Logo

Treo ngực sa trễ có đau không? Những rủi ro bạn nên biết

Treo ngực sa trễ có đau không? Đây là nỗi niềm trăn trở của phái nữ đang có ý định thực hiện phương pháp này. Hiện tại, treo ngực sa trễ được đánh giá là phương pháp khắc phục hiệu quả tình trạng ngực chảy xệ, chùng nhão. Thay vì cố mặc những chiếc áo rộng để che đi khuyết điểm thì chị em có thể tìm đến phương pháp treo ngực sa trễ.  

I- Treo ngực sa trễ có đau không? 

Quá trình phẫu thuật treo ngực sa trễ không đau bởi khách hàng đã được gây mê trước khi thực hiện. Kết thúc ca phẫu thuật, một số trường hợp sẽ có triệu chứng căng tức, ê ẩm vùng ngực, cánh tay khó cử động hoặc hơi chóng mặt do ảnh hưởng của thuốc mê. Những phản ứng phụ ấy chỉ là tạm thời và sẽ thuyên giảm trong khoảng 5 – 7 ngày. 

Đối với những người có cơ địa nhạy cảm, khả năng chịu đau kém thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh nhằm giảm sưng, tiêu viêm. 

Trước phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ nên không hề đau đớn

Trước phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ nên không hề đau đớn

II- Những rủi ro có thể gặp phải khi treo ngực sa trễ

Một số trường hợp khách hàng lựa chọn nhầm cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng, bác sĩ kém chuyên môn hoặc cách chăm sóc hậu phẫu tại nhà sai cách nên khó tránh khỏi những rủi ro như: 

– Phản ứng với thuốc mê: Tình trạng này xảy ra khi bác sĩ không thử nghiệm thuốc trước phẫu thuật và thực hiện không đầy đủ kiểm tra sức khỏe. Nhiều trường hợp nặng bị sốc phản vệ hay tử vong sau khi gây mê. 

– Sưng đau, căng tức ngực: Bác sĩ thực hiện chuyên môn kém thực hiện xâm lấn quá sâu gây tổn hại đến hệ thống dây thần kinh. Điều đó khiến vùng ngực bị căng đau và phù nề kéo dài kèm theo nhiều dấu hiệu khác như: khó thở, nhức, ửng đỏ… 

– Tụ máu quanh ngực: Những thao tác xử lý ngực sa trễ không đúng cách của bác sĩ hoặc do bạn ăn những món cay nóng, chiên rán, bia, rượu… có khả năng gây ứ đọng cục máu đông. 

– Nhiễm trùng: Việc vệ sinh vết mổ không đúng cách hoặc không vệ sinh hàng ngày sẽ khiến vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập.  Khi đó, tại vết mổ sẽ xuất hiện viêm nhiễm, xuất huyết, chảy dịch, đau ngực…

– Chỉ khâu bị bung: Bác sĩ thiếu kinh nghiệm nên kỹ thuật khâu đóng vết thương không chuẩn khiến cho chỉ dễ bị bung khi khách hàng cử động. Điều này nếu xử lý không khéo léo sẽ khiến bầu ngực khó lành hơn. 

Tụ máu sẽ quanh ngực sẽ xảy ra khi chăm sóc sai cách

Tụ máu sẽ quanh ngực sẽ xảy ra khi chăm sóc sai cách

III- Có những cấp độ treo ngực sa trễ nào? 

Hiện nay, các bác sĩ sẽ dựa vào mức độ sa trễ của ngực để áp dụng các kỹ thuật khác nhau. Sa trễ ngực đang được phân chia thành 4 cấp độ như sau: 

1/ Ngực sa trễ cấp độ 1 

Cấp độ 1 là mức độ chảy xệ nhẹ nhất, đầu ti hơi hướng xuống dưới và phần chân ngực thấp hơn từ 2 – 3 cm so với bình thường. Để treo ngực sa trễ, bác sĩ sẽ tiến hành rạch phía trên quầng vú theo hình cung tròn. Sau đó bác sĩ sẽ cắt bỏ phần mô thừa rồi khâu lại da xung quanh quầng vú. 

