Bao xơ khi nâng ngực: Dấu hiệu, triệu chứng và 3 Cách khắc phục
Rất nhiều chị em có mong muốn nâng cấp vòng 1 nhưng lại lo lắng về vấn đề bao xơ khi nâng ngực. Tuy nhiên, co thắt bao xơ là phản ứng tự nhiên của cơ thể, tùy theo tình trạng bao xơ nhẹ hay nặng sẽ có những phương pháp khắc phục tương ứng. Trường hợp bao xơ nhẹ sẽ không gây biến chứng, không nguy hiểm đến sức khỏe, bạn chỉ cần thực hiện các thao tác massage ngực nhẹ nhàng để bầu ngực mềm mại hơn. Trường hợp bao xơ nặng gây cảm giác đau đớn, căng tức, khó chịu, bác sĩ sẽ xử lý bằng phương pháp như cắt bao xơ, phẫu thuật cắt bao xơ mở hoặc tái tạo tự thân.
1. Co thắt bao xơ là như nào
Co thắt bao xơ là là hiện tượng vỏ xơ cứng xuất hiện xung quanh túi đặt ngực trong khoang ngực sau một thời gian khi phẫu thuật thẩm mỹ. Tình trạng bao xơ là phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch cơ thể đối với các vật thể lạ được cấy ghép vào cơ thể.
Trong một vài trường hợp, các nang mô sẹo xung quanh túi độn giúp giữ túi ngực ở đúng vị trí, tránh bị trượt và đây được coi là phản ứng tốt. Tuy nhiên, ở một số khách hàng sau khi nâng ngực, nang mô sẹo trở nên cứng bất thường và bắt đầu co lại quanh túi độn, dẫn đến tình trạng đau nhức, ngực căng cứng và lộ dấu vết thẩm mỹ.
Cụ thể, tình trạng bao xơ có thể phình ra ở một vị trí nào đó trên bầu ngực, độ nhô cao của vú, chân vú cao hoặc thấp khác nhau, khe ngực trở nên rộng và không đều, thậm chí mức độ bao xơ nặng có thể gây méo mó hình dáng ngực.

Co thắt bao xơ khi nâng ngực
-
2. Nguyên nhân dẫn đến bao xơ khi nâng ngực
Ngoài ra, một số thống kê y học ghi nhận rằng: Khi đặt túi độn trên cơ ngực sẽ có nguy cơ co thắt nhiều hơn so với đặt dưới cơ. Vị trí đường rạch không đúng kỹ thuật cũng ảnh hưởng không ít đến tình trạng bao xơ. Bởi nếu túi ngực được đặt qua đường rạch quanh quầng vú sẽ dễ bị nhiễm trùng và tiềm ẩn nguy cơ co thắt bao xơ.

Nguyên nhân dẫn đến bao xơ ngực
3. Bao xơ sau nâng ngực nguy hiểm không
Thực chất, co thắt bao xơ dạng thường sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe hay tính thẩm mỹ của vòng 1 trừ khi túi độn bị vỡ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử. Tuy nhiên, tình trạng bao xơ nặng ít xảy ra, nếu có, nguyên nhân chính là do bác sĩ tay nghề kém hoặc do chất liệu túi độn không đảm bảo chất lượng.
4. Dấu hiệu, triệu chứng của tình trạng co thắt bao xơ sau nâng ngực
Sau khi nâng ngực, chị em có thể dễ dàng nhận ra tình trạng co thắt bao xơ thông qua 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng như sau:
– Giai đoạn 1: Chứng bao xơ cấp độ 1 không có triệu chứng vì sự hình thành mô sẹo xung quanh mô cấy không ảnh hưởng đến hình dáng, kích thước hay kết cấu của bầu ngực. Ngực trông vẫn tự nhiên và mềm mại khi chạm vào. Chính vì vậy, tình trạng bao xơ giai đoạn 1 thường khó nhận biết chính xác.
– Giai đoạn 2: Co thắt bao xơ cấp độ 2 sẽ đi kèm với các triệu chứng ngực có hình dạng bình thường nhưng sờ vào có cảm giác hơi săn chắc.
– Giai đoạn 3: Bao xơ cấp độ 3 có biểu hiện rõ ràng. Vú sẽ cứng hơn khi chạm vào và xuất hiện một số bất thường như: Ngực quá tròn, cứng và núm vú có thể bị dị hình. Tuy nhiên, mức độ co thắt mức 3 thường không gây đau quá nhiều.
– Giai đoạn 4: Giống co thắt bao xơ cấp độ 3. Tuy nhiên, tình trạng bao xơ tiến triển nặng hơn khiến vú trở nên cứng và biến dạng. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ cảm thấy đau vú hoặc vú sẽ mềm ra và đau khi chạm vào.

Dấu hiệu của bao xơ qua từng giai đoạn
Đăng kí tư vấn cùng bác sĩ nâng ngực uy tín số 1
5. Phương pháp điều trị hiệu quả tình trạng bao xơ sau nâng ngực
Hiện có 3 phương pháp chính giúp khắc phục hiệu quả tình trạng co thắt bao xơ sau khi nâng ngực thái lan là: Cắt bao xơ, phẫu thuật cắt bao xơ mở và tái tạo tự thân.
5.1 Bao xơ khi nâng ngực điều trị cắt bao xơ
Trong quá trình cắt bao xơ, bác sĩ thẩm mỹ sẽ loại bỏ mô cấy hiện tại và các bao mô xung quanh rồi đưa mô cấy mới được bọc trong một tấm vật liệu nền da (một chất thay thế da chủ yếu làm bằng collagen) để khắc phục tình trạng bao xơ.
5.2 Bao xơ khi nâng ngực điều trị phẫu thuật cắt bao xơ mở
Để tiến hành cắt bao xơ mở, bác sĩ sẽ gây mê toàn thân và rạch một đường nhỏ ở vùng ngực giúp tiếp cận bao xơ dễ dàng hơn. Sau đó, mở nó ra và loại bỏ một phần bao xơ. Mục đích của việc loại bỏ một phần bao xơ là để tạo khoảng trống cho túi độn có thể di chuyển xung quanh dễ dàng hơn.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ cả túi độn hiện tại để thay thế bằng cặp túi độn mới giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát co thắt bao xơ và khâu đóng vết mổ.
5.3 Tái tạo tự thân
Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ bao xơ và túi độn rồi thay thế bằng mảnh mô được lấy từ vị trí trên cơ thể của khách hàng như: Bụng, đùi, mông… để tạo khuôn ngực mới.
Tuy nhiên, phương pháp khắc phục bao xơ bằng tái tạo tự thân là kỹ thuật phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao. Nhưng không phải ai cũng phù hợp để thực hiện phương pháp đó vì khách hàng cần có đủ lượng mô thừa để cắt ra một cách an toàn, không gây những nguy hiểm nghiêm trọng.

Phương pháp trị hiệu quả tình trạng bao xơ
6. Cách giảm nguy cơ co thắt bao xơ khi nâng vòng 1
Để giảm nguy cơ co thắt bao xơ khi nâng vòng 1, khách hàng cần chú ý những vấn đề như sau:
– Chọn loại túi độn có nguồn gốc rõ ràng, kích thước phù hợp với cơ thể để giảm nguy cơ co thắt bao xơ. Nên chọn vị trí đặt túi độn ở dưới cơ để hạn chế tình trạng tiếp xúc mô vú tự nhiên và tránh bị lộ dấu vết thẩm mỹ.
– Đảm bảo thực hiện các bước kiểm tra sàng lọc chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ.
– Massage nhẹ nhàng bầu ngực sau khi phẫu thuật để ngăn ngừa co thắt bao xơ và kích thích các mô vú có độ đàn hồi, mềm mại, tự nhiên hơn.

Chọn loại túi độn phù hợp
Cho tới thời điểm hiện tại, phương pháp nâng ngực Thai X-Breast tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà chính là sự lựa chọn hoàn hảo giúp khách hàng tránh được tình trạng bao xơ. Không chỉ vậy, nâng ngực Thai X-Breast còn mang đến cho khách hàng dáng ngực căng tròn đẫy đà và quyến rũ với khe ngực sexy.
Bài viết liên quan
Nhập thông tin của bạn
×