Logo

Chỉnh vách ngăn mũi: Nguyên nhân và cách điều trị

Chỉnh vách ngăn mũi là phương pháp phẫu thuật đưa mũi về cấu trúc và hình dạng ban đầu. Bản chất của phương pháp trên giúp đặt vị trí vách ngăn vào vị trí trung vị thông qua việc cắt tỉa, định vị lại hoặc có thể thay thế sụn, xương giúp đường thở thông thoáng. Phẫu thuật trên được chỉ định với những dị hình vách ngăn gây cản trở thông khí, cản trở dẫn lưu mũi xoang, vẹo gây kích thích nhức đầu và cản trở đường vào phẫu thuật nội soi xoang.

1. Chỉnh lệch vách ngăn mũi là gì 

Chỉnh vách ngăn mũi là phương pháp phẫu thuật xén sụn và vách ngăn bên dưới niêm mạc nhằm tạo một vách ngăn thẳng và phân chia 2 hốc.

Khi vách ngăn mũi bị lệch, nó có thể gây ra nhiều vấn đề như khó thở, nghẹt mũi, viêm xoang và các triệu chứng khác. Quá trình phẫu thuật này thường bao gồm việc cắt hoặc gọt xương và sụn của vách ngăn mũi để điều chỉnh và sửa chữa hình dạng.

Phẫu thuật có thể được thực hiện thông qua phương pháp nội soi, trong đó các công cụ nhỏ được sử dụng thông qua ống nội soi để thực hiện thủ thuật. Việc sử dụng phẫu thuật nội soi giúp giảm thiểu vết thương và thời gian hồi phục sau phẫu thuật.

2. 5 Loại vẹo vách ngăn thường gặp

Trong y khoa, lệch vách ngăn được chia thành 5 dạng: 

– Lệch dạng chữ C, còn gọi là lệch 1 bên: Tình trạng gây tắc 1 bên, bên còn lại hoàn toàn bình thường. Người bệnh thường xuyên bị nghẹt ở bên bị tắc. Nhưng nếu quen dần thì khó phát hiện ra trừ khi dùng tay bịt bên vách bình thường lại. 

– Lệch dạng chữ S: Hiện tượng gây tắc cả 2 bên, đường thở eo hẹp dẫn đến khó thở hơn. Dạng lệch này thường không gây viêm nhiễm ở giai đoạn đầu. 

– Gai vách ngăn: Các mảnh xương nhô dài bên trong. Bằng mắt thường khó nhận biết được loại lệch này. Chỉ khi nội soi mới mới phát hiện ra bệnh lý. 

– Mào vách ngăn: Hiện tượng chiều dài phì đại nổi đội lên tạo nên 1 mào xương tại vị trí chân vách ngăn. 

– Dày vách ngăn: Là tình trạng viêm lâu ngày gây tụ máu và xơ hóa. Hệ quả là vách bị dày lên gấp nhiều lần so với bình thường. 

3. Vẹo vách ngăn nguyên nhân do đâu 

Vách ngăn bị lệch, vẹo hay biến dạng cấu trúc xuất phát từ nhiều lý do, trong đó phổ biến nhất là: 

– Do bẩm sinh: Khi còn trong bụng mẹ, quá trình hình thành bào thai gặp vấn đề khiến bị lệch. 

– Do bệnh lý: Mũi xuất hiện khối u hoặc dị vật làm khoang bị đè ép, khiến bị lệch vẹo. 

– Thói quen quẹt mũi khi bị viêm xoang, viêm dị ứng… kéo dài làm thay đổi cấu trúc, làm lệch vẹo. 

– Do chấn thương: Tai nạn gây va đập vùng mũi có thể khiến vách ngăn bị vẹo sang 1 bên. Với trẻ nhỏ, có thể xuất hiện do sang chấn trong quá trình chuyển dạ. Với người lớn, các tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động cũng khiến bị lệch. 

– Do quá trình lão hóa: Quá trình lão hóa của cơ thể khiến cấu trúc và vách ngăn thay đổi theo thời gian. 

Vẹo vách ngăn do chấn thương

Vẹo vách ngăn do chấn thương

4. Vẹo vách ngăn gây ra các triệu chứng gì

Nếu bị lệch ngăn, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng điển hình sau: 

– Nghẹt mũi: Mũi thường xuyên bị nghẹt 1 hoặc 2 bên khiến người bệnh cảm thấy khó thở cả khi không bị viêm. Nghẹt nghiêm trọng hơn khi gặp các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như: cảm cúm, cảm thường, dị ứng… 

– Chảy máu mũi: Vách tuy mỏng nhưng lại là nơi tập trung nhiều mạch máu. Nếu bị lệch, sẽ trở lên khô hơn mà làm tăng nguy cơ chảy máu. 

