Nâng mũi bị lòi sụn trong lỗ mũi: Nguyên nhân và cách xử lý
Nâng mũi bị lòi sụn trong lỗ mũi là biến chứng nguy hiểm xảy ra do bác sĩ thực hiện thiếu kinh nghiệm, quy trình nâng mũi không đảm bảo an toàn, chăm sóc sai cách hoặc do phản ứng đào thải chất liệu sụn. Nếu không được xử lý sớm, mũi có thể bị viêm nhiễm nặng, hoại tử và biến dạng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.
1. Dấu hiệu nâng mũi bị lòi sụn trong lỗ mũi
nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ có thể khắc phục hiệu quả các khuyết điểm ở mũi, tạo dáng mũi cao, thanh thoát, thon gọn hơn, giúp khuôn mặt trở nên thanh tú và thu hút.
Tuy nhiên, nâng mũi vẫn sẽ tồn tại một số rủi ro và biến chứng hậu phẫu, đặc biệt là khi bạn thực hiện tại những cơ sở không uy tín, kém chất lượng. Trong đó, nâng mũi bị lòi sụn trong mũi là biến chứng thường gặp nhất. Dấu hiệu để nhận biết tình trạng lòi sụn trong lỗ mũi là:
– Đầu mũi bị bóng đỏ do da mũi bị bào mòn và có dấu hiệu sưng, nóng rát so với các vùng da khác trên khuôn mặt.
– Nhìn thấy rõ sụn nâng lòi ra hẳn ra khỏi mũi
– Cấu trúc mũi lỏng lẻo, kém ổn định
– Mũi đau nhức, phù nề và có dấu hiệu suy giảm khứu giác
– Vùng da mũi lở loét, sưng viêm và có thể xảy ra hiện tượng mưng mủ
– Một số trường hợp sụn bị lòi vào bên trong khoang mũi gây cảm giác đau nhức, vướng víu và khó chịu.
2. Nguyên nhân nâng mũi bị lòi sụn trong lỗ mũi
Nâng mũi bị lòi sụn là biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ do sụn mũi bị cơ thể đào thải và xô lệch khỏi vị trí ban đầu. Nguyên nhân chủ yếu gây lòi sụn sau khi nâng mũi là:
– Do chất liệu sụn kém chất lượng: Khi sử dụng sụn nâng mũi quá cứng sẽ khiến dáng mũi mất đi vẻ tự nhiên vốn có. Khi sụn nâng mũi dày và cao sẽ làm tăng nguy cơ da mũi bị bào mòn và mỏng dần theo thời gian, từ đó, gây ra hiện tượng lòi sụn trong lỗ mũi.
– Do kỹ thuật thực hiện của bác sĩ không chính xác: Thông thường, trước khi nâng mũi, bác sĩ sẽ tính toán và xác định chính xác kích thước sụn sao cho phù hợp với cấu trúc mũi của khách hàng. Nếu bác sĩ có tay nghề kém, kỹ thuật cắt gọt sụn có thể quá dày hoặc quá dài, dẫn đến tình trạng đầu mũi bị kéo căng quá mức, gây bóng đỏ đầu mũi và lộ sụn. Ngoài ra, lòi sụn sau khi nâng mũi cũng có thể xảy ra khi bác sĩ đặt sụn không đúng vị trí. Trường hợp bác sĩ giỏi, kinh nghiệm dày dặn sẽ hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm và đảm bảo tính thẩm mỹ cao sau khi nâng mũi.
– Quy trình nâng mũi không được vô trùng: Quá trình thực hiện nâng mũi cần bóc tách khoang mũi để tái cấu trúc mũi. Nếu quy trình nâng mũi không đảm bảo an toàn, vùng mũi có thể bị viêm nhiễm, mưng mủ và gây ra tình trạng lộ sụn.
