Logo

Xăm môi bị sưng phải làm sao? Cách chăm sóc đúng chuẩn

Môi bị sưng là phản ứng tự nhiên của cơ thể sau khi phun xăm. Tuy nhiên, tình trạng sưng đau kéo dài kèm theo dấu hiệu như: mưng mủ, nổi mụn li ti, chảy dịch… là biến chứng nghiêm trọng. Để khắc phục vấn đề này cần: chườm đá, dùng thuốc kháng viêm, giữ tư thế ngủ thẳng, bổ sung đủ chất… Đặc biệt, những tình trạng lở loét nghiêm trọng thì cần tìm đến bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời. Nếu bạn vẫn đang thắc mắc: “Xăm môi bị sưng phải làm sao?”, hãy theo dõi nội dung dưới đây. 

I- Môi bị sưng sau phun xăm do đâu? 

Vùng môi khi vừa phun xong sẽ có tình trạng viêm sưng, đau nhức nhẹ nhưng sẽ thuyên giảm dần trong vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp môi không những không thuyên giảm mà còn nghiêm trọng hơn. Môi lở loét, mưng mủ, sưng to là do: cơ địa nhạy cảm, công nghệ phun xăm lạc hậu, tay nghề kỹ thuật viên kém, chăm sóc sai cách… (1) Cụ thể: 

1/ Cơ địa nhạy cảm 

Kết quả của bất kỳ phương pháp thẩm mỹ nào cũng chịu tác động của yếu tố cơ địa. Với những người có cơ địa lành thì sau khoảng 3 ngày, môi sẽ giảm đau nhức, sưng tấy. Trái lại, người có sợ địa khó lành thì thời gian đau rát, sưng môi có thể kéo dài hơn. 

2/ Công nghệ xăm lạc hậu 

Hiện nay, phun xăm môi tại nhiều trung tâm thẩm mỹ đều ứng dụng công nghệ hiện đại nhưng một số cơ sở vẫn sử dụng những kỹ thuật cũ, lỗi thời. Chính điều đó khiến cho đôi môi thêm sưng tấy, đau nhức nhiều hơn sau khi phun xăm môi. 

Việc sử dụng công nghệ đã cải tiến với phần đầu kim nhỏ sẽ giảm tối đa tổn thương trên môi. Nhờ đó mà môi ít sưng, đau và hồi phục nhanh chóng. 

3/ Kỹ thuật xăm môi kém 

Phun xăm là phương pháp làm đẹp ít xâm lấn nhưng đòi hỏi kỹ thuật viên phải có tay nghề chuyên môn cao. Thao tác đi kim đúng cách không làm ảnh hưởng đến cấu trúc da môi. Tại những cơ sở có đội ngũ kỹ thuật viên “non” về tay nghề sẽ đi đường kim không đều, kim đâm sâu vào biểu bì gây ra nhiều vết thương hơn. Điều này dẫn đến đôi môi sưng phồng, nhiễm trùng, đau rát… Kết quả cuối cùng, môi lên màu không đều, không đúng màu. 

4/ Chăm sóc sau xăm sai cách 

Quá trình chăm sóc có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sưng môi. Với những người tuân thủ đúng những chỉ định mà bác sĩ đưa ra thì thời gian phục hồi sẽ được rút ngắn, cảm giác sưng đau cũng thuyên giảm nhanh hơn. Trái lại, người nào chủ quan, không tuân thủ chế độ kiêng cữ, sinh hoạt không khoa học sẽ khiến môi viêm sưng lâu hơn. 

Đầu kim to của công nghệ cũ sẽ khiến môi bị xâm lấn sâu gây sưng đau

Đầu kim to của công nghệ cũ sẽ khiến môi bị xâm lấn sâu gây sưng đau

III- Xăm môi bị sưng phải làm sao? 

Môi bị sưng đau mấy ngày đầu sau khi xăm là hiện tượng bình thường bên không cần quá lo lắng. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp như: chườm đá, gối cao đầu, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, dùng thuốc kháng viêm…(2) Tuy nhiên, với tình trạng môi sưng đau kéo dài và mưng mủ thì nên thăm khám bác sĩ để xử lý kịp thời. 

1/ Chườm đá quanh môi 

Chườm đá lạnh sẽ giảm sưng đau một cách hiệu quả, bởi nhiệt độ thấp từ đá sẽ giảm sưng tấy ở vết sưng, vấn đề đau mức cũng sẽ thuyên giảm. Hơn nữa, chườm đá còn thúc đẩy dịch lưu thông giúp môi mau lành và lên màu đều. 

Chú ý, khi thực hiện phương pháp này nên nhẹ tay và bọc đá trong khăn mềm rồi chườm lên môi để tránh tổn thương. 

2/ Sử dụng thuốc kháng viêm 

Với những người có cơ địa khó lành, muốn giảm sưng tiêu viêm sau phun môi thì việc sử dụng kháng sinh là vô cùng cần thiết. Bạn cần xin ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào. Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn có thể kể đến như: 

– Cephalexin 

– Acyclovir 

– Alpha choay 

Ngoài uống, bạn có thể sử dụng thêm thuốc mỡ tetracyclin chlorocina hoặc vaseline để dưỡng môi mềm ẩm. 

Người có cơ địa khó lành cần phải sử dụng thêm thuốc kháng viêm để phòng tránh viêm nhiễm

Người có cơ địa khó lành cần phải sử dụng thêm thuốc kháng viêm để phòng tránh viêm nhiễm

3/ Nâng cao đầu khi nằm 

Việc điều chỉnh tư thế nằm kê cao đầu là một trong những cách giúp môi hạn chế va chạm khi nằm ngủ. Khi giữ tư thế ngủ kê cao đều sẽ tránh được cọ xát lên gối và áp lực lưu thông máu ở môi. 

