Logo

Tiêm filler cằm là gì? Những ai nên tiêm filler cằm

Tiêm filler cằm là thủ thuật thẩm mỹ giúp định hình và cải thiện hình dáng cằm an toàn. Đây là phương pháp làm đẹp được nhiều khách hàng lựa chọn, bởi tính tương thích cao với cơ thể, hiệu quả nhanh chóng, không để lại sẹo xấu, không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng… Tuy nhiên, muốn đảm bảo kết quả và an toàn thì cần chú ý trong cách chăm sóc. 

I- Tiêm filler cằm là gì? 

Tiêm filler cằm (1) là một tiểu phẫu nhằm làm thay đổi và định hình lại dáng cằm. Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn để cải thiện góc nghiêng và mang đến cấu trúc gương mặt cân đối. Chất làm đầy sẽ được tiêm trực tiếp vào cằm và rãnh trước cằm với tỷ lệ phù hợp. Sau đó, bác sĩ sẽ căn chỉnh phần cằm có độ nhô và cân đối tổng thể gương mặt.

Cơ chế của phương pháp này như sau: filler lấp đầy phần mô thiếu hụt, tạo hình dáng cằm mà không hề tác động đến cấu trúc xương hàm. Chất làm đầy đã được FDA Hoa Kỳ kiểm nghiệm về độ lành tính và tương thích với cơ thể. 

Tiêm filler vùng cằm giúp cải thiện tình trạng cằm ngắn, cằm lẹm...

Tiêm filler vùng cằm giúp cải thiện tình trạng cằm ngắn, cằm lẹm…

II- Những ai nên và không nên tiêm filler cằm 

Theo nhận định FDA Hoa Kỳ, mặc dù tiêm filler ở cằm đã được chứng nhận về tính an toàn nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp này. 

1/ Trường hợp nên tiêm filler ở cằm 

– Những người có cằm ngắn, lẹm muốn cải thiện hình dáng của cằm.  

– Trường hợp có mong muốn có được dáng cằm tự nhiên nhưng không muốn can thiệp phẫu thuật. 

– Người đã từng tiêm cằm và muốn duy trì dáng cằm dài lâu. 

– Người mong muốn có được góc nghiêng thu hút, hoàn hảo hơn. 

2/ Người không nên tiêm filler ở cằm 

Những người đang gặp vấn đề sau đây thì không nên tiêm filler ở cằm. 

– Người bị tình trạng da đang kích ứng, viêm sưng, xuất hiện mề đay, mụn bọc, nhiễm trùng da. 

– Người đang gặp vấn đề máu khó đông. 

– Trường hợp bị dị ứng với thành phần của chất làm đầy. 

– Phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cho con bú. 

Phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc cho con bú không nên can thiệp thẩm mỹ

Phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc cho con bú không nên can thiệp thẩm mỹ

III- Ưu điểm của phương pháp tiêm filler vùng cằm 

Phương pháp tiêm filler ở cằm được nhiều người lựa chọn để cải thiện hình dáng khuôn mặt bởi những ưu điểm sau (2): 

– Sau khi tiêm filler sẽ giúp cân bằng và cải thiện hình dáng khuôn mặt, tạo ra đường cằm đối xứng, không hề để lại sẹo xấu. 

– Việc tiêm filler hạn chế xâm lấn nên không làm cơ mặt bị cứng, không gây ảnh hưởng đến biểu cảm khuôn mặt. 

– Chất làm đầy tiêm vào cằm tuyệt đối an toàn, không bóc tách nên không hề gây ra đau đớn. 

– Bạn sẽ không mất thời gian nghỉ dưỡng mà có thể quay lại với công việc và sinh hoạt thường ngày. 

– Hiệu quả có thể duy trì từ vài tháng đến một năm tùy vào loại filler sử dụng. 

IV- Có nên tiêm filler ở cằm không? 

Với những người không nằm trong những trường hợp chống chỉ định hoàn toàn có thể tiêm filler. Phương pháp sử dụng chất làm đầy được xem là an toàn, bởi thành phần chủ yếu từ axit hyaluronic giúp định hình chất làm đầy ở vị trí mong muốn. Hơn nữa, filler đã được kiểm định về độ an toàn, lành tính, độ tương thích với cơ thể cao nên không hề gây ra tác dụng phụ. 

Tuy nhiên, tiêm filler vùng cằm sẽ cải thiện tốt nhất cho những ai có vùng cằm ngắn, lẹm nhẹ. Ngược lại, trường hợp cằm bị biến chứng do thẩm mỹ hay biến dạng do tai nạn thì cần phẫu thuật chỉnh hình để cải thiện. 

V- Bao lâu sau khi tiêm filler thì cằm ổn định? 

Vùng cằm sau khi tiêm từ 2 – 3 giờ sẽ trở lại bình thường nhưng để filler ổn định dần tự nhiên hơn phải cần đến 24 giờ. Có những trường hợp cần 1 – 2 ngày mới ổn định. Lúc này, filler bắt đầu định hình, phát huy hết tác dụng và kích thích sản sinh collagen. Trên thực tế, thời gian ổn định phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa và quá trình chăm sóc sau khi tiêm (3). 

Cằm sẽ được định hình trong khoảng 2 - 3 ngày

Cằm sẽ được định hình trong khoảng 2 – 3 ngày

VI- Những biến chứng xảy ra sau khi tiêm filler tại cằm 

Tiêm filler vùng cằm giúp bạn cải thiện đường nét trên gương mặt. Tuy nhiên, khi tiêm chất làm đầy tại những địa chỉ thiếu uy tín với kỹ thuật tiêm sai cách sẽ dẫn đến những rủi ro không mong muốn như: hoại tử, nhiễm trùng, vón cục… (4)

1/ Hoại tử 

Biến chứng nguy hiểm nhất khi tiêm filler phải kể đến đó là vùng vết thương bị hoại tử. Tình trạng này sẽ xảy ra nếu tay nghề kỹ thuật viên không cao dẫn đến tiêm nhầm chất làm đầy vào mạch máu dẫn đến tắc nghẽn, hoại tử. 

Sau một thời gian bị tắc nghẽn, vùng cằm bị bầm tím, đau nhức và căng tức. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ khiến cằm lở loét, dần dần lan ra xung quanh gây nguy hiểm.

2/ Nhiễm trùng 

Việc thực hiện kỹ thuật tiêm filler không đúng sẽ làm vết thương nhiễm trùng. Nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng này là do: kim tiêm không được khử trùng, chất lượng filler kém hoặc da chưa được vệ sinh sạch sẽ. 

Tình trạng nhiễm trùng dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu như: lở loét ở vết tiêm, dịch nhầy bất thường, bầm tím kèm theo đau đớn kéo dài… Khi phát hiện ra vấn đề, bạn nên tìm đến bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế di chứng đến sức khỏe. 

3/ Vón cục 

Người thực hiện tiêm filler thiếu kinh nghiệm, chất lượng filler kém sẽ gây ra tình trạng vón cục, không được định hình dẫn đến mất thẩm mỹ. 

Bạn gặp tình trạng sưng, đau, bầm tím kéo dài nên tìm đến bác sĩ để được can thiệp kịp thời

Bạn gặp tình trạng sưng, đau, bầm tím kéo dài nên tìm đến bác sĩ để được can thiệp kịp thời

VII- Lưu ý về cách chăm sóc sau khi tiêm filler 

Muốn đẩy nhanh quá trình hồi phục và vết thương nhanh lành, bạn cần phải lưu ý trong cách chăm sóc như sau: 

– Vệ sinh vùng da vừa tiêm nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. 

–  Bảo vệ da cẩn thận, tránh tác hại của tia UV từ ánh nắng mặt trời. 

– Chườm đá trong khoảng 24h tại vùng vừa tiêm để giảm sưng và bầm tím. 

– Với những người có cơ địa khó lành nên xin ý kiến bác sĩ để dùng thuốc giảm đau và một số loại thuốc khác. 

– Uống đủ 2 lít nước/ ngày để đẩy nhanh quá trình hồi phục, mang đến làn da căng bóng, chống chảy xệ. 

– Ngủ ở tư thế nằm thẳng, kê gối cao đầu để máu không dồn lên mặt, tránh tình trạng tích nước. 

– Trong 48h sau khi tiêm, bạn cần tránh tiếp xúc nhiệt độ cao và không tập thể dục. 

– Không sờ, gãi, ấn mạnh vào vùng cằm để chất làm đầy bị di chuyển. 

Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ, Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp tiêm filler cằm. Đây là phương pháp làm đẹp an toàn nhưng khi nhận thấy dấu hiệu sưng, đau, bầm tím kéo dài… thì nên đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời. 

Có 0 bình luận bài Tiêm filler cằm là gì? Những ai nên tiêm filler cằm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí