Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật hạ gò má hiệu quả
Phẫu thuật hạ gò má là phương pháp làm đẹp hiệu quả cho những người có đường nét khuôn mặt không cân đối, xương gò má cao. Bác sĩ sẽ thông qua quá trình thăm khám kỹ lưỡng trước khi lên phác đồ phẫu thuật hạ gò má. Vì mỗi người có một cấu trúc khuôn mặt và mức độ phục hồi khác nhau nên quá trình chăm sóc sau phẫu thuật hạ gò má là rất quan trọng để đạt được kết quả thẩm mỹ như mong muốn. Bạn nên chú ý thường xuyên vệ sinh vết thương, sử dụng thuốc theo đơn kê và chườm lạnh để giảm sưng đau kết hợp xây dựng chế độ ăn uống hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ.
1.Cách chăm sóc sau phẫu thuật hạ gò má
Hạ gò má là phương pháp thẩm mỹ hàm mặt được nhiều khách hàng lựa chọn để chỉnh sửa khuôn mặt trở nên cân đối, hài hòa hơn. Để kết quả sau khi hạ gò má đẹp như mong muốn và đảm bảo an toàn tối đa, khách hàng cần quan tâm đến chế độ chăm sóc khi nghỉ ngơi tại cơ sở thẩm mỹ và cách chăm sóc vết thương tại nhà.
1.1 Chăm sóc tại viện
Sau khi phẫu thuật hạ gò má, khách hàng sẽ được lưu viện 1 – 2 ngày để được bác sĩ theo dõi về tình trạng sức khỏe và xử lý kịp thời những biến chứng có thể xảy ra.
Trong quá trình nghỉ ngơi tại bệnh viện thẩm mỹ sau khi hạ gò má, khách hàng sẽ được:
– Y tá thay băng, vệ sinh vết mổ sau 12 tiếng.
– Theo dõi tình trạng chảy máu sau phẫu thuật thông qua màu sắc và lượng dẫn lưu.
– Trong 24 giờ, bác sĩ sẽ theo dõi lượng dịch ở vết mổ và rút ống dẫn lưu sau 24 – 48 giờ.
– Đeo băng cố định mặt và hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc vết thương tại nhà sau khi phẫu thuật hạ gò má.
Chăm sóc sau phẫu thuật hạ gò má tại cơ sở thẩm mỹ uy tín
--
1.2 Cách chăm sóc hậu phẫu thuật
Quá trình chăm sóc vết thương tại nhà là bước quan trọng giúp khách hàng nhanh chóng sở hữu kết quả thẩm mỹ như mong muốn. Khách hàng cần tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ về cách vệ sinh vết thương, cách giảm sưng đau và chế độ dinh dưỡng như sau:
Vệ sinh vết thương
Vệ sinh vùng gò má đúng cách sẽ tránh tình trạng viêm nhiễm và thúc đẩy khả năng tái tạo tế bào da giúp gò má nhanh chóng phục hồi.
– Làm sạch vết thương ở gò má bằng nước muối sinh lý để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng. Bạn nên sử dụng bông tăm sạch thấm vào nước muối rồi vệ sinh xung quanh vết thương ở gò má (thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối).
– Sau mỗi bữa ăn, súc miệng nước muối để làm sạch răng miệng.
Cách giảm sưng đau
Quan tâm đến cách giảm sưng đau bằng việc sử dụng thuốc và chườm lạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp làm dịu cơn đau, khuôn mặt bớt sưng nề và chống viêm hiệu quả, cụ thể:
– Không tác động mạnh lên vùng gò má khi vết thương chưa ổn định.
– Thực hiện chườm lạnh lên gò má khoảng 15 – 20 phút trong 3 ngày đầu và chườm ấm trong những ngày tiếp theo để giảm sưng đau, bầm tím.
– Trong 24 giờ đầu sau khi phẫu thuật, khách hàng sẽ cảm thấy đau nhức và cần uống thuốc giảm đau 4 tiếng/lần, tối đa 4 lần/ngày. Ưu tiên thuốc giảm đau dạng sủi, không vị. Từ ngày thứ 2, uống 2 viên giảm đau/ngày.