2/ Ngực sa trễ cấp độ 2 

Nhũ hoa thấp hơn đường chân ngực tại vị trí cân bằng. Lúc này bầu ngực sẽ chúc xuống dưới từ 3 – 5 cm. 

Tương tự như cấp độ 1, bác sĩ sẽ rạch một đường hình vòng cung quanh quầng vú để loại bỏ mô, mỡ và da thừa ở bầu ngực. Tiếp đó, bác sĩ sẽ định hình lại và khâu bằng chỉ thẩm mỹ. Kết quả cuối cùng, bầu ngực được nâng lên thấy rõ. 

3/ Ngực sa trễ cấp độ 3 

Với ngực sa trễ ở cấp độ 3, tính từ vị trí cân bằng thì nhũ hoa sẽ thấp hơn khoảng từ 5 – 10 cm và đường chân ngực cách rốn chỉ 5cm. 

Giống như các cấp độ trước, bác sĩ sẽ tiến hành rạch xung quanh quầng ngực. Tuy nhiên ở cấp độ 3 sẽ rạch một đường từ quầng vú xuống bầu ngực. Sau đó, những thao tác nhằm loại bỏ mô, mỡ, da được thực hiện để thu nhỏ ngực đưa về vị trí cân bằng. 

4/ Ngực sa trễ cấp độ 4 

Tình trạng sa trễ này là nặng nhất trong 4 cấp độ khiến cho nhũ hoa thấp hơn vị trí cân bằng khoảng 10cm. Vùng đầu ti sẽ chúc sâu xuống dưới. 

Ở cấp độ 4, bác sĩ sẽ tiến hành rạch theo đường chữ T với 1 đường ngang chân ngực còn 1 đường dọc từ quầng vú. Da và mỡ thừa sẽ được loại bỏ phần lớn để thu gọn kích thước rồi khâu cố định để nâng vòng 1 cao hơn. 

Với 4 cấp độ sa trễ ngực sẽ có kỹ thuật phẫu thuật khác nhau

Với 4 cấp độ sa trễ ngực sẽ có kỹ thuật phẫu thuật khác nhau

IV- Cách chăm sóc sau phẫu thuật chảy xệ an toàn 

Sau phẫu thuật treo ngực chảy xệ muốn vùng ngực nhanh lành cần có cách chăm sóc khoa học như sau: 

– Nếu có hiện tượng sưng và bầm nhẹ sau khi treo sa trễ có thể chườm lạnh để giảm thiểu cảm giác khó chịu. 

– Bạn cần mặc áo ngực định hình thường xuyên trong 2 tuần để cố định ngực ở đúng vị trí. 

– Giữ tư thế nằm ngửa không nằm nghiêng hay nằm sấp. 

– Sau 1 tháng kể từ ngày nâng ngực cần phải kiêng những món liên quan đến rau muống, thịt gà, đồ nếp… Những thực phẩm đó đều khiến vết thương mưng mủ và khó lành hơn. 

– Hạn chế vận động mạnh và các hoạt động thể thao trong 1 tháng đầu tiên. 

– Vệ sinh vùng ngực sạch sẽ và thực hiện thay băng hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. 

– Tái khám định kỳ theo lịch hẹn để bác sĩ kịp thời phát hiện nếu có vấn đề xảy ra.  

Hy vọng, sau khi tham khảo bài viết trên đây các tín đồ làm đẹp đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc “Treo ngực sa trễ có đau không?” và hiểu biết thêm về phương pháp treo sa trễ. Phương pháp treo ngực chảy xệ không hề đau đớn và an toàn nếu bạn lựa chọn đúng cơ sở thẩm mỹ uy tín. Vì vậy, hãy tỉnh táo khi lựa chọn để lấy lại vòng 1 đầy đặn, căng tròn như thuở đôi mươi. 

Hiển thị nguồn
times of india: “6 chest exercises for sagging breasts”
pristyncare: “How To Fix Saggy Breasts? Best Breast Lift Exercises & Natural Methods”
healthline: “Natural and Home Remedies for Sagging Breasts”
 
 

 

 
Có 0 bình luận bài Treo ngực sa trễ có đau không? Những rủi ro bạn nên biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí