Logo

Làm mũi có đau không – 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp khi làm mũi

Rất nhiều khách hàng khi tân trang mũi thắc mắc làm mũi có đau không. Thực chất, quá trình nâng mũi không gây đau đớn cho khách hàng vì đây là một tiểu phẫu nhỏ, mức độ xâm lấn thấp và bác sĩ cũng đã tiến hành gây mê trước khi làm phẫu thuật. 

1. Làm mũi có đau không

Bác sĩ PTTM Robert Nguyễn – Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà cho biết, trong quá trình nâng mũi khách hàng sẽ không có cảm giác đau đớn. Lý do vì trước khi thực hiện bác sĩ đã gây tê cục bộ hoặc gây mê nên cảm giác đau đớn được loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, khi kết thúc phẫu thuật, bạn có thể bị đau.
 
Cụ thể diễn tiến như sau:

1.1 Trong quá trình làm mũi có đau không

Trong giai đoạn này tất cả các khách hàng đều không không bị đau đớn. Bạn có thể yên tâm nâng mũi và hình dung về kết quả sau này. Nhanh chóng thôi, chỉ sau 60 – 150 phút bác sĩ đã hoàn tất cuộc phẫu thuật. 
 
Làm mũi có đau không - Trong quá trình phẫu thuật nâng mũi không gây đau đớn

Trong quá trình phẫu thuật nâng mũi không gây đau đớn vì bác sĩ đã tiêm thuốc gây tê/mê

1.2 Hậu phẫu làm mũi có đau không

Sau 6 – 8 giờ thuốc tê/mê hết tác dụng, khách hàng có thể gặp tình trạng đau ở vị trí mũi,  xung quanh mũi, gò má và quanh mắt.
 
Tuy nhiên cảm giác đau sẽ nhanh chóng dịu đi khi dùng thuốc giảm đau. Vài ba ngày hậu phẫu thuật, bạn chỉ còn cảm giác căng tức rất nhẹ và thông thường khoảng sau 5 ngày tình trạng trên sẽ biến mất hoàn toàn.

2. Làm mũi lần 2 có đau không

Cũng theo bác sĩ PTTM Robert Nguyễn nâng mũi lần 2 không đau bằng lần đầu. Bởi khoang mũi đã được bác sĩ tạo từ trước nên ở lần nâng mũi tiếp theo sẽ ít gây ra các tổn thương. 
 
Sau nâng mũi bị đau nhức là hiện tượng bình thường vì sửa mũi lần 2,3 đều có tác động đến vùng mũi tương tự như lần đầu.
 
Thông thường việc sửa lại mũi sẽ được tiến hành sau 3 – 6 tháng tùy thuộc vào tình trạng chiếc mũi. Khi đó chiếc mũi đã hồi phục và bạn có thể nâng, sửa mũi lại mà không lo ảnh hưởng đến chức năng của chúng.
 
Mức độ đau đớn khi làm mũi lần 2 không bằng lần đầu vì ít ây ra các tổn thương

Mức độ đau đớn khi làm mũi lần 2 không bằng lần đầu vì ít ây ra các tổn thương

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến làm mũi bị đau

Thực tế tình trạng và mức độ đau khi nâng mũi sẽ có sự khác nhau ở mỗi khách hàng, phụ thuộc vào các yếu tố như:

3.1 Kỹ năng và kinh nghiệm bác sĩ

Kỹ thuật và tay nghề của bác sĩ càng cao thì tỉ lệ thành công càng lớn, khả năng giảm thiểu xâm lấn và các tổn thương tốt nên mức độ đau cũng được giảm đáng kể. Từ đó vết thương mau lành, dáng mũi vào form nhanh và đẹp hơn.

3.2 Sức khỏe khách hàng

Những khách hàng có sức khỏe tốt, cơ địa chịu đau giỏi thì khi cơ thể có vết thương, mức độ đau sẽ nhanh chóng chấm dứt. Ngoài ra những người có tâm lý thoải mái cũng sẽ dễ dàng đối diện với cơn đau và vượt qua chúng nhẹ nhàng hơn.

3.3 Phương pháp và công nghệ làm mũi

Phương pháp và công nghệ nâng mũi hiện đại sẽ hạn chế tối đa xâm lấn, không ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của mũi. Từ đó góp phần giảm thiểu đau đớn cho khách hàng. Đó là lý do vì sao bạn nên lựa chọn những đơn vị thẩm mỹ uy tín, sở hữu công nghệ hiện đại cùng phương pháp nâng mũi cải tiến để tránh tình trạng đau đớn kéo dài.

3.4 Sụn mũi quá cứng

Sử dụng sụn mũi quá cứng khi nâng mũi gây ra những nguy cơ lộ sóng, bóng đỏ, thủng da đầu mũi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng của mũi mà còn gây đau đớn cho khách hàng.
 
Sụn nâng mũi quá cứng là một trong những nguyên nhân khiến nâng mũi bị đau

Sụn nâng mũi quá cứng là một trong những nguyên nhân khiến nâng mũi bị đau

4. Những lưu ý trước khi làm mũi

Để hạn chế tối đa những đau đớn và nguy cơ biến chứng, trước khi nâng mũi bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau:
 
– Lựa chọn đơn vị thẩm mỹ uy tín, có bác sĩ chuyên môn tay nghề cao.
 
– Tham khảo công nghệ thẩm mỹ nâng mũi phù hợp.
 
– Lựa chọn loại sụn nâng thích hợp với cấu trúc của mũi.
 
– Giữ tâm lý thoải mái.
 
– Kiêng đồ uống chứa cồn, các chất kích thích.

5. Chăm sóc giảm đau sau khi làm mũi

Quá trình chăm sóc sau nâng mũi đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến mức độ sưng nề và thời gian hồi phục. Do đó, bạn nên chú ý tuân thủ những hướng dẫn từ bác sĩ như chườm nóng/lạnh, kiêng các thực phẩm gây sưng đau, uống đủ nước, sử dụng thuốc giảm đau, vận động nhẹ nhàng.

5.1 Giảm đau cách chườm nóng, chườm lạnh

Đây là phương pháp giảm sưng đau hiệu quả được bác sĩ khuyến nghị. Cách chườm giảm đau sau khi làm mũi khá đơn giản, cụ thể như sau:
 
– Chườm lạnh trong 2 ngày đầu tiên, sau đó đổi sang chườm ấm.
 
– Chườm tại các vùng xung quanh, không đặt trực tiếp lên vùng mũi.
 
– Thời gian chườm 10 phút, thực hiện 3 – 4 lần/ngày.
 
Thực hiện chườm lạnh vùng mũi sau nâng giúp giảm đau hiệu quả

Thực hiện chườm lạnh vùng mũi sau nâng giúp giảm đau hiệu quả

5.2 Uống thuốc giảm đau

Sau khi làm mũi bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, giảm đau cho khách hàng nhằm giảm mức độ sưng nề, đau đớn và tránh gây nhiễm trùng vết khâu vì vị trí bên trong mũi khá ẩm ướt.
 
Lưu ý, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau quá liều tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

5.3 Kiêng ăn những thực phẩm gây sưng đau trong 1 tháng

Ăn uống đúng cách giúp bạn giảm thiểu tối đa sưng đau và rút ngắn thời gian hồi phục. Do đó, bạn nên loại bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày sau khi làm mũi một số thực phẩm làm tăng nguy cơ tác động xấu đến vết thương như sau:
 
– Nhóm thực phẩm tăng nguy cơ đau nhức, sưng nề: Hải sản, rau muống, thịt bò, trứng, đồ nếp. Thời gian kiêng tối thiểu là 1 tháng sau nâng mũi.
 
– Đồ uống chứa cồn: Tránh các loại đồ uống như rượu, bia trong thời gian ít nhất 2 tuần. Cồn là nguyên nhân gây chảy máu và làm chậm quá trình hồi phục.
 
– Thực phẩm chứa nhiều muối: Đồ hộp, gia vị, nước chấm, thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối khiến tăng mức độ sưng, đau.
 
– Thực phẩm có tính axit cao: Tránh ăn các thực phẩm có lượng axit cao như chanh, cam, nho, kiwi, dưa hấu trong vòng 2 tuần sau phẫu thuật. Tính axit có thể gây ra kích ứng và khiến mức độ sưng đau tồi tệ hơn.
 
– Thực phẩm giàu chất béo: Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, thịt lợn, thịt gia cầm, kem, phô mai vì chúng chứa chất béo cao, làm giảm lưu thông máu và tăng tình trạng sưng đau.
 
– Thực phẩm cứng, khó nhai: Hạn chế tiêu thụ cà rốt, củ cải, ổi, xương sụn trong khoảng 2 tuần sau phẫu thuật. Thực phẩm cứng khó nhai là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng đau tăng lên.
 
Kiêng ăn những thực phẩm cứng khiến cơ hàm phải hoạt động nhiều, ảnh hưởng đến vùng mũi

Kiêng ăn những thực phẩm cứng khiến cơ hàm phải hoạt động nhiều, ảnh hưởng đến vùng mũi

5.4 Uống nhiều nước

Sau nâng mũi, cơ thể của bạn dễ bị mất nước do tăng tiết dịch ở mũi. Vì thế, bạn cần bổ sung đủ lượng nước từ 2 – 2,5 lít/ngày để thúc đẩy quá trình làm lành vết thương ở mũi, giúp giảm sưng, tấy đỏ và nóng rát vùng mũi.

5.5 Hoạt động nhẹ nhàng

Bác sĩ PTTM Robert Nguyễn khuyên nên vận động nhẹ nhàng để giảm sưng, đau sau nâng mũi. Tập thể dục nhẹ nhàng giúp hoạt động của hệ tuần hoàn tốt hơn, từ đó tăng lưu lượng máu đến vùng mũi và hạn chế tình trạng đông máu. Đồng thời, hạn chế các bài tập mạnh, dễ gây chấn thương vì vùng mũi sau nâng còn yếu.
 
Hoạt động nhẹ nhàng giúp giảm tình trạng sưng, đau hiệu quả

Hoạt động nhẹ nhàng giúp giảm tình trạng sưng, đau hiệu quả

 
Tóm lại, làm mũi có đau không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa chỉ thực hiện, chuyên môn của bác sĩ, sức khỏe của khách hàng… Do đó, để hạn chế mức độ đau sau làm mũi bạn cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng về cách chăm sóc, chế độ ăn uống, tập luyện để nhanh chóng sở hữu chiếc mũi cao, thẳng, thon gọn.
 
Có 0 bình luận bài Làm mũi có đau không – 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp khi làm mũi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí