Logo

Mụn bã đậu có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị hiệu quả

Mụn bã đậu là một loại bệnh ngoại khoa phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Thống kê cho thấy có khoảng 80% tổng số người trên thế giới phải đối diện với căn bệnh này ít nhất một lần trong đời.

1. Mụn bã đậu (u bã đậu) là gì?

Bác sĩ PTTM Dr Robert Nguyễn – Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà cho biết: Mụn bã đậu hay còn gọi là U bã đậu, là một nốt phồng phát triển chậm dưới da, được bảo vệ bởi một lớp màng. Trong nang u, có chất nhờn đặc màu vàng hoặc vàng đục, thường chứa cặn tương tự chất bã và có thể có một lỗ thông ra bề mặt da. Mặc dù u bã đậu thường lành tính và không gây đau đớn, đôi khi nó có thể bị nhiễm trùng, gây khó chịu, tạo cảm giác tấy đỏ và đau nhức.

U bã đậu có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, từ đầu, cổ, tai, lưng, đến tay và chân. U này phát triển từ lớp ngoại vi của da (lớp biểu bì), tên thật của chúng là nang biểu bì (epidermoid cyst). Tuy nhiên nhiều người, kể cả những người trong ngành y thường sử dụng thuật ngữ nang bã hơn nang thượng bì.

Mụn bã đậu

Mụn bã đậu

2. Nguyên nhân gây mụn bã đậu

Theo bác sĩ PTTM Dr Robert Nguyễn tuyến bã nhờn là cơ quan nằm bên trong da, thực hiện nhiệm vụ sản xuất và bài tiết một chất như sáp hay dầu (chất bã). Chất này đi theo một đường ống đổ vào nang lông, sau đó chúng thoát ra ở lỗ chân lông giúp bôi trơn da. Khi đường ống bị tắc, chất bã không thể bài tiết ra ngoài, tích tụ lại và hình thành u bã đậu.

3. Dấu hiệu đặc trưng mụn bã đậu

Dấu hiệu nhận biết u bã đậu thường rất đa dạng, điển hình là:

– Người mắc u bã đậu thường có những biểu hiện thông thường giống như nổi mụn bọc. Do đó, rất nhiều người nhầm tưởng với mụn, nhỏ nên đã tự ý rạch, nặn lấy tổ chức da bên trong ra. Tuy nhiên chúng cách đó không loại bỏ được mụn bã đậu mà ngược lại còn khiến chúng tái đi tái lại nhiều lần không hết.

– Mụn bã đậu thường nổi lên trên bề mặt da, khi sờ vào có cảm giác mềm, không đau. Ấn, nắn bằng tay thấy u di chuyển được.

– U bã đậu thường lành tính, không gây khó chịu. Nhưng nếu u viêm nhiễm lâu ngày sẽ gây hoại tử, đau đớn. Đầu u có màu xanh, khi vỡ sẽ có chất dịch vàng kèm theo mùi hôi khó chịu chảy ra.

– U thường xuất hiện ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi, chất bã và dầu như vùng mặt, lưng, vai, mông, dưới cánh tay…

4. Mụn bã đậu có nguy hiểm không

Bác sĩ PTTM Dr Robert Nguyễn trả lời mụn bã đậu không nguy hiểm. Mụn bã đậu không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, như đã chia sẻ ở trên, nhiều người vì nhầm tưởng đó là mụn bọc nên tự ý dùng tay làm sạch, nặn lấy nhân bên trong. Khi đó bệnh không những không thuyên giảm mà còn tái phát nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, có những trường hợp sau phẫu thuật u bã đậu, quá trình chăm sóc, vệ sinh vết thương không đảm bảo để cho vi khuẩn xâm nhập và khiến vết thương dễ viêm nhiễm.

Mụn bã đậu thường có kích thước nhỏ nên không gây đau. Song với những u to, bị viêm nhiễm rất dễ gây hoại tử, hình thành vết loét và mưng mủ.

Mặc dù u bã đậu không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ nếu mọc ở cằm, mặt, phía trước hoặc sau tai.

Mụn bã đậu không gây nguy hiểm cho người bệnh

Mụn bã đậu không gây nguy hiểm cho người bệnh

5. Có nên nặn mụn bã đậu không

Nếu bạn không có kiến thức về y khoa hay nói chính xác hơn là không có chuyên môn y khoa thì KHÔNG nên nặn mụn bã đậu. Dù đây là u lành nhưng thống kê của các cơ sở y tế cho thấy có khoảng 55 – 60% số ca bị mụn – u bã đậu chuyển sang tình trạng bội nhiễm do tự rạch hút tại nhà.

Tốt nhất nên nặn mụn bã đậu tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên hiện tại phương pháp nặn mụn bã đậu không còn phổ biến. Phần lớn các trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện tiểu phẫu hoặc loại bỏ bằng cách tốt laze..

6. Chẩn đoán u bã đậu

Khi có dấu hiệu nghi ngờ u bã đậu, người bệnh cần đến thăm khám và điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Hiện u bã đậu đã được chẩn đoán dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào vị trí mọc và dấu hiệu nhận biết để xác định là u bã đậu hay không, từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp.

Trường hợp chưa khẳng định chắc chắn là u bã đậu, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như chụp CT, siêu âm, chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán chính xác.

Lưu ý, u bã đậu không điển hình, có thế đó là dấu hiệu cảnh báo ung thư nếu như: Đường kính >5cm, tái phát nhanh sau khi loại bỏ, chảy mủ hoặc nhiễm trùng.

7. Phương pháp điều trị u bã đậu

Hiện nay có nhiều cách xử lý loại bỏ u bã đậu. Mỗi phương pháp điều trị có những ưu và nhược điểm riêng.

7.1 Điều trị bằng thuốc

Có 2 phương pháp điều trị u bã đậu bằng thuốc uống là kháng sinh và thuốc đông y. Về mặt lý thuyết, thuốc kháng sinh trị liệu đơn lẻ và không mang đến hiệu quả chữa khỏi hoàn toàn. Bác sĩ cần kết hợp thuốc kháng sinh với tiểu phẫu xâm lấn để có được kết quả tốt nhất.

Chính vì thế ta chỉ bàn đến thuốc Đông y, bao gồm cả thuốc đường uống và tiêm.

Ưu điểm

– Dễ tìm mua, ngoài các nhà thuốc người bệnh có thể mua online.

– Giá rẻ, chỉ giao động vài chục nghìn đồng.

Nhược điểm

Không có khả năng đặc trị, vô thưởng, vô phạt, thậm chí có trường hợp “chữa lợn lành thành lợn què”.

Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng đến các vùng da xung quanh, đặc biệt là những khối u trên mí mắt gây mất thị lực nếu không may thuốc rơi vào đồng tử.

7.2 Phẫu thuật loại bỏ u bã đậu

Đây là phương pháp được Bộ Y tế và thế giới công nhận về hiệu quả điều trị bã đậu. Bạn có thể cắt bỏ khối u bằng dao phẫu thuật chuyên dụng hoặc laser. Cả hai đều mang lại công dụng và kết quả như nhau vì thế bạn hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ để biết mình phù hợp với phương pháp nào hơn.

Về cơ bản, quy trình thực hiện phẫu thuật cắt u bã đậu gồm những bước sau:

– Bước 1: Thực hiện gây tê cục bộ tại vị trí phẫu thuật cho người bệnh. Sau đó, bác sĩ tiến hành sát trùng xung quanh nốt mụn bã đậu. Một số bệnh viện có thể sử dụng thêm khăn trùm để tránh nguy cơ dịch mủ dính vào những vùng da khác khi làm phẫu thuật.

– Bước 2: Bác sĩ dùng dao chuyên dụng hoặc laser rạch một đường trên u hay xung quanh tùy vào đặc điểm cấu tạo của u. Hiện nay có các kỹ thuật rạch phổ biến bao gồm: Rạch mổ thông thường, rạch mổ tối thiểu (rạch sao cho miệng vết thương nhỏ nhất có thể), rạch elip (được thực hiện với những nốt u đã nhiễm trùng nặng và có thể để lại sẹo lớn)…

– Bước 3: Bóc tách u khỏi các lớp tế bào, đồng thời loại bỏ mủ trắng. Trong trường hợp lượng mủ quá lớn, bác sĩ có thể đặt thêm ống dẫn lưu tại vị trí của u.

– Bước 4: Cầm máu và khâu vết thương. So với phương pháp sử dụng dao mổ, laser cho hiệu quả cầm máy tốt hơn từ 4 – 5% tùy vào từng bệnh nhân. Kết thúc phẫu thuật loại bỏ mụn bã đậu, bác sĩ khâu đóng vết thương.

Phẫu thuật mang lại hiệu quả cao trong điều trị mụn bã đậu

Phẫu thuật mang lại hiệu quả cao trong điều trị mụn bã đậu

8. Mổ u bã đậu hết bao nhiêu tiền

Chi phí thực hiện tiểu phẫu mụn – u bã đậu có giá thành dao động từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng, tùy theo từng đơn vị thực hiện. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến mức giá này chính là tình trạng mụn.

Do đó, thời lời khuyên của bác sĩ, nên thực hiện cắt khối u sớm khi kích thước chỉ mới 1 – 2cm và chưa bội nhiễm. Tránh để kéo dài tình trạng đến khi bị nhiễm khuẩn, chảy mủ và viêm loét mới điều trị vừa tốn kém chi phí vừa mất nhiều thời gian cùng nguy cơ cao để lại sẹo xấu.

9. Hướng dẫn cách chăm sóc vết thương nhanh lành tại nhà

Bác sĩ PTTM Dr Robert Nguyễn chia sẻ sau phẫu thuật mụn bã đậu không cần theo dõi tại bệnh viện nên sau 15 – 30 phút bệnh nhân có thể về nhà. Quá trình chăm sóc tại nhà đóng vai trò quan trọng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau.

9.1 Cách chăm sóc

– Thay băng 1 – 2 lần/ngày. Trong những ngày đầu tiên, bạn có thể đến bệnh viện hoặc trạm xá để được bác sĩ/y tá hỗ trợ. Khi vết thương khô miệng, bạn có thể tự thay băng tại nhà.

– Tránh tiếp xúc với nước. Bạn hãy dùng khăn mềm để lau vùng quanh băng. Nếu không may bị ướt hoặc dính mưa cần thay băng ngay lập tức.

– Kiểm tra vết thương thường xuyên, nếu bị sưng đau, chảy máu hay mưng mủ cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất để xử lý.

– Sử dụng thuốc theo đúng đơn kê của bác sĩ, không tự ý ngưng hoặc đổi sang loại thuốc khác.

– Đến bệnh viện cắt chỉ sau 7 – 10 ngày (nếu bác sĩ sử dụng chỉ tự tiêu thì không cần đến bệnh viện).

9.2 Chế độ ăn uống

– Kiêng một số loại thức ăn gây mủ như đồ nếp, thịt gà, trứng… Nếu vết thương có nguy cơ hình thành sẹo lõm, bác sĩ sẽ cho bạn ăn rau muống hoặc thịt bò để làm đầy sẹo.

– Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá.

– Nên ăn nhiều rau củ quả, đặc biệt là các loại thực phẩm có màu đỏ, vàng, cam và cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày.

– Khi vết thương khô miệng, bạn có thể tập các môn thể thao nhẹ nhàng, tuy nhiên vẫn cần hạn chế mồ hôi khiến vết thương bị ướt.

Nên bổ sung nhiều rau củ quả sau khi phẫu thuật

Nên bổ sung nhiều rau củ quả sau khi phẫu thuật

10. Phòng ngừa và hạn chế u bã đậu như thế nào

Để ngăn ngừa nguy cơ hình thành mụn bã đậu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Thường xuyên làm sạch da, giữ da khô thoáng. Đặc biệt những người sở hữu làn da dầu cần phải lau rửa và vệ sinh vết thương thường xuyên.

– Tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm giúp cho lỗ chân lông thông thoáng, hạn chế tình trạng tích tụ bã nhờn, hình thành u bã đậu.

– Khi chọn xà phòng hoặc sữa tắm nên chọn những loại có tác dụng làm khô và thông thoáng da.

– Chọn trang phục mỏng nhẹ, thoáng khí trong những ngày nắng nóng. Thay quần áo ngay sau khi vận động mạnh để tránh mồ hôi.

– Tẩy da chết thường xuyên giúp lỗ chân lông thông thoáng và hạn chế bít tắc.

11. Những câu hỏi liên quan đến u bã đậu

Dưới đây là giải đáp thắc mắc của bác sĩ liên quan đến u bã đậu, bạn có thể tham khảo.

11.1 U bã đậu có tái phát không

Bác sĩ PTTM Dr Robert Nguyễn giải đáp u bã đậu có khả năng tái phát rất cao nếu chẳng may trong quá trình phẫu thuật bác sĩ còn bỏ sót lại nang vỏ. Do đó, điều quan trọng là bạn cần tìm được địa chỉ phẫu thuật loại bỏ u bã đậu uy tín, bác sĩ cẩn thận, loại bỏ hoàn toàn tạp chất và vỏ bọc của u.

11.2 Trường hợp nào có nguy cơ cao bị u bã đậu

U bã đậu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính và gần như ai cũng có thể phát triển một hoặc nhiều u ở trên cơ thể. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ cao hơn ở một số trường hợp:

– Lứa tuổi dậy thì

– Người thường xuyên nặn mụn

– Người từng gặp chấn thương da.

Những trường hợp trong độ tuổi dậy thì có nguy cơ cao bị u bã đậu

Những trường hợp trong độ tuổi dậy thì có nguy cơ cao bị u bã đậu

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng về mụn bã đậu mà bạn cần biết. Đây là bệnh lý không nguy hiểm cho cơ thể, tuy nhiên cần phải điều trị sớm để hạn chế các rủi ro ngoài ý muốn.

Hiển thị nguồn

vnexpress.net: “U bã đậu”
nhathuoclongchau.com.vn: “U bã đậu là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị u bã đậu hiệu quả”

Có 0 bình luận bài Mụn bã đậu có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí