Nguyên nhân Nâng cung chân mày bị bầm tím
Nâng cung chân mày bị bầm tím thường gặp sau thẩm mỹ khắc phục những khuyết điểm ở vùng chân mày. Có nhiều cách để giảm bầm tím khi nâng cung mày như sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ, chườm ấm, chườm đá, lăn trứng gà luộc… Tình trạng trên sẽ hết sau 1- 2 tuần, bạn không cần quá lo lắng.
1. Nâng cung chân mày bị bầm tím là gì?
Sau nâng cung chân mày hiện tượng bầm tím xảy ra rất phổ biến. Mức độ bầm tím có thể khác nhau ở mỗi khách hàng, phụ thuộc vào một số yếu tố như cơ địa, kỹ thuật của bác sĩ, tình trạng bệnh lý mắc phải từ trước. Đa số trường hợp bầm tím xảy ra tạm thời và giảm dần sau 1- 2 tuần, nhưng vẫn có trường hợp tình trạng đấy kéo dài đến vài tuần.
Các triệu chứng của vết bầm tím bao gồm sự thay đổi màu sắc xung quanh vị trí phẫu thuật, kèm theo tình trạng sưng đau. Một số khách hàng còn cảm thấy khó chịu ở vùng can thiệp thẩm mỹ. Do đó, bạn cần theo dõi chặt chẽ vết bầm tím và thông báo với bác sĩ nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc đáng lo ngại khác.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng bầm tím sau nâng cung chân mày
Cung chân mày bị bầm tím sau nâng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
2.1 Chấn thương mạch máu
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây bầm tím sau thẩm mỹ nâng cung chân mày. Trong quá trình phẫu thuật bác sĩ có thể vô tình làm tổn thương các mạch máu ở trán, khiến máu bị rò rỉ vào các mô xung quanh dẫn đến xuất hiện vết bầm.
2.2 Tình trạng viêm
Các vết rạch thực hiện trong quá trình phẫu thuật có thể gây viêm ở các mô xung quanh, gây ra bầm tím. Tình trạng viêm có thể tăng nặng hơn do các yếu tố như hút thuốc, sử dụng các loại thuốc,…
2.3 Độ tuổi và loại da
Tuổi tác và đặc điểm da của khách hàng cũng là nguyên nhân hình thành vết bầm tím sau nâng cung chân mày. Ở độ tuổi càng lớn, làn da của khách hàng càng trở nên mỏng hơn khiến da dễ bị bầm tím hơn. Ngoài ra, những người có làn da trắng khả năng bị bầm tím cũng cao hơn người có làn da sẫm màu.
2.4 Thuốc và thực phẩm sử dụng
Một số loại thuốc hay chất bổ sung sử dụng trong thời gian sau nâng cung chân mày làm tăng nguy cơ bầm tím. Ví dụ như thuốc loãng máu ibuprofen, aspirin, warfarin, cản trở hình thành các cục máu đông của cơ thể, dẫn đến chảy máu nhiều và bầm tím. Ngoài ra, các thực phẩm bổ sung như bạch quả và tỏi cũng làm tăng nguy cơ đấy.
2.5 Bệnh lý tiềm ẩn
Khách hàng mắc một số bệnh lý tìm ẩn cũng là nguyên nhân khiến vùng chân mày bị bầm tím kéo dài. Có thể kể đến như người bị rối loạn chảy máu (bệnh máu khó đông). Tương tự những người bị rối loạn tự miễn dịch như lupus có nguy cơ bị bầm tím cao hơn do viêm nhiễm trong cơ thể.
3. 7 cách điều trị bầm tím sau nâng cung chân mày
Khắc phục tình trạng bầm tím mắt sau nâng cung chân mày, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:
3.1 Dùng thuốc chuyên dụng
Sau nâng cung chân mày, bác sĩ thường kê các loại thuốc làm tan máu bầm cho khách hàng sử dụng. Trong đó, Alpha Choay được kê đơn nhiều nhất.
Hoạt chất Chymotrypsin trong thuốc có khả năng chống phù nề và kháng viêm dạng men, Chymotrypsin và các men tiêu protein khác có tác dụng ngăn chặn tổn thương mô, giảm sự hình thành fibrin (sợi tơ huyết). Men tiêu protein sẽ thủy phân các sợi tơ huyết, hạn chế hình thành cục máu đông hoặc hiện tượng phù nề.
3.2 Chườm ấm
Chườm ấm là cách khá hiệu quả trong việc giảm bầm tím. Khi chườm ấm sẽ giúp các mạch máu lưu thông, các sợi tơ huyết, phần máu đông được lọc, đào thải ra bên ngoài cơ thể. Xoa dịu vùng tổn thương từ đó giảm sự sưng bầm sau phẫu thuật.
Bạn có thể cho nước ấm vào túi chườm cỡ nhỏ 200ml, chườm xung quanh vùng da phẫu thuật như mắt, má, trán để xóa tan máy bầm sau nâng cung chân mày.
3.3 Chườm đá
Bên cạnh chườm ấm thì chườm đá cũng là cách hữu hiệu để kiểm soát và giảm sự sưng bầm sau nâng cung cung chân mày. Sau phẫu thuật 48 giờ, bạn nên chườm đá 2 tiếng/lần, thực hiện trong 2 – 3 ngày đầu sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
3.4 Lăn trứng gà luộc
Sau khi vết thương đã lành, để chữa bầm tím vùng cung chân mày, bạn có thể luộc trứng gà, sau đó lăn trứng ấm lên vùng bị bầm. Cách massage đó giúp máu huyết lưu thông, cải thiện tình trạng bầm tím.
3.5 Bổ sung vitamin C
Vitamin C có tác dụng chữa bầm tím, được nhiều bác sĩ khuyến nghị khách hàng sử dụng. Bởi đây là dưỡng chất có tác dụng kháng viêm, thúc đẩy quá trình chữa lành của cơ thể. Bạn có thể bổ sung vitamin C tự nhiên từ các loại trái cây cam, quýt, nho, ổi hoặc các loại rau cải…
3.6 Đắp mặt nạ khoai tây
Với những khách hàng chỉ bị sưng bầm tím nhẹ, sau khi cắt chỉ 7 ngày, bạn có thể đắp mặt nạ khoai tây lên vùng bị sưng. Cách làm đấy giúp xoa dịu vùng da bầm tím, giảm căng tức, từ đó cải thiện vùng cung chân mày.
3.7 Dùng nước ép bắp cải
Bạn có thể thay thế khoai tây bằng nước ép bắp cải, rồi thoa lên vùng da bị sưng. Nước bắp cải có tác dụng làm dịu mát và giảm bầm tím sau khi nâng cung chân mày.
4. Lưu ý để phòng tránh bầm tím kéo dài sau nâng cung chân mày
Để giảm nhanh tình trạng bầm tím, hạn chế tối đa các biến chứng xảy ra, bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau đây:
4.1 Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ
- Tuân thủ tư thế nằm thẳng, kê cao đầu khi ngủ để máu lưu thông tốt hơn, tránh hiện tượng máu ứ đọng trên mặt.
- Trong khoảng 5 – 7 ngày đầu, bạn không nên rửa mặt, gội đầu trực tiếp với nước. Trước khi thực hiện cần tham khảo tư vấn của bác sĩ.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tránh các thực phẩm nằm trong “danh sách đen” như hải sản, đồ nếp…
- Đi lại vận động nhẹ nhàng, tránh gây tụ máu.
- Bổ sung đầy đủ nước và rau củ mỗi ngày giúp vết thương mau chóng phục hồi.
4.2 Bảo vệ chân mày khỏi các tác động tiêu cực
Những tác động tiêu cực như trang điểm hay sử dụng mỹ phẩm,… đều gây ra những ảnh hưởng không tốt đến vết thương, kéo dài thời gian bầm tím. Do đó, bạn cần hạn chế những tác động không tốt kể trên nhằm đảm bảo rút ngắn thời gian nhận kết quả thẩm mỹ cuối cùng.
– Tránh tác động mạnh vào vùng phẫu thuật
Những tác động mạnh trong thời gian hậu phẫu là cực kỳ nguy hiểm, làm tổn thương nặng hơn, thậm chí gây ra các biến chứng. Bạn nên tạm ngừng chơi các môn thể thao, bộ môn phải vận động thể chất mạnh, va chạm đến khu vực vết thương.
– Không sử dụng mỹ phẩm hay trang điểm
Đây là điều cần thiết để giữ cho vết thương không bị nhiễm trùng do mỹ phẩm tác động sâu vào da. Trong trường hợp công việc bắt buộc phải trang điểm, bạn lưu ý chỉ make up nhẹ nhàng, lưu ý nên tránh xa khỏi khu vực phẫu thuật.
– Tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời, khói bụi
Bụi bẩn hay tia UV từ mặt trời có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hồi phục của vùng chân mày. Chính vì thế, tốt nhất bạn nên hạn chế ra ngoài, nếu bắt buộc phải đi thì đeo kính râm và che chắn cẩn thận.
4.3 Tái khám định kỳ theo lịch hẹn bác sĩ
Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ là cần thiết nhằm theo dõi diễn biến của quá trình hồi phục, kiểm soát biến chứng. Đồng thời, bác sĩ thẩm mỹ viện Thái Lan tại Việt Nam có biện pháp khắc phục phù hợp nếu xuất hiện bất thường.
Tóm lại nâng cung chân mày bị bầm tím là hiện tượng thường gặp sau can thiệp thẩm mỹ. Bạn cần ghi nhớ những lưu ý chăm sóc, tái khám định kỳ tránh để tình trạng bầm tím kéo dài, bảo đảm kết quả thẩm mỹ nâng cung chân mày tối ưu.
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×