– Chăm sóc sai cách: Sau khi nâng mũi, vùng mũi cần ít nhất 14 ngày để ổn định. Nếu bạn thực hiện chăm sóc vết thương không đúng cách hoặc liên tục tác động mạnh vào mũi, sụn có thể bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu và tăng nguy cơ lòi sụn.
– Do phản ứng đào thải chất liệu sụn: Trong một số trường hợp sau khi nâng mũi, sụn bị đào thải do cơ địa nhạy cảm. Khi tình trạng dị ứng chất liệu sụn không được khắc phục, phần da đầu mũi sẽ bị kéo căng, mài mòn và khiến sụn bị lòi ra khỏi đầu mũi hoặc bên trong khoang mũi.
3. Nâng mũi bị lòi sụn trong lỗ mũi bên trong có nguy hiểm không
Lòi sụn trong lỗ mũi sau khi nâng mũi sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ nếu không được khắc phục kịp thời. Bạn có thể đối mặt với những vấn đề như sau:
– Cấu trúc mũi bị tổn thương nặng nề và cần phải phẫu thuật toàn bộ mũi để phục hồi hình dáng mũi ban đầu.
– Mũi bị nhiễm trùng, hoại tử, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hô hấp.
– Sụn nâng mũi chèn ép lên dây thần kinh dẫn đến liệt cơ mặt và ảnh hưởng đến thị lực.
Do đó, nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi nâng mũi, bạn nên đến ngay cơ sở thẩm mỹ để được bác sĩ xử lý kịp thời, tránh để biến chứng chuyển biến nặng.
4. Cách xử lý nâng mũi bị lòi sụn trong lỗ mũi
Tùy vào từng mức độ lòi sụn nặng hay nhẹ sau khi nâng mũi, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp xử lý hiệu quả nhất.
4.1 Nâng mũi bị lòi sụn trong lỗ mũi mức độ nhẹ
Lòi sụn mức độ nhẹ là trường hợp sụn nâng mũi bị lộ ở đầu mũi nhưng chưa lòi hẳn ra ngoài. Để khắc phục tình trạng lòi sụn mức độ nhẹ hiệu quả, bác sĩ sẽ thực hiện các bước như sau:
– Kê thuốc kháng sinh trong 2 tuần trước khi loại bỏ sụn để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và hoại tử.
– Tiến hành loại bỏ sụn nhân tạo cũ và thay thế bằng sụn tự thân để tránh lòi sụn, đào thải sụn…
Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ xem xét có nên cấy ghép thêm sụn nhân tạo hoặc da vào phần mũi hay không. Trong trường hợp không có nhu cầu thực hiện nâng mũi lại, bạn có thể yêu cầu bác sĩ loại bỏ sụn cũ và phục hình dáng mũi ban đầu.
4.2 Nâng mũi bị lòi sụn trong lỗ mũi mức độ nặng
Tình trạng lòi sụn mức độ nặng là trường hợp sụn lòi hẳn ra bên ngoài và cần phải tiến hành phẫu thuật tháo sụn trong thời gian sớm nhất. Thông thường, quá trình xử lý tình trạng lòi sụn mức độ nặng có thể kéo dài khoảng 6 – 8 tháng.
– Trong 2 tuần, uống thuốc kháng sinh để khắc phục triệt để tình trạng viêm nhiễm.
– Sau khoảng 2 tháng, bác sĩ mới tiến hành phục hồi các mô da ở đầu mũi bằng cách sử dụng mỡ tự thân để cấy vào khoang mũi.
– Bác sĩ thực hiện kỹ thuật tái tạo lại hình dáng mũi bằng phương pháp nâng mũi bọc sụn hoặc nâng mũi cấu trúc.
Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi là một trong những biến chứng nguy hiểm sau khi nâng mũi Thái Lan và cần được khắc phục kịp thời. Để tránh nâng mũi bị lòi sụn nặng hơn, bạn nên chú ý các biểu hiện bất thường ở vùng mũi và đến gặp bác sĩ ngay để cải thiện tình trạng.
Nhập thông tin của bạn
×