– Đau vùng mặt: Lệch vách gây tắc nghẽn , dẫn đến cảm giác đau và tức nặng nửa bên mặt. 

– Nằm nghiêng khi ngủ: Người bệnh thường có xu hướng nằm nghiêng do đường thở 1 bên bị hẹp. Tư thế ngủ này giúp bệnh nhân cảm thấy dễ thở hơn bình thường. 

– Nhức nửa đầu, nhức quanh hốc mắt: Người bệnh có thể nhức bên trái hoặc bên phải đầu tùy thuộc vào bị vẹo bên nào. Mức độ đau nhức tuy không quá dữ dội, nhưng nếu kéo dài sẽ gây nên nhiều khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt, khi thời tiết nắng nóng hoặc trời gắt, tình trạng đau nhức tăng nặng hơn so với bình thường. 

Vẹo vách ngăn gây ra nghẹt mũi

Vẹo vách ngăn gây ra nghẹt mũi

5. Vẹo vách ngăn mũi có nguy hiểm không 

Bác sĩ PTTM Robert Nguyễn – Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà cho biết, vẹo vách ngăn mũi độ nhẹ không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên đối với những trường hợp lệch vách ngăn nặng, phức tạp có thể dẫn đến các triệu chứng nhiễm trùng mũi, chảy máu cam, khô miệng,thở bằng miệng liên tục,…

Tình trạng lệch xảy ra khi chia đôi cánh mũi của người bệnh bị dịch chuyển. Mũi  xiêu vẹo, biến dạng bất thường. Trường hợp tỷ lệ hẹp vách bình thường hoặc ở mức độ nhẹ sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu lệch mức độ nghiêm trọng có nguy cơ cao gây nên các biến chứng sức khỏe như khó thở,tắc lỗ mũi. 

Đa số lệch vách ngăn mũi đều không nguy hiểm

Đa số lệch vách ngăn mũi đều không nguy hiểm

6. Vẹo vách ngăn mũi có cần phẫu thuật không – Chuyên gia trả lời

Bác sĩ PTTM Robert Nguyễn chia sẻ, không phải tất cả các trường hợp lệch vách ngăn đều phải phẫu thuật. Lệch vách ngăn cần phải phẫu thuật khi bệnh gây nên các biến chứng cho người bệnh như: thường xuyên nghẹt, hắt hơi nhiều, đau đầu, viêm mũi xoang, viêm tai giữa hoặc mất khứu giác. 

Có cần sửa vách ngăn hay không tùy thuộc vào mức độ bệnh và từng trường hợp cụ thể. Mỗi bệnh nhân bị lệch sẽ có hướng điều trị khác nhau. Trường hợp bị vẹo mức độ nhẹ, chỉ cần nắn sửa không cần thiết phải mổ sửa hình vách mũi. 

Nếu bị vẹo nhiều dẫn đến nhiều triệu chứng nghiêm trọng, kéo dài, bác sĩ buộc chỉ định phẫu thuật nội soi sửa hình vách ngăn. Khi sửa, bác sĩ sẽ tiến hành cắt, gọt toàn bộ hoặc 1 phần sao cho phù hợp với tình trạng. 

Phẫu thuật mổ chỉnh hình vách ngăn mũi

Phẫu thuật mổ chỉnh hình vách ngăn mũi

Dáng mũi cao, đẹp cực phẩm

7. Quy trình phẫu thuật nội soi sửa hình vách ngăn 

Phẫu thuật nội soi sửa hình vách ngăn là kỹ thuật sửa sao cho ngay thẳng, giúp quá trình lưu thông khí của hệ hô hấp dễ dàng hơn. Bản chất của kỹ thuật này là đưa về đúng vị trí trung vị tại đường giữa 2 bên. Sau phẫu thuật, khả năng lưu thông khí ở 2 bên đều nhau, giảm nguy cơ viêm và viêm xoang. 

Sửa hình vẹo bằng phương pháp nội soi hiện đang được thực hiện thường quy tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà trong phòng mổ hiện đại, đạt chất lượng 5 sao: 

Quy trình thực hiện sửa ngăn được tiến hành như sau: 

7.1. Trước phẫu thuật phẫu thuật sửa lệch vách ngăn

– Người bệnh cần bổ sung đầy đủ các thông tin, tiểu sử sức khỏe của bản thân như đã từng mắc bệnh nào hay chưa, đang uống các loại thuốc nào… Việc tìm hiểu tiểu sử giúp bác sĩ hiểu rõ về tình trạng của mỗi bệnh nhân. 

– Khám lâm sàng bao gồm làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm kiểm tra trong và ngoài… để loại bỏ nguy cơ rối loạn đông máu và huyết áp bất thường. 

– Chụp hình ảnh bao gồm chụp X Quang, chụp CT… giúp bác sĩ quan sát kỹ hơn cấu trúc để đánh giá chính xác mức độ lệch. 

– Người bệnh nên trao đổi thẳng thắn với bác sĩ các mong muốn và thắc mắc trong trước, trong và sau quá trình phẫu thuật. 

– Người bệnh cần ngừng sử dụng các loại thuốc chứa thành phần aspirin hoặc ibuprofen trước và sau phẫu thuật mổ sửa ngăn. Các thành phần này là tác nhân chính gây máu khó đông. 

– Tránh xa thuốc lá, bởi đây là tác nhân gây nhiều biến chứng sau phẫu thuật

– Ngày thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân cần nhịn ăn theo yêu cầu và nhờ người thân đưa, đón sau phẫu thuật. 

7.2. Trong khi thực hiện mổ sửa hình vách ngăn

– Bác sĩ thực hiện các thao tác cắt tỉa, định vị hoặc thay sụn… để sửa. Dựa vào từng tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ thực hiện các bước khác nhau. Toàn bộ quá trình phẫu thuật đều được thực hiện trong phòng mổ vô trùng tuyệt đối và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình để tránh gây nhiễm trùng và biến chứng. 

Người bệnh được gây tê cục bộ 100% để không cảm thấy đau đớn khi mổ sửa hình. Kẹp vách ngăn được sử dụng nhằm mục đích tránh làm xô lệch mũi đã sửa. Thời gian nắn hoặc phẫu thuật sửa lệch thường kéo dài từ 30 – 90 phút tùy mức độ phức tạp. Kết thúc phẫu thuật, người bệnh được đưa về phòng hồi sức đề theo dõi sức khỏe. 

7.3. Sau phẫu thuật

Người bệnh được đặt gạc đông để cầm máu. Tuy nhân vẫn cần thực hiện nghiêm chỉnh các lưu ý của bác sĩ để tránh chảy máu và lệch trở lại: 

– Tạo thói quen nằm ngủ tư thế đầu cao hơn

– Trong 2 tuần đầu sau mổ, tuyệt đối không xì hoặc dụi. 

– Không tập thể thao hay hoạt động mạnh như chạy bộ, bơi lội hay nhảy trong 1 tháng đầu tiên. 

– Ưu tiên các trang phục cài cúc. Tránh các trang phục chui đầu vì dễ tác động đến mũi. 

– Giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. 

Tuyệt đối không nên xì mũi sau phẫu thuật

Tuyệt đối không nên xì mũi sau phẫu thuật

8. Sửa hình vẹo vách ngăn mũi bao lâu thì lành

Theo bác sĩ PTTM Dr Robert Nguyễn, khách hàng sửa hình vẹo vách ngăn lành, ổn định hoàn toàn kéo dài từ 3 tháng đến 1 năm. Trong suốt giai đoạn này, vùng mũi sẽ trải qua quá trình phục hồi và điều chỉnh để đạt được kết quả cuối cùng.

Trong quá trình hồi phục, bạn có thể trải qua các giai đoạn như sưng, đau nhức và tổn thương. Có thể cần đến một vài tuần để sưng giảm và vết thương bắt đầu lành. Tuy nhiên, một số hiện tượng như tình trạng vách ngăn bị phù nề hoặc tổn thương dây chằng cần thời gian hồi phục lâu hơn.

Để đảm bảo quá trình lành tốt nhất, quan trọng là tuân thủ các hướng dẫn hồi phục từ bác sĩ phẫu thuật của bạn. Bạn nên tránh các hoạt động mạnh, tránh tiếp xúc với mũi và tuân thủ đúng liều thuốc và chế độ chăm sóc sau phẫu thuật.

Ngoài ra, khách hàng có thể gặp một số biến chứng khác như: 

– Form mũi bị thay đổi hoàn toàn

– Khứu giác bị ảnh hưởng

– Nướu và răng trên bị tê nhưng sẽ hết sau 1 thời gian

– Vách ngăn có thể xuất hiện lỗ

– Các triệu chứng do vách mũi phải, trái lệch không có dấu hiệu suy giảm sau phẫu thuật. 