– Uống thuốc chống sưng viêm từ ngày thứ 3 (2 lần/ngày).
Lưu ý: Không uống thuốc chống viêm và giảm đau cùng lúc, nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Chỉ uống các loại thuốc có trong đơn kê của bác sĩ. Nếu bạn sử dụng thuốc ngoài đơn kê hoặc thực phẩm chức năng cần có sự đồng ý của bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật hạ gò má
Do gò má là khu vực liên quan mật thiết tới xương hàm, răng, lưỡi nên việc ăn uống sau phẫu thuật cần phải cẩn trọng. Nếu chế độ ăn uống sai cách khiến cơ hàm vận động quá mức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thẩm mỹ.
Khách hàng cần chú ý chế độ dinh dưỡng như sau:
– Trong 3 ngày đầu, truyền dịch dinh dưỡng để tránh cử động hàm – miệng – má.
– Ăn các món mềm, nhuyễn, loãng: Trong 1 tuần sau phẫu thuật hạ gò má, khách hàng nên ăn súp, cháo loãng, nước ép hoa quả…
– Khi cơ miệng bớt đau, khách hàng có thể chuyển sang ăn cơm nấu mềm, bánh mì lát và nhai chậm, nhẹ nhàng.
– Tuyệt đối không ăn đồ cứng, dai, khô, nên thái nhỏ, hầm nhừ các nguyên liệu để dễ ăn, dễ nuốt.
– Không ăn đồ ăn chế biến mặn, cay nóng vì sẽ làm vết thương bị viêm nhiễm và sưng nề.
– Tránh ăn các thực phẩm gây sẹo, phù nề như: Trứng, thịt gà, thịt bò, đồ nếp, rau muống, cá mè… và không sử dụng các chất kích thích như: Thuốc lá, rượu bia, cafe…
– Uống đủ nước: Tối thiểu 2 lít nước/ngày và bổ sung vitamin bằng nước ép, sinh tố trái cây, rau củ.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp sau khi hạ gò má
2. Hạ gò má bao lâu nhai được
Theo bác sĩ Robert Nguyễn tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà cho biết: Khách hàng thực hiện hạ gò má sau khoảng 1 tuần có thể nhai được. Tuy nhiên, bạn vẫn cần ưu tiên các loại thức ăn mềm, loãng, dễ tiêu hóa, tránh các món quá dai, cứng hoặc khô khiến các cơ và xương hàm phải hoạt động nhiều.
Đối với các loại nước ép và sinh tố, bạn nên sử dụng ống hút để tránh há miệng quá to. Sau khoảng 1 – 2 tháng, vùng má ổn định hoàn toàn, cảm giác đau nhức không còn, bạn có thể quay lại chế dinh dưỡng bình thường.
3. Hạ gò má bao lâu thì lành
Hạ gò má là phương pháp thẩm mỹ có tác động dao kéo để chỉnh sửa xương gò má hiệu quả nên cần thời gian để vết thương phục hồi. Thông thường, sau phẫu thuật hạ gò má, vết thương sẽ hết sưng trong khoảng 2 – 3 tuần và ổn định hoàn toàn sau 1 – 2 tháng.
Quá trình phục hồi sau khi hạ gò má diễn ra như sau:
– Trong 2 ngày đầu: Bạn sẽ phải đeo nẹp để cố định má. Trong những ngày đầu sau phẫu thuật hạ gò má, vùng má phù nề và bạn sẽ cảm thấy đau nhức hai bên má, thậm chí là đau đầu.
– 7 ngày tiếp theo: Vết thương bắt đầu khô miệng, vùng má vẫn còn sưng nhưng đỡ hơn 2 ngày đầu. Những cơn đau âm ỉ vẫn còn và kéo dài từ má, quai hàm đến đỉnh đầu. Bạn có thể sẽ cảm thấy ù tai, hoa mắt hoặc sốt nhẹ.
– Từ 2 – 3 tuần: Vết thương liền miệng, bong vảy. Hai bên má hết sưng phù, cảm giác đau thuyên giảm.
– Sau 1 – 2 tháng: Vùng má ổn định hoàn toàn, da và cơ mặt không căng cứng, cảm giác đau nhức, sưng tấy không còn nữa. Khách hàng có thể sinh hoạt và làm việc bình thường.
Thời gian lành vết thương của mỗi người là không giống nhau. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng mà hãy trang bị cho mình những kiến thức hữu ích về cách chăm sóc vết thương và tìm hiểu kỹ lưỡng về địa chỉ thẩm mỹ uy tín, bác sĩ thực hiện hạ gò má để đảm bảo kết quả thẩm mỹ tối ưu.
Hạ gò má ổn định hoàn toàn sau khoảng 1 – 2 tháng
Đăng kí tư vấn cùng bác sĩ hàm mặt trên 15 năm kinh nghiệm
4. Một số biến chứng sau khi hạ gò má
Phẫu thuật hạ gò má là phương pháp thẩm mỹ an toàn khi được thực hiện tại cơ sở uy tín, bác sĩ giỏi. Tuy nhiên, giống như các ca phẫu thuật thẩm mỹ khác, hạ gò má cũng có tỷ lệ nhỏ có nguy cơ biến chứng xảy ra như: Chảy máu, nhiễm trùng, tê bì hoặc chảy xệ vùng má…
4.1 Chảy máu, nhiễm trùng
Trong quá trình phẫu thuật hạ gò má rất có thể xảy ra tình trạng chảy máu hoặc nhiễm trùng vết mổ. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do kỹ thuật bác sĩ thực hiện không chuẩn hoặc do dụng cụ y tế không được khử trùng cẩn thận.
4.2 Tê bì vùng má
Tê bì vùng má là hiện tượng tổn thương dây thần kinh dưới ổ mắt. Tình trạng tê bì ở má sẽ phục hồi lại sau vài tuần hoặc vài tháng.
4.3 Chảy xệ vùng má
Biến chứng chảy xệ vùng má là do quá trình bóc tách các mô vùng xương gò má không chuẩn hoặc do gò má bị di chuyển lệch xuống dưới.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ chảy xệ vùng má sau khi hạ gò má là:
– Người trên 40 tuổi.
– Vùng má nhiều mỡ thừa, da mỏng và lỏng lẻo.
– Bị hô hoặc rãnh má sâu.
Vì vậy, trong quá trình phục hồi, bạn cần đeo băng ép mặt theo thời gian quy định của bác sĩ để ngăn chặn tình trạng chảy xệ má.
4.4 Cứng hàm
Sau khi hạ gò má có thể xảy ra biến chứng bị cứng hàm vì phải hạn chế cử động miệng trong quá trình phục hồi. Tình trạng cứng hàm sẽ thuyên giảm dần sau 1 – 2 tháng. Bạn có thể tập luyện cử động cơ hàm nhẹ nhàng để khắc phục triệu chứng cứng hàm nhanh chóng hơn.
4.5 Tổn thương dây thần kinh
Các dây thần kinh dưới ổ mắt và xương thái dương có thể bị tổn thương trong quá trình hạ gò má. Nguyên nhân chính gây ra những ảnh hưởng về thần kinh là do kỹ thuật thực hiện của bác sĩ không chuẩn.
Ngoài ra còn một số biến chứng khác có thể xảy ra khi hạ gò má là: Đau nhức kéo dài, gò má mất cân xứng…
Bất kỳ ca phẫu thuật thẩm mỹ nào cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro và biến chứng, điều quan trọng là bạn nên lựa chọn kỹ lưỡng địa chỉ thực hiện, bác sĩ phẫu thuật và tuân thủ chế độ chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hạ gò má gây tổn thương dây thần kinh
5. Các yếu tố tác động đến tốc độ lành thương sau hạ gò má
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến thời gian phục hồi sau khi hạ gò má là do: Cơ địa của khách hàng, trình độ và tay nghề bác sĩ, cách chăm sóc tại nhà sau hạ gò má.
