Phun môi bị nổi mụn trắng? hướng dẫn cách chăm sóc hiệu quả
Tình trạng phun môi bị nổi mụn trắng xảy ra khi chuyên viên thực hiện không đúng quy trình, chăm sóc môi sai cách, dụng cụ phun xăm không được sát khuẩn, mực phun kém chất lượng… Nếu không can thiệp kịp thời sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau nhức kéo dài.
I- Phun môi bị nổi mụn trắng do đâu?
Sau khi xăm môi khoảng 3 – 4 ngày, vùng mép bắt đầu nổi những hạt mụn trắng li ti (1) mang đến cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Tình trạng môi nổi những nốt mụn trắng sau khi phun xuất hiện do: chăm sóc sai cách, không kiêng cữ đúng, dụng cụ xăm không khử trùng sạch, mực phun kém chất lượng…
1/ Chăm sóc sai cách
Những ngày đầu khi mới phun môi, công đoạn chăm sóc môi không quá khó khăn. Tuy nhiên, nhiều chị em có thói quen xấu là đưa tay lên sờ. Điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào môi.
Sau phun xăm, tế bào môi rất yếu nên cần phải che chắn để không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn hay va đập mạnh. Do đó, ngay từ khi xăm môi xong phải bảo vệ đôi môi thật cẩn thận. Đặc biệt không sử dụng khăn mặt treo trong nhà tắm để vệ sinh môi, bởi khăn mặt ướt treo lâu trong nhà tắm tích tụ nhiều vi khuẩn gây hại.
2/ Không kiêng cữ thực phẩm
Muốn môi phục hồi nhanh chóng và lên màu đẹp, việc cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu là vô cùng cần thiết. Lúc này, bạn cần bổ sung cho cơ thể các loại nước ép, hoa quả tươi… Bên cạnh đó, hạn chế nhóm thực phẩm gây viêm sưng và để lại sẹo như: thịt gia cầm, hải sản, thịt lợn…
3/ Chuyên viên có kỹ thuật kém
Những hạt mụn trắng trên môi (2) xuất hiện còn do kỹ thuật phun xăm của chuyên viên không tốt. Khi thực hiện phun xăm môi tại các thẩm mỹ viện chưa được cấp phép thì nổi mụn là không phải hiện tượng hiếm. Trong quá trình thực hiện, nhân viên tay nghề yếu tác động đưa kim không đều, tay không đeo găng đặt lên môi sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Việc thường xuyên đưa tay lên sờ môi sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng
4/ Dụng cụ xăm không được khử trùng sạch
Kim phun khi không được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ đã dùng để bơm cho khách hàng sẽ cực kỳ nguy hiểm. Dụng cụ phun chứa vi khuẩn là cơ hội tốt gây ra bệnh truyền nhiễm, lây lan từ người này sang người khác. Nhiều trường hợp bị viêm nhiễm nặng còn gây ra hoại tử môi nghiêm trọng.
5/ Mực phun chất lượng kém
Hiện nay, nhiều cơ sở thẩm mỹ sử dụng mực phun giá rẻ, không rõ nguồn gốc đã pha trộn nhiều tạp chất độc hại. Chính vì thế, khi sử dụng trên môi sẽ gây ra phản ứng tức thì. Sau từ 1 – 2 ngày, môi sẽ xuất hiện nhiều nốt đốm nhỏ màu trắng.
Hơn nữa, mực phun kém chất lượng sẽ khiến màu lên không chuẩn, thâm, dễ phai màu và để lại di chứng.
6/ Thiết bị phun lỗi thời
Những thiết bị phun xăm quá cũ với phần đầu kim to khi tác động lên môi sẽ dễ làm hỏng môi. Hầu hết các thẩm mỹ viện uy tín đều sử dụng loại kim phun nhỏ, dễ bơm mực qua lớp biểu bì và ít xâm lấn nên không khiến môi kích ứng. Tuy nhiên, vẫn còn những cơ sở sử dụng thiết bị phun xăm cũ dễ làm môi tổn thương, vi khuẩn xâm nhập gây ra mụn trắng.

Đầu kim to tác động mạnh đến biểu bì môi cũng là nguyên nhân khiến môi nổi mụn
II- Nổi mụn trắng sau khi phun môi có nguy hiểm không?
Mụn trắng nổi sau khi phun môi (3) sẽ không nguy hiểm nếu chăm sóc đúng cách, tình trạng mụn sẽ thuyên giảm sau từ 7 – 10 ngày. Trong quá trình điều trị, chị em cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và tuyệt đối không sờ tay lên môi để hạn chế nhiễm trùng.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan khi môi xuất hiện mụn trắng khiến các đốm trắng lây lan khiến việc điều trị phức tạp hơn. Đặc biệt, hiện tượng môi nổi mụn trắng lại không chữa trị đúng lúc sẽ gây ra lở loét kéo dài.
III- Nên làm gì khi môi bị nổi hạt trắng?
Có thể thấy, môi xuất hiện đốm trắng bởi nhiều nguyên nhân nhưng đều do vi khuẩn tấn công làm tổn thương trên da. Khi những hạt trắng nổi ở môi sẽ khiến cho màu sắc bị biến đổi.
Ngay khi phát hiện đốm trên môi, hãy tìm gặp bác sĩ tức thì để được tư vấn và điều trị đúng cách. Trường hợp khi chưa thể đến bệnh viện, bạn hãy dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý sát trùng nhẹ lên môi. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng lan rộng của đốm trắng.

Nước muối sinh lý sẽ loại bỏ được vi khuẩn gây ra tình trạng nổi mụn trắng
IV- Cách chăm sóc sau khi phun môi bị nổi hạt trắng
Mặc dù đã thăm khám bác sĩ nhưng bạn vẫn cần có cách chăm sóc hợp lý để ngăn ngừa nguy cơ nổi mụn trắng (4). Bạn chỉ cần lưu ý trong cách vệ sinh cũng như chế độ ăn uống như sau:
1/ Ăn uống đúng cách
Chế độ dinh dưỡng giữ vai trò thiết yếu giúp hình thành tế bào mới, rút ngắn thời gian hồi phục và lên màu chuẩn. Tuy nhiên, chú ý nên và không nên ăn những loại thực phẩm sau:
– Thực phẩm nên bổ sung: Chú ý bổ sung trong chế độ ăn uống nhiều vitamin, khoáng chất từ hoa quả, rau xanh, các loại hạt, nước ép hoa quả…
– Thực phẩm cần hạn chế: Môi sau khi phun cũng cần chăm sóc và có quá trình hồi phục tương tự vết thương. Do đó, không nên ăn những món cay nóng, không uống rượu bia, thuốc lá, hải sản, đồ nếp, thịt gia cầm, thịt bò…
2/ Vệ sinh môi sạch sẽ
Môi sau phun xăm cần được vệ sinh 2 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý nhằm loại bỏ bụi bẩn và sát khuẩn. Đặc biệt, không đưa tay sờ lên môi bởi hành động này sẽ khiến đôi môi nhiễm trùng làm hình thành nốt mụn li ti.
3/ Dưỡng môi, chống nắng đều đặn
Việc bỏ qua công đoạn dưỡng môi, chống ánh nắng mặt trời và khói bụi ngoài môi trường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, khi môi không được bảo vệ sẽ tăng nguy cơ tái thâm do tế bào hắc tố melanin hình thành.
4/ Thoa thuốc đặc trị
Nếu đã tuân thủ đầy đủ hướng dẫn về cách chăm sóc và kiêng khem nhưng tình trạng mụn trắng không thuyên giảm thì cần sử dụng thuốc đặc trị. Chú ý, không tự ý mua thuốc tại các hiệu thuốc tây mà nên đến bệnh viện thăm khám để được kê đơn thuốc phù hợp. Đặc biệt, sử dụng thuốc đúng liều lượng để không xảy ra những hệ lụy khó lường.

Với tình trạng lây lan rộng trên bờ môi cần thoa thuốc đặc trị riêng
Phun môi bị nổi mụn trắng là biểu hiện đầu tiên của nhiễm trùng nhưng không quá nguy hiểm. Khi phát hiện những đốm trắng trên môi cần có biện pháp điều trị kịp thời để không bị lây lan. Đồng thời, bạn cần có cách chăm sóc hợp lý để không xảy ra những biến chứng sau phun môi.
Nhập thông tin của bạn
×