Chăm sóc sau nâng ngực nhanh hồi phục, ngực quyến rũ
Chăm sóc sau nâng ngực được chia thành từng giai đoạn với những diễn biến hồi phục tương ứng. Chị em học cách chăm sóc vòng 1 đúng cách sẽ giúp rút ngắn thời gian lành thương, sở hữu vóc dáng hoàn hảo với núi đôi săn chắc, nóng bỏng.
1. Tại sao sau nâng ngực cần kiêng cữ
Nâng ngực là phương pháp thẩm mỹ không còn xa lạ với nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên sau nâng ngực bạn cần chú ý một số vấn đề hậu phẫu bởi các lý do sau:
– Không để lại sẹo: Quá trình chăm sóc hậu phẫu đóng vai trò quan trọng giúp vết thương không bị thâm xấu hay để lại dấu vết thẩm mỹ.
– Rút ngắn thời gian lành thương: Bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng góp phần tăng cường sức khỏe, đẩy nhanh quá trình phục hồi và không làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
– Hạn chế xảy ra các biến chứng hậu phẫu: Việc thực hiện chăm sóc hậu phẫu còn giúp bạn tránh các biến chứng nguy hiểm: Sưng tấy, viêm nhiễm, mưng mủ, bao xơ…
Thông thường thời gian kiêng khem sau phẫu thuật nâng cấp vòng 1 thường không quá dài, chỉ chưa đầy 3 tháng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đấy cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn từ bác sĩ.
-
2. Hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng ngực nhanh lành
Như đã đề cập đến ở phần trên, cách chăm sóc hậu phẫu đóng vai trò rất quan trọng đối với kết quả thẩm mỹ. Do đó, bạn cần ghi nhớ những chỉ dẫn cụ thể đến từ bác sĩ thẩm mỹ như sau:
2.1 Chăm sóc sau nâng ngực 5-7 ngày đầu
Những ngày đầu tiên sau phẫu thuật, hầu hết khách hàng đều có cảm giác đau đớn và căng tức toàn bộ vùng ngực, cơ thể luôn ở trạng thái mệt mỏi nên cần phải chú trọng nghỉ ngơi.
Đặc biệt trong 24 – 48 giờ, bạn có thể gặp tình trạng nóng ran người, sốt nhẹ và ửng đỏ bầu vú. Điều đó cho thấy mô cấy ghép đang dần thích nghi với môi trường bên trong khoang ngực.
Sau 2 ngày đầu bạn chỉ nên tắm nước ấm, chú ý quay lưng về hướng vòi hoa sen để hạn chế đọng nước vào vết mổ.
Việc thay băng và uống thuốc trong thời gian đầu cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời bạn cần tuyệt đối không được vận động mạnh, chà gãi hay làm việc nặng, nên dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn.
Bạn nên tận dụng đá lạnh, chườm nhẹ nhàng 10 – 15 phút/ngày để tăng hiệu quả giảm sưng tấy, tạo cảm giác thoải mái và xoa dịu tình trạng bầm tím.
Cho tới ngày thứ 5 bạn có thể di chuyển nhẹ nhàng hoặc tập yoga với tư thế dễ thực hiện giúp cơ thể dần làm quen cũng như hạn chế căng cơ, tụ máu nơi vết thương.
Trong chế độ ăn uống, nguyên tắc cần nhớ là:
– Tránh các món ăn gây dị ứng, bầm tím: Xôi nếp, hải sản, thịt bò, thịt gà,…
– Ăn các món ăn mềm (cháo, súp, bánh…) dễ tiêu hóa, giàu vitamin A, C như trái cây mọng nước, rau xanh.
– Thêm các món chứa nhiều axit amin (đậu nành, thịt nạc, hạnh nhân, sữa chua…), bớt món ăn cay nóng.
– Bổ sung axit béo omega-3 giúp tuần hoàn máu tốt (cá thu, dầu gan cá, cá hồi).
– Uống nhiều nước, bổ sung các khoáng chất từ nước ép, sinh tố.
2.2 Chăm sóc sau nâng ngực sau 15 ngày
Đây là thời gian bầu ngực trên đã hồi phục nhanh chóng nhưng cũng rất dễ tổn hại nghiêm trọng nếu xảy ra chuyện ngoài ý muốn.
Thời gian cắt chỉ sẽ vào ngày 7 – 10 (tùy theo tiến trình hồi phục của mỗi người). Sau cắt chỉ bạn vẫn cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ chăm sóc, không được vội vàng làm ảnh hưởng đến kết quả nâng cấp núi đôi.
Lúc đó, các mô sẹo tại vết mổ trong giai đoạn lành lại, chị em không nên tụ tập ở nơi đông người để tránh va chạm. Đồng thời, không thực hiện các bài tập thể dục đòi hỏi nhiều động tác ngực, cánh tay, vai…
Nếu vết bầm chưa tan hết, bạn hãy dùng túi sưởi để chườm nhưng cần kiểm tra độ ấm nóng và lót khăn tránh làm bỏng da.
Bên cạnh đó, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tạo áp lực và căng thẳng cho bản thân làm ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục.
Một số lưu ý khác cần nhớ:
– Không tắm nước quá nóng, khi tắm quay lưng về phía vòi hoa sen.
– Dùng khăn mềm lau nhẹ vùng ngực, tuyệt đối không chà miết vào vết mổ.
– Mặc áo định hình vòng 1 liên từ từ 4 – 6 tuần kể cả khi ngủ, kết hợp với áo ngoài rộng.
– Tiếp tục thực hiện chế độ ăn kiêng, uống nhiều nước và hạn chế rượu bia.
2.3 Nâng ngực sau 1 – 2 tháng
Thời điểm từ tuần thứ 4 trở đi, bầu ngực đã bắt đầu lên form chuẩn, cảm giác đau nhức và sưng tấy gần như biến mất. Bạn cần xây dựng chế độ vận động khoa học, dần dần nâng cao mức độ từ nhẹ đến nặng và phù hợp với sức lực của mình.
Bạn nên chọn áo bra không gọng, vừa vặn với ngực để tránh gây chèn ép, làm dịch chuyển vị trí mô cấy. Trang phục cần đảm bảo rộng rãi, thoáng mát, thoải mái nhằm tránh gây áp lực khiến cơ vòng 1 căng tức.
Khi mô sẹo đã liền lại, bạn có thể nhẹ nhàng massage kết hợp bôi kem nghệ nhằm giúp diện mạo bầu ngực sau khi nâng trở nên hoàn hảo hơn.
Trong thời gian đó, chị em nên nằm ngủ thẳng người, đệm gối mềm 2 bên và tuyệt đối không nên nằm sấp, tránh gây chèn ép quá mức làm tổn thương cơ ngực hoặc xô lệch túi độn.
Về chế độ ăn uống, bạn cần kiêng một số món gây sẹo thâm, sẹo lồi (thịt bò, lòng trắng trứng, rau muống…) và không nên nạp quá nhiều món ăn chứa dầu mỡ.
Sau nâng ngực từ 2 tháng trở đi, bạn sẽ thấy núi đôi dần căng mịn tự nhiên, mọi cảm giác khó chịu gần như không còn. Trước khi quay lại cuộc sống bình thường bạn nên tái khám và hỏi ý kiến chuyên gia để có quyết định đúng đắn nhất.
Ngực đẹp ước mơ – ưu đãi siêu bất ngờ
3. Lưu ý quan trọng khi chăm sóc sau nâng ngực
Bạn cần nắm rõ những lưu ý quan trọng sau nâng ngực dưới đây để có thể chủ động kiểm soát và xử lý kịp thời trong trường hợp xảy ra biến chứng.
3.1 Dùng thuốc, xử lý vết thương
Hậu nâng ngực hầu hết chị em đều gặp phải một vài triệu chứng phổ biến và cần dùng đến thuốc. Trong đó gồm:
– Buồn nôn
- Do tàn dư của thuốc gây mê, thường xảy ra ở những người có cơ địa yếu.
- Nên uống thuốc chống buồn nôn sau 6 giờ/lần.
- Uống trong 24 – 48 giờ để cải thiện.
– Đau nhức
- Dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
- Dành thời gian nghỉ ngơi vì những loại thuốc đó dễ gây buồn ngủ, chóng mặt.
- Không lạm dụng tránh làm ảnh hưởng đến gan và tăng nguy cơ táo bón.