9. Chỉnh vách ngăn mũi bao nhiêu tiền 

Tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà chi phí phẫu thuật vách ngăn mũi khi mổ kết hợp nâng mũi Thái Lan (không phải do bệnh lý) là 10.000.000 đồng. So với các bệnh viện khác, mức giá này có sự khác biệt và hợp lý hơn hẳn.

Theo đánh giá của bác sĩ PTTM Robert Nguyễn, phẫu thuật sửa vách ngăn mũi là phương pháp chỉnh hình phức tạp. Yêu cầu quá trình thực hiện từ bác sĩ thẩm mỹ có chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không ham rẻ để tình trạng bệnh thêm trầm trọng. 

Dáng mũi ưng ý thay đổi cả cuộc đời – Đăng kí tư vấn ngay

10. Lưu ý khi phẫu thuật vẹo vách ngăn 

10.1. Lựa chọn địa chỉ làm mũi uy tín

Điều đầu tiên người bệnh cần lưu ý là lựa chọn địa chỉ sửa lệch uy tín. Mặc dù chỉ là tiểu phẫu, nhưng người bệnh vẫn cần chọn các bệnh viện chuyên khoa, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành và áp dụng công nghệ cao để thực hiện. 

Người bệnh có thể tìm kiếm địa chỉ trên mọi nền tảng thông tin. Sau đó tiến hành sàng lọc theo các tiêu chí: Chỉ số xếp hạng từ chuyên trang y tế, reivew trực tiếp từ người bệnh, review trên các group làm đẹp, chỉ số đánh giá trên website… 

10.2. Vệ sinh và chăm sóc cẩn thận

Trong giai đoạn chăm sóc hậu phẫu sửa lệch, người bệnh cần chăm sóc cẩn thận. Tuyệt đối không được va đập mạnh vào để tránh dẫn đến đa chấn thương, vỡ vách ngăn hoặc nhiễm trùng diện rộng. 

– Vệ sinh bằng nước muối sinh lý, không được dùng bất cứ dung dịch nào khác như cồn, oxy già… 

– 3 tiếng nhỏ thuốc 1 lần theo đơn kê của bác sĩ

– Không nắn bóp, chọc ngoáy, xỏ khuyên, tỉa lông mũi. Nếu hắt xì cần thực hiện thật nhẹ nhàng. 

– Tạo thói quen ngủ tư thế thoải mái, không trùm chăn khi ngủ, không cúi đầu lâu

– Khi trang điểm không đánh khối lên, không lột mụn đầu đen hay tẩy tế bào chết. 

– Nếu vách bị lệch, lòi chỉ hoặc bị xuất huyết, người bệnh cần vệ sinh sơ bộ rồi đến ngay cơ sở y tế để xử lý kịp thời. 

10.3. Ăn uống lành mạnh & nghỉ ngơi hợp lý

Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng, trong đó, giảm lượng đạm, protein và chất béo, tăng cường nhóm xơ, keratin và vitamin. 

Trong tháng đầu tiên, kiêng ăn thịt gà, thịt bò, hải sản, lúa mì, gạo nếp, đậu bắp, rau muống. 

– Mỗi ngày nên bổ sung 300mg chất xơ trong khẩu phần ăn

– Sụn heo, cải xoăn, hành tây, hạt khô, khoai lang hay tỏi là các thực phẩm chứa nhiều keratin. 

– Không nên ăn nhiều hướng dương vì chúng chứa nhiều tạp chất và bụi

– Tập hít thở nhẹ nhàng, không nên thở qua đường miệng. 

– Nghỉ ngơi điều độ, tập các bài yoga nhẹ nhàng để điều hòa khí huyết

– Không hút thuốc lá, các chất kích thích, thuốc lào, vape… 

Có chế độ ăn uống hợp lý

Có chế độ ăn uống hợp lý

Vách ngăn mũi lệch không thể điều trị bằng nội khoa. Việc sử dụng thuốc co mạch tại chỗ kéo dài để giảm nghẹt chỉ làm cho tình trạng thêm trầm trọng. Cách điều trị tốt nhất là phẫu thuật chỉnh vách ngăn mũi. Tuy nhiên, vẹo mũi có cần phẫu thuật không còn phụ thuộc vào mức độ bệnh. Mổ vẹo được thực hiện khi cần sửa hình, cắt gọt 1 phần hay toàn bộ vách bị lệch.

Có 0 bình luận bài Chỉnh vách ngăn mũi: Nguyên nhân và cách điều trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí