Hậu quả của nâng mũi khi về già? Những điều bạn cần biết
Hậu quả của nâng mũi khi về già là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Tuy nhiên, những biến chứng nâng mũi khi về già chỉ xảy ra khi phẫu thuật tại cơ sở chất lượng kém, sử dụng chất liệu sụn kém chất lượng, chăm sóc hậu phẫu sai cách. Nếu bạn đang băn khoăn về những di chứng hậu nâng mũi khi về già, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
I- Hậu quả của nâng mũi khi về già
Nâng mũi giúp tổng thể khuôn mặt hài hòa, cải thiện hết các khuyết điểm giúp nhan sắc thăng hạng. Tuy nhiên, phẫu thuật nâng mũi cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng khi thẩm mỹ tại cơ sở không uy tín. Thậm chí ngay cả khi về già cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể:
1/ Trí nhớ sụt giảm
Quá trình nâng mũi cần sự hỗ trợ của thuốc mê hoặc thuốc tê. Cả hai loại thuốc đều có thể ảnh hưởng đến trí nhớ nếu lạm dụng. Tình trạng suy giảm không xuất hiện nay sau phẫu thuật mà sẽ có biểu hiện sau nhiều năm. Đặc biệt, trí nhớ sẽ suy giảm ngày càng nhiều khi về già.
2/ Da lão hóa nhanh
Khi tuổi càng lớn thì quá trình lão hóa da diễn ra nhanh hơn, đồng thời sức khỏe cũng suy yếu do có nhiều bệnh lý. Sau nâng mũi, chăm sóc hậu phẫu không đúng cách sẽ khiến sức khỏe suy giảm, cơ thể và làn da cũng lão hóa nhanh gấp nhiều lần so với thông thường.

Cách chăm sóc hậu phẫu không đúng cách khiến làn da lão hóa nhanh hơn khi về già
3/ Dễ mắc bệnh lý nguy hiểm
Các loại thuốc gây mê, gây tê hoặc filler trong phẫu thuật nâng mũi có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Những người nâng mũi thường gặp các bệnh lý như: béo phì, tụt huyết áp, tiểu đường, bệnh liên quan tới tim mạch…
Những bệnh lý có hình thành hay không tùy thuộc vào cơ địa và mức độ thuốc tương tác với từng người. Do đó, trước khi quyết định bạn nên kiểm tra sức khỏe thật kỹ, cân nhắc đến yếu tố sức khỏe.
4/ Sống mũi thấp dần
Nâng mũi thành công, bạn sẽ sở hữu dáng mũi cao đúng mong muốn nhưng thời gian qua đi mũi có xu hướng thấp dần. Lúc đó, dáng mũi sẽ không còn đẹp nữa. Sống mũi thấp dần do 2 nguyên nhân:
– Tuổi tác càng lớn, cơ thể dần dần bị lão hóa, lượng collagen và elastin trong cơ thể cũng suy giảm. Vì vậy, liên kết mô và sụn lỏng lẻo dẫn đến chảy xệ.
– Chất liệu sụn sinh học dùng trong nâng mũi có độ tương thích với cơ thể không dài lâu.

Sống mũi thấp dần do da lão hóa hoặc chất liệu sụn không còn tương thích
5/ Biến dạng mũi
Mũi bị biến dạng bị cong, vẹo, sống mũi sụp là những hệ lụy của nâng mũi khi về già. Đặc biệt khi bước qua tuổi 55, tốc độ lão hóa nhanh khiến da mặt và mũi bị chảy xệ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến dáng mũi.
6/ Những cơn đau nhức
Sau phẫu thuật nâng mũi, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhức quanh mũi trong khoảng vài ngày. Tùy vào cơ địa mà mức độ đau và thời gian đau ở mỗi người là khác nhau.
Khi về già, những cơn đau mũi ấy sẽ tái phát lại mỗi khi trở trời, thay đổi thời tiết. Nhiều trường hợp còn bị chảy dịch mũi, vùng mũi căng cứng, cơn đau kéo dài lên đến hốc mắt.
7/ Khó khăn trong hô hấp
Phẫu thuật nâng mũi không can thiệp đến đường khí thở nhưng về già, sụn sẽ dần bị xơ hóa. Do đó, sụn có thể tụt ra chèn ép đường thở gây ra nhiều khó khăn trong việc hô hấp. Đặc biệt, khi bạn lao động nặng hoặc chạy bộ sẽ cảm thấy khó thở làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày.

Sụn bị xơ hóa dễ chèn ép đường thở gây ra khó khăn trong hô hấp
II- Cần làm gì để hạn chế những hệ lụy của nâng mũi khi về già?
Hệ lụy của nâng mũi khi về già nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ sở thẩm mỹ, chất liệu sụn, bác sĩ thực hiện, cách chăm sóc hậu phẫu. Do đó muốn giảm thiểu hệ lụy về già khi nâng mũi cần lưu ý 4 điều sau:
1/ Nâng mũi tại cơ sở uy tín
Lựa chọn địa chỉ nâng mũi là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm hạn chế tác hại. Đồng thời cũng hạn chế hậu quả khi về già, bảo vệ sức khỏe bản thân và nhan sắc. Vì vậy, khi quyết định nâng mũi hãy tìm đến các bệnh viện, thẩm mỹ viện danh tiếng đã được cấp phép hoạt động. Tại đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo đều đã được kiểm nghiệm cẩn thận nên đảm bảo thực hiện đúng quy trì tiêu chuẩn với hiệu quả tuyệt vời.
Không chỉ thế, nâng mũi tại những cơ sở uy tín sẽ hạn chế được rủi ro cũng như những biến chứng không mong muốn.
2/ Chọn chất liệu nâng mũi phù hợp với thể trạng
Cấu trúc dáng mũi phù hợp không chỉ giúp tôn lên các đường nét khuôn mặt mà còn quyết định độ bền của sụn. Do đó, bạn cần phải lắng nghe ý kiến bác sĩ thẩm mỹ để lựa chọn dáng mũi và chất liệu nâng mũi thích hợp với cơ thể.

Cần lắng nghe ý kiến bác sĩ để đưa ra lựa chọn chính xác
3/ Lựa chọn bác sĩ chuyên môn, tay nghề cao
Lựa chọn bác sĩ thực hiện cũng vô cùng quan trọng đến kết quả cuối cùng. Hãy tìm đến những bác sĩ được đào tạo bài bản, đầy đủ chứng chỉ hành nghề mới đảm bảo ca phẫu thuật an toàn.
4/ Chăm sóc sau nâng mũi cẩn thận
Thời gian hậu phẫu cần phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Cẩn thận kiêng cữ những món ăn, thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục hồi của mũi. Ngoài ra, hãy sử dụng thuốc đúng giờ để vết thương mau lành, hạn chế tối đa hậu quả khi về già.
Hậu quả của nâng mũi khi về già tùy thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến cơ địa, địa chỉ thực hiện, cách chăm sóc hậu phẫu của mỗi người. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ cơ sở thẩm mỹ và chuẩn bị kỹ càng để không xảy ra di chứng về sau.
Bài viết liên quan

Tiêm nâng mũi có hại không- Một số lưu ý quan trọng

Làm mũi có đau không – 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp khi làm mũi

Xỏ khuyên mũi có để lại sẹo không? Cách vệ sinh ngăn ngừa hình thành sẹo

Phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi có đau không? Lưu ý về cách chăm sóc

Nhập thông tin của bạn
×