- Không dùng thuốc chứa aspirin bởi chúng dễ làm loãng máu.
– Nhiễm trùng
- Bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh giúp khách hàng bảo vệ vết mổ khỏi viêm nhiễm.
- Dùng thuốc trong 2 tuần đầu theo hướng dẫn.
- Trong thời gian đầu vết thương rất dễ bị chảy dịch và máu, bạn nên thay bông băng mới sau 24 giờ và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để thực hiện đúng cách.
3.2 Sinh hoạt & vệ sinh cá nhân
Bên cạnh việc chăm sóc vết thương bạn cũng cần chú trọng đến thói quen sinh hoạt, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
– Vận động
- Hạn chế cử động cánh tay, vai và không cúi người.
- Thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng, không đổ nhiều mồ hôi.
- Không khuân vác vật nặng >2kg.
– Giấc ngủ
- Nằm ngửa, chèn gối xung quanh người.
- Gối cao đầu hơn một chút so với ngực.
- Không đè tay hay đặt gối ôm trên ngực.
– Vệ sinh cá nhân
- Không tắm nước nóng hay xông hơi.
- Thay đồ mỗi ngày và giặt sạch sẽ ngay sau đó.
Đăng kí tư vấn cùng bác sĩ nâng ngực uy tín số 1
3.3 Mặc áo định hình
Áo định hình ngực sẽ giúp cố phần vòng 1 của bạn sau, đảm bảo ngực không bị xô lệch, kết quả thẩm mỹ tối ưu. Bạn nên mặc áo định hình khoảng 2 tuần hoặc hơn theo chỉ định của bác sĩ. Các loại áo định hình hiện nay có thiết kế mềm mại và thoải mái, không gây khó chịu khi mặc nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
3.4 Chế độ dinh dưỡng
Theo bác sĩ thẩm mỹ, sau nâng ngực bạn cần bổ sung chất dinh dưỡng và chế độ kiêng khem khoa học để tránh các biến chứng hậu phẫu.
- Thực phẩm nên bổ sung
– Nhóm thực phẩm giàu đạm: Thịt lợn nạc, các loại đậu, sản phẩm chế biến từ sữa… để tăng tốt độ tái tạo tế bào, rút ngắn thời gian lành vết thương.
– Nhóm thực phẩm đồi dào vitamin và chất xơ: Rau xanh, trái cây, củ quả có màu đỏ cam, các loại nấm, khoai lang, khoai tây,… có tác dụng chống sưng viêm tăng sức đề kháng và làm mờ vết thâm hiệu quả.
– Nhóm thực phẩm giàu sắt: Giúp hỗ trợ cho quá trình tái tạo các tế bào màu như gan động vật, hàu, sò huyết, sữa tươi…
– Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng chất béo lớn từ thực vật: Các loại hạt, bơ, tinh dầu… hạn chế tình trạng nhiễm trùng và hỗ trợ hệ tuần hoàn.
- Thực phẩm không nên bổ sung
– Hải sản: Kích ứng gây ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ
– Thịt bò, trứng: Ảnh hưởng tới sắc tố da, hình thành sẹo thâm và lang ben.
– Rau muống: Nguyên nhân hình thành sẹo lồi.
– Thịt gà, đồ nếp: Khiến vết thương mưng mủ, viêm nhiễm.
– Đồ ăn cay nóng, dầu mỡ: Gây nóng trong và cản trở quá trình hồi phục.
– Các chất kích thích: Cafe, thuốc lá, bia rượu dễ gây bầm tím và kéo dài thời gian hồi phục.
4. Kinh nghiệm chăm sóc sau nâng ngực
Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc sau nâng cấp vòng 1 được chia sẻ từ những khách hàng thực tế. Bạn có thể tham khảo để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình trùng tu núi đôi của mình.
– Khách hàng Trần Tố Uyên, Hà Nội
Trước khi nâng ngực mình đã tìm hiểu và biết được rằng ngoài yếu tố về chuyên môn bác sĩ, công nghệ áp dụng thì cách chăm sóc hậu phẫu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì thế sau khi nâng cấp vòng 1, mình đã nghiêm khắc tuân thủ hướng dẫn chăm sóc từ bác sĩ. Cụ thể như việc mặc áo ngực định hình trong khoảng 1 tháng, loại bỏ các thực phẩm kiêng kỵ với người sau nâng ngực, vệ sinh vết thương và thay băng đều đặn, đồng thời nằm ngửa khi ngủ. Nhờ đó mình có được vòng 1 như ý, căng tròn, cân đối.
– Khách hàng Lê Thu Hương, Hưng Yên
Kinh nghiệm chăm sóc sau khi nâng ngực của mình đó là bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ thịt lợn nạc, ăn nhiều trái cây tươi, đặc biệt trái cây có chứa vitamin C; ưu tiên ăn thực phẩm giàu sắt để bù lại lượng máu thiếu hụt sau can thiệp phẫu thuật. Chính vì thế mình hồi phục sức khỏe lại rất nhanh, vòng 1 cũng vào form nhanh chóng mà không gặp bất cứ biến chứng nào.
5. Giải đáp thắc mắc liên quan sau khi nâng ngực
Ngoài việc phải nắm rõ những nguyên tắc chăm sóc sau khi nâng ngực chị em cũng nên trang bị cho mình một số thông tin giải đáp thắc mắc đến từ bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Qua đó giúp bản thân tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc trong giai đoạn hồi phục.
5.1 Thực hiện nâng ngực bao lâu thì tự ngồi dậy được
Theo bác sĩ Robert Nguyễn – Thẩm mỹ bệnh viện Hồng Hà, hậu nâng ngực bắt buộc bạn phải nằm viện từ 24 – 48 giờ đầu tiên. Sau đó bạn có thể ngồi dậy, tự vệ sinh và đi lại nhẹ nhàng.
Sau 7 – 10 ngày vết mổ được cắt chỉ, túi độn ngực ổn định hơn. Bạn có thể đi lại bình thường và nếu thuộc dân văn phòng bạn có thể quay lại làm việc bình thường. Tuy nhiên nên hạn chế vận động tay với trường hợp nâng ngực qua đường nách. Đừng ngồi quá nhiều, thỉnh thoảng hãy đứng dậy đi lại nhẹ nhàng cho máu huyết lưu thông.
5.2 Thẩm mỹ nâng ngực kiêng ăn bao lâu
Bác sĩ Robert Nguyễn cho biết sau nâng ngực khách hàng nên kiêng ăn rau muống, hải sản, trứng, đồ nếp, các loại thịt như dê, bò, gà, đồ uống chứa cồn… tối thiểu trong thời gian 1 tháng. Những người có cơ địa dữ, vết thương lâu lành cần kiêng thêm 1 – 2 tháng cho đến khi ngực lành hẳn.
5.3 Sau nâng vòng 1 bao lâu thì quan hệ được
Sau khi tu sửa vòng 1, các mô cơ cần thời gian để hồi phục và thích nghi với sự thay đổi của cơ thể vì thế cần kiêng các hoạt động mạnh như quan hệ tình dục trong khoảng 2 – 4 tuần để tránh gây đau nhức hay xô lệch dáng ngực. Sau đó các cặp vợ chồng có thể quan hệ lại bình thường.
Tuy nhiên hãy thực hiện các động tác gần gũi về thể xác một cách cẩn thận và chậm rãi. Khi quan hệ tình dục tránh các thao tác hoặc cử động vú vì có thể bạn hoặc đối tác của bạn làm ảnh hưởng đến mô cấy đặt trong khoang ngực.
Thực tế mốc thời gian sẽ khác nhau ở mỗi chị em sau nâng ngực. Do đó bạn cần lắng nghe cơ thể, đồng thời tham vấn ý kiến từ bác sĩ để chọn thời điểm quan hệ tình dục phù hợp, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ núi đôi cuối cùng.
Chăm sóc sau khi nâng ngực Thái lan sẽ không quá phức tạp và khó thực hiện nếu bạn nắm được những kiến thức cơ bản chia sẻ trong bài viết. Vì thế, bạn hãy sắp xếp công việc, lên kế hoạch nghỉ dưỡng cũng như tuân thủ hướng dẫn chăm sóc hồi phục sau nâng ngực để sở hữu được vòng 1 căng tròn, quyến rũ.
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×