5.1 Cơ địa khách hàng
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cơ địa khách hàng quyết định tới 50% tốc độ lành vết thương. Trong cơ thể mỗi người sẽ diễn ra quá trình sản sinh các tổ chức liên kết của biểu mô, mạch máu và collagen để giúp các vết thương hở nhanh lành. Tuy nhiên, mỗi khách hàng sẽ có quá trình phục hồi khác nhau.
Về cơ bản, người có khả năng miễn dịch tốt, thể trạng khỏe mạnh, tốc độ tái tạo da, phục hồi biểu mô nhanh hơn và khả năng sản sinh collagen mạnh mẽ giúp quá trình phục hồi sau hạ gò má diễn ra nhanh hơn.
Những người sức đề kháng kém, cơ địa nhạy cảm, vết thương sau hạ gò má thường lâu khỏi và dễ gặp biến chứng.
Ngoài ra, tình trạng căng thẳng, stress, lo âu kéo dài sau khi hạ gò má sẽ làm các cơ co gồng, hoạt động lưu thông máu kém dẫn đến sưng đau kéo dài.
5.2 Trình độ và tay nghề bác sĩ
Hạ gò má bao lâu thì lành còn phụ thuộc vào trình độ và tay nghề bác sĩ. Các bác sĩ có tay nghề tốt, kinh nghiệm dày dặn sẽ tính toán chính xác tỷ lệ xương gò má cần loại bỏ, hạn chế tối đa xâm lấn và tạo ra những đường khâu đẹp mà không để lại sẹo thẩm mỹ. Không chỉ vậy, bác sĩ thẩm mỹ giỏi còn có khả năng kiểm soát và xử lý linh hoạt những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện, đảm bảo kết quả thẩm mỹ cuối cùng đúng như mong đợi của khách hàng.
Trường hợp bác sĩ tay nghề yếu, ít kinh nghiệm sẽ kiến diện tích tổn thương rộng hoặc tác động đến các dây thần kinh quan trọng, khách hàng sẽ có nguy cơ bị liệt mặt, sụp mí mắt, hoại tử…
Đối với trường hợp khách hàng thực hiện tiêm hạ gò má, nếu mũi tiêm tác động quá sâu sẽ gây ra một số tình trạng như: Sưng tấy kéo dài, tụ máu bầm, đơ cứng cơ mặt…
Để đảm bảo an toàn và kết quả thẩm mỹ tối đa sau hạ gò má, bạn nên gửi gắm diện mạo của mình cho bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, có tâm với nghề, chu đáo và tỉ mỉ.
Tay nghề bác sĩ ảnh hưởng đến tốc độ lành vết thương – Gọt hàm
5.3 Cách chăm sóc tại nhà sau hạ gò má
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vệ sinh vết thương sau khi hạ gò má có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi. Khách hàng cần có chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc phù hợp để giảm tình trạng sưng đau và ngăn chặn các biến chứng.
Việc tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc tại nhà sau hạ gò má sẽ giúp khách hàng nhanh chóng sở hữu kết quả thẩm mỹ tối ưu và tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Đảm bảo chăm sóc tại nhà sau hạ gò má đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ
Hạ gò má có nhanh lành hay không chính là nhờ cách chăm sóc, địa chỉ thực hiện và bác sĩ thẩm mỹ mà bạn lựa chọn. Để tránh biến chứng xảy ra và nâng cao hiệu quả làm đẹp, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng về các thông tin liên quan đến dịch vụ hạ gò má, chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín trước khi quyết định làm đẹp.
Bài viết liên quan

Hạ gò má: Những điều cần lưu ý trước và sau khi phẫu thuật

Hạ gò má giá bao nhiêu? Tìm hiểu chi phí và tỷ lệ thành công 95%

Hạ gò má có đau không- Giải đáp từ bác sĩ Robert Nguyễn

Hạ gò má bao lâu thì lành – 5 Lưu ý giúp lành thương nhanh

Hạ gò má có được vĩnh viễn không – 3 yếu tố quyết định thời gian

Nhập thông tin của bạn
×