4/ Bổ sung đầy đủ dưỡng chất 

Việc tăng cường những thực phẩm tốt cho môi và kiêng các món dễ gây mưng mủ sẽ giúp môi giảm sưng đau. Sau khi phun môi không ăn những thức ăn thô ngay lập tức mà nên ăn cháo loãng, súp hoặc bổ sung nước ép hoa quả để kích thích tái tạo tế bào. 

Trong thực đơn mỗi ngày cũng nên loại bỏ các món từ thịt bò, thịt gà, hải sản, đồ nếp, rau muống, đồ uống có ga, món ăn cay nóng, dầu mỡ… 

5/ Thăm khám bác sĩ 

Sau 3 – 5 ngày sau phun xăm, môi đã hoàn toàn hết sưng và bắt đầu bong vảy. Một số trường hợp khác, tình trạng sưng kéo dài và nặng nề thêm thì nên tìm đến bác sĩ để điều trị. Những dấu hiệu cho thấy môi của bạn gặp vấn đề bất thường đó là: 

– Tình trạng lở loét kéo dài quá 7 ngày. 

– Môi có tình trạng mưng mủ, chảy dịch. 

– Vết thương sưng phồng, nổi mẩn đỏ gây ra ngứa ngáy và châm chích. 

Tình trạng sưng kéo dài kèm theo mưng mủ và nổi mụn thì nên tìm đến bác sĩ để được khắc phục kịp thời

Tình trạng sưng kéo dài kèm theo mưng mủ và nổi mụn thì nên tìm đến bác sĩ để được khắc phục kịp thời

IV- Phun môi bị sưng có nguy hiểm không? 

Sau khi phun, môi bị sưng nhẹ trong khoảng 24h và dần thuyên giảm sẽ không nguy hiểm nhưng cần phải tiếp tục theo dõi. Trường hợp, môi sưng đau kéo dài quá 7 ngày đi kèm nhiều dấu hiệu khác như: mưng mủ, ngứa ngáy, nổi mẩn… thì cần thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị kịp thời. 

V- Biến chứng nặng nề nào có thể xảy ra sau phun môi? 

Việc phun môi tại những cơ sở không uy tín, kỹ thuật phun xăm kém, chất lượng mực nhiều tạp chất thì khả năng môi hỏng cao. Những biến chứng nặng nề có thể gặp phải như: môi nhiễm trùng, kích ứng, không lên màu, lây nhiễm bệnh da liễu…(3) Cụ thể: 

1/ Môi bị nhiễm trùng 

Những dấu hiệu cho thấy môi của bạn bị nhiễm trùng cần phải lưu ý đó là: 

– Môi đau nhức, tê kéo dài hơn 7 ngày. 

– Vùng môi sưng phồng hơn bình thường. 

– Có dấu hiệu viêm nhiễm, lở loét môi. 

– Trên môi xuất hiện nhiều mụn nước li ti. 

– Mưng mủ ở môi. 

2/ Môi kích ứng 

Môi kích ứng với mực xăm là vấn đề thường gặp phải khi phun môi tại những địa chỉ thiếu uy tín. Tại đó, mực xăm sử dụng là loại có pha nhiều tạp chất khiến cho vết thương nhạy cảm hơn. Dị ứng mực xăm sẽ khiến đôi môi xuất hiện tình trạng chảy dịch, nổi bóng nước và nốt sần. 

3/ Môi không lên màu hoặc màu không đúng 

Môi lên màu có đẹp không là nỗi lo chung của nhiều chị em sau khi phun môi. Môi sau khi phun chắc chắn sẽ sưng còn màu sắc đẹp hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. 

Kết quả sau phun, môi không lên màu hoặc màu bị loang lổ có thể do tình trạng sưng kéo dài. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lớp vảy bong tróc tự nhiên. 

4/ Lây nhiễm bệnh da liễu 

Nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ sau khi phun xăm chính là dùng chung kim xăm với người khác. Một số spa chưa được kiểm định thường tái sử dụng kim phun cho khách để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hành động này sẽ khiến cho khách hàng bị lây nhiễm căn bệnh về da hoặc phơi nhiễm HPV, HIV… 

Nhiễm trùng môi, lây nhiễm các căn bệnh xã hội là biến chứng nặng nề

Nhiễm trùng môi, lây nhiễm các căn bệnh xã hội là biến chứng nặng nề

VI- Lưu ý về cách chăm sóc môi sau xăm để không bị sưng 

Để đôi môi không bị tình trạng sưng kéo dài mà hồi phục nhanh hơn cần lưu ý một số điều sau: 

– Tạm thời dừng đánh răng bằng bàn chải để tránh những tổn thương cho vùng môi sau khi xăm. Tốt nhất nên dừng hẳn trong 1 tuần đầu tiên cho đến khi môi bong vảy hoàn toàn. 

– Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh miệng 2 – 3 lần/ tuần. 

– Không tô son, trang điểm khi môi chưa bong hết vảy. 

– Che chắn kỹ lưỡng và uống thêm viên chống nắng mỗi khi ra ngoài để tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. 

– Hạn chế mọi tác động lên môi trong thời gian đầu để tránh những ma sát khiến bờ môi viêm nhiễm (4). 

– Không đưa tay sờ lên môi, liếm môi. 

Bài viết trên đây đã lý giải rõ thắc mắc: “Xăm môi bị sưng phải làm sao?”. Sau khi phun xăm, bạn cần phải chú ý trong cách chăm sóc và kiêng cữ cẩn thận. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở môi cần phải tìm cách khắc phục để tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Có 0 bình luận bài Xăm môi bị sưng phải làm sao? Cách chăm sóc đúng chuẩn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí