan hệ bao lâu – Chăm sóc phục hồi hiệu quả
2. Nên kiêng ăn gì sau hút mỡ bụng để cơ thể nhanh hồi phục
Sau khi hút mỡ bụng, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp quá trình hồi phục diễn ra được nhanh chóng, giúp ngăn ngừa tình trạng béo trở lại, đồng thời tránh một số rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe và tình thẩm mỹ. Vì thế, bạn cần kiêng ăn những thực phẩm dưới đây:
– Không ăn mặn: Muối là gia vị không thể thiếu trong chế biến các món ăn để tăng hương vị. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều có thể gây ra tình trạng giữ nước dẫn đến béo phì.
Trong thời gian 2-4 tháng sau hút mỡ, bạn nên kiêng sử dụng muối bởi nồng độ natri cao có thể thúc đẩy gia tăng tình trạng viêm, kéo dài thời gian hồi phục.
– Thực phẩm đông lạnh: Trong các thực phẩm đó có chứa hàm lượng muối rất cao. Nếu vẫn muốn sử dụng, bạn cần rửa qua nước để giảm vị mặn.
– Nước ngọt, đồ uống có ga, đồ cay nóng: Chúng là “thủ phạm” khiến vòng 2 tăng size trở lại và gây tích tụ mở, ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ.
– Các chất kích thích: Rượu bia, cafe, thuốc lá,… có thể làm thay đổi kích thước vòng 2. Chúng tồn tại dưới dạng chất béo khi đưa vào cơ thể. Vì thế, bác sĩ khuyến cáo, bạn nên kiêng các chất kích thích từ 2-3 tháng để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực đến thuốc kê toa.
– Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, mỡ động vật… vì chúng sẽ khiến mở béo quay trở lại.
– Nhóm thực phẩm dễ hình thành sẹo và gây viêm: Rau muống, đồ nếp, thịt bò, thịt gà, trứng, thịt lợn mỡ… Hàm lượng protein cao trong những thực phẩm trên có ảnh hưởng lớn đến khả năng phục hồi, gây mưng mủ, sẹo lồi.
Hơn nữa, sử dụng hải sản hay trứng gà còn gây ngứa tại vết mổ trên da, tạo các vệt loang màu trắng bệch, mất thẩm mỹ.
– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Cơm trắng, phở, bánh mì, khoai, ngô… Sử dụng quá nhiều tinh bột dễ gây chuyển hóa chất béo, tích tụ mỡ trong cơ thể dẫn đến tăng cân trở lại.
– Hạn chế một số thức uống như rau má, nước dừa, thức uống có vị chua.
3. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sau hút mỡ bụng
Mặc dù hút mỡ bụng là phương pháp không phẫu thuật xâm lấn và giúp vòng 2 của bạn trở nên thon gọn. Tuy nhiên, nếu bạn không có chế độ ăn uống khoa học, kiêng một số loại thực phẩm kể trên thì nguy cơ tăng cân trở lại là rất cao.
Vì thế, bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý, giúp vóc dáng được định hình chuẩn và tăng cường sức đề kháng.
– Thực phẩm nên ăn
+ Cá: Đối với cá bạn nên ăn sau khi vết thương đã hồi phục và ổn định hoàn toàn. Trong cá có chứa hàm lượng chất béo thấp, giàu đạm và sắt. Đây là lựa chọn tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua sau hút mỡ.
Ngoài ra, cá còn có chứa vitamin B, axit béo omega3, kích thích sự phát triển của các mô mới, ngăn ngừa viêm nhiễm, rối loạn tiêu hóa và huyết áp cao.
Cá hồi và cá ngừ là hai loại có nhiều omega 3 nhất mà bạn nên bổ sung.
+ Chất béo lành mạnh: Nên bổ sung các loại hạt, dầu oliu, bơ. Chúng chứa các chất béo không bão hòa, chất béo lành mạnh như axit béo omega3. Các chất béo giúp giảm lượng cholesterol trong máu, huyết áp và khuyến khích hấp thu dinh dưỡng, không gây tích trữ mỡ xấu làm tăng cân trở lại.
+ Sữa ít béo: Bạn nên dùng 1-3 khẩu phần từ sữa ít béo hoặc không béo như sữa tách kem, sữa chua. Đây là thực phẩm có chứa vi khuẩn lành mạnh, có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Đồng thời, sữa ít béo cũng cung cấp năng lượng hiệu quả cho quá trình hồi phục sau hút mỡ diễn ra nhanh hơn, tránh tăng cân.
+ Bổ sung rau xanh: Các loại rau xanh, hạt họ đậu, củ quả có tính mát, chứa nhiều chất xơ, vitamin rất tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ làm săn chắc da và cố định vòng 2.
Trong hạt họ đậu có chứa nhiều protein thực vật, axit amin giúp cơ thể hồi phục nhanh, đốt cháy chất béo hiệu quả và tái tạo cơ bắp. Bạn có thể ăn súp lơ, rau chân vịt, đậu phộng, đậu nành…
+ Protein động vật: Bác sĩ Bệnh viện thẩm mỹ Hồng Hà khuyên bạn nên bổ sung 1-3 khẩu phần protein động vật trong thực đơn mỗi tuần, không nên cắt hoàn toàn. Bạn có thể sử dụng thịt lợn nạc, thịt bò, thịt gà trắng… Đây là nguồn cung cấp protein cần thiết, vitamin và sắt cho cơ thể. Tuy nhiên, riêng với thịt bò, bạn chỉ nên ăn khi vết thương đã hồi phục hoàn toàn.
+ Uống đủ nước mỗi ngày để duy trì trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát cơn đói, giúp cơ thể nhanh hồi phục. Đồng thời, đây cũng là thói quen tốt giúp vóc dáng được duy trì cân đối, khỏe mạnh.
Xem Thêm : Hút mỡ bụng phải nịt bụng bao lâu – Chăm sóc hồi phục nhanh
– Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
Ngoài ra, bạn nên kết hợp thêm các bài tập thể dục vừa sức, phù hợp với thể trạng của bản thân.
Biết được hút mỡ bụng kiêng ăn trong bao lâu và có thể bổ sung những thực phẩm gì sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng cho bản thân một kế hoạch hợp lý để nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tránh tích tụ mỡ gây béo trở lại.
Nhập thông tin của